7 dạng câu phủ định thông dụng bạn nhất định phải “dắt túi”!

7 dạng câu phủ định thông dụng bạn nhất định phải “dắt túi”!

Câu phủ định trong tiếng Anh khá phổ biến và nhiều loại, nhưng vẫn còn một số bạn chưa phân biệt được và sử dụng đúng chức năng của mỗi loại. Hãy cùng khám phá nhé!

1. Thành lập câu phủ định với “Not”

Đơn giản nhất chỉ cần đặt chữ “not” vào sau trợ động từ hoặc động từ “be”. Đối với các câu không phải động từ “be” hoặc trợ động từ thì phải dùng dạng thức thích hợp của do/ does/ did thay thế.

Bạn sẽ hình dung cách làm dễ dàng hơn qua ví dụ ngộ nghĩnh dưới đây:

Brian thầm thương trộm nhớ cô bạn cùng bàn và cuối cùng anh ấy cũng mạnh dạn “tỏ tình” với cô nhưng không ngờ cô bạn là “hoa đã có chủ”, thế là cô ấy dứt khoát buông câu phủ định rằng “I don’t love you” (Tôi không yêu bạn) và “say goodbye” (Nói lời tạm biệt) với Brian từ đây.

2. Câu phủ định sử dụng cấu trúc “Any/No”

Nếu “not” chỉ đơn thuần là một câu trần thuật thì cấu trúc đi với “any/no” được dùng để nhấn mạnh sự phủ định đó. “Some” trong câu khẳng định sẽ được chuyển thành:

Nào, cùng thực hành luôn nhé!

Brian vừa được sếp thưởng nên có một ít tiền (some money), sau đó anh ấy hớn hở dẫn bạn bè đi ăn uống và lỡ “vung tay quá trán” nên giờ Brian chẳng còn lại một đồng xu dính túi (Brian doesn’t have any money).

Đặc biệt, bạn nên lưu ý sự khác biệt giữa “no” và “not” trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh để tránh sai sót nhé!

3. Câu phủ định song song

“Mình còn không biết tới cấu trúc này chứ đừng nói đến việc dùng nó”  (I don’t know this structure even using it)  – Đây là câu phủ định song song. Thực ra dạng câu này được sử dụng rất thường xuyên trong Tiếng Việt, nhưng chỉ vì giáo viên thường ít đề cập tới nên phần lớn chúng ta chả bao giờ dùng nó.

Luyện tập ngay để thành thục hơn với ví dụ dưới đây nào!

Một ngày đẹp trời, bạn bè của Brian muốn đến nhà anh ấy tổ chức ăn uống nhưng Brian nghĩ lại “Thôi rồi! Cô ấy đến vo gạo còn không biết chứ đừng nói đến nấu cho tụi nó ăn” (She doesn’t know washing rice much less cooking meal), thế là anh ấy phải viện đủ lý do để đám bạn không tới nhà mình nữa.

7 dạng câu phủ định thông dụng bạn nhất định phải “dắt túi”!

 

4. Cách dùng Not … at all; At all để lập câu phủ định

Cấu trúc này thường đứng ở cuối câu phủ định, dùng để nhấn mạnh với nghĩa là “chẳng…chút nào”.

Chẳng hạn, Brian đang cảm thấy quá mệt mỏi vì phải nghe người đối diện liên tục nói những điều vô bổ, thế là anh ấy buông cho họ một câu phủ định lại họ “Tôi chẳng hiểu (bạn đang nói) gì cả( I didn’t understand anything at all) để thoát ra khỏi đó ngay.

At all còn được dùng trong câu hỏi, đặc biệt với những từ như if/ever/any

Ví dụ: Do you play poker at all? (Anh có chơi bài poker được chứ?)

5. Phủ định kèm với các trạng từ chỉ sự thường xuyên

Chúng ta có những trạng từ chỉ sự thường xuyên mang ý nghĩa phủ định (negative adverb), khi đã dùng nó thì trong câu không dùng cấu tạo phủ định của động từ nữa. Những trạng từ này là:

Hardly, barely, scarcely = almost nothing/ almost not at all = hầu như không.

Hardly ever, seldom, rarely = almost never = hầu như không bao giờ.

Khi kết hợp những từ này trong câu sẽ tạo ý nghĩa “bạn hầu như không bao giờ/chẳng mấy khi làm việc gì”

Ví dụ: Ở lớp có một cậu bạn mà bác bảo vệ nhìn riết chai mặt vì cậu ta thường xuyên đi trễ, có thể nói “Cậu ấy chẳng được mấy khi đến lớp đúng giờ” (He rarely comes to class ontime).

6. Câu phủ định với “No matter…”

Đây là cấu trúc mang nghĩa phủ định với công dụng nhằm để nhấn mạnh một cách quyết đoán.

No matter + who/what/which/where/when/how + Subject + verb in present: Dù có… đi chăng nữa… thì

No matter who = whoever; No matter what = whatever

Ghi chú:

Brian đang trong thời gian thi cử bận rộn mà bạn bè thường xuyên gọi điện rủ đi chơi. Để tránh tình trạng này, cậu ta dặn dò em trai mình rằng “Dù là ai gọi đến đi nữa thì cũng cứ nói là anh đi vắng nhé” (No matter who telephones, say I’m out).

7. Phủ định đi kèm với so sánh

Cấu trúc này mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối, bày tỏ ý kiến mạnh mẽ.

Anna khá xinh đẹp và luôn tự tin về vẻ ngoài của mình. Khi được anh kia khen mình đẹp, Anna không hề khiêm tốn từ chối và đồng tình “Tôi không thể đồng ý với ý kiến của bạn hơn được nữa. Bạn thật chính xác” !!! (I couldn’t agree with you less. You are correct!!!)

Các cấu trúc trên thật thông dụng và không hề khó phải không nào! Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều hứng thú và học được những mẫu câu đơn giản mà hiệu quả.

Nào, đã đến lúc xem video hướng dẫn để dễ dàng hơn cho việc luyện tập nha! 

Nguồn: MrSkypelessons

Bạn vừa cùng Language Link Academic ghi nhớ 7 dạng câu phủ định thông dụng nhất giúp bạn không chỉ chinh phục ngữ pháp mà còn giao tiếp thành thạo tiếng Anh.

Hiểu được những khó khăn của người Việt Nam trong việc học tiếng Anh chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu của đời sống hiện đại, Language Link Academic đã phát triển và cho ra đời lộ trình học tiếng Anh toàn diện với các khóa học Tiếng Anh Mẫu Giáo, Tiếng Anh Chuyên Tiểu học, Tiếng Anh Chuyên THCS và  Tiếng Anh Giao tiếp Chuyên nghiệp dành riêng cho sinh viên và người đi làm. Chúng tôi tin rằng, các khóa học này sẽ tạo ra sự khác biệt và bước đột phá mới trong tiếng Anh, để bạn sẵn sàng chinh phục mọi mục tiêu phía trước.

Tham khảo thêm những dạng câu phủ định khác:

Cách sử dụng Unless

Cách sử dụng động từ khuyết thiếu

 

 

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

"Suffer" và "suffer from": Cấu trúc và cách dùng

“Suffer” và “suffer from”: Cấu trúc và cách dùng

Ngữ pháp tiếng Anh 30.07.2024

Suffer và uffer from mang ý nghĩa chung là chịu đựng, gánh chịu những điều không vui Tuy nhiên, ngữ cảnh ử dụng của [...]
Cấu trúc đi với "very" và các tính từ thay thế

Cấu trúc đi với “very” và các tính từ thay thế

Ngữ pháp tiếng Anh 30.07.2024

"Very" là một trạng từ quan trọng giúp chúng ta diễn đạt mức độ của các tính từ và trạng từ một cách chính xác [...]
Need to V hay Ving? Trọn bộ ngữ pháp

Need to V hay Ving? Trọn bộ ngữ pháp

Ngữ pháp tiếng Anh 30.07.2024

"Need" là một động từ rất linh hoạt và có thể được ử dụng trong nhiều cấu trúc khác nhau, tùy thuộc vào ngữ [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!