Hướng dẫn kể chuyện bằng tiếng Anh thật hay

Hướng dẫn kể chuyện bằng tiếng Anh thật hay

Bạn có hay kể chuyện với người khác?
Bạn có tự tin mình là người kể chuyện hay?
Bạn có chắc chắn khả năng kể chuyện bằng tiếng Anh của bạn vẫn hay nguyên vẹn như khi bạn dùng tiếng Việt?

Hãy cùng Language Link Academic tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay: Làm sao để kể chuyện thật hay bằng tiếng Anh?

Kể chuyện là một hoạt động thường nhật trong giao tiếp. Chúng ta kể chuyện để chia sẻ với nhau những thông tin, kỷ niệm, ký ức mà chúng ta cho rằng nó thú vị và có ý nghĩa. Một trong những lời khuyên về việc kể chuyện chính là hãy cố giữ chặt mối liên kết giữa các phần của câu chuyện để đảm bảo tính logic, liền mạch và nhấn nhá hợp lý các chi tiết để tình tiết truyện có ấn tượng và thu hút.

Để làm được điều trên, bạn hãy nhớ đến các liên từ (cụm liên từ) và các trạng từ (cụm trạng từ) – chúng giúp cho các phần của câu chuyện bạn kể trở thành một chuỗi, tùy trường hợp và cách sử dụng, chúng còn giúp người nghe chú ý hơn vào câu chuyện.

Trong tiếng Anh có khá nhiều liên từ (cụm liên từ), trạng từ (cụm trạng từ) mà bạn có thể lựa chọn để đưa vào câu chuyện của mình – tùy phong cách kể chuyện bạn muốn hướng tới. Dưới đây là một số gợi ý của Language Link Academic về các từ, cụm từ mà bạn có thể sử dụng để triển khai các phần của câu chuyện.

1. Bắt đầu câu chuyện

Để bắt đầu câu chuyện thật hay, đầu tiên bạn cần biết nhiệm vụ của phần đầu truyện. Đầu truyện cần thu hút sự chú ý trước tiên của người tiếp nhận và cung cấp những thông tin cơ bản về nội dung như nhận vật và bối cảnh truyện. Với các câu chuyện đời thường, bạn nên có một câu dẫn trước khi đi vào nội dung chính của câu chuyện để người nghe có thể chuẩn bị và bắt đầu tập trung lắng nghe nội dung.

Chúng tôi gợi ý bạn sử dụng cấu trúc: What happened was… (Chuyện là…)

Đây là một cấu trúc rất phổ biến và có thể truyền tải những gì chúng ta bàn ở phía trên cho một câu dẫn truyện. Lưu ý, vì là kể chuyện đã xảy ra, cả câu dẫn lẫn những nội dung của câu chuyện đều phải ở thì quá khứ. Hãy xem ví dụ bên dưới nhé.

e.g.: What happened was I was walking on the street at night, there was no one else, and suddenly I saw a huge black shape coming towards me. (Chuyện là buổi tối, khi tôi đang đi bộ, lúc ấy chẳng còn ai xung quanh nhưng đột nhiên có một bóng đen tiến tới chỗ tôi.)

2. Triển khai nội dung chính

Có rất nhiều chi tiết trong câu chuyện, phải. Để xâu chuỗi chúng hợp lý, logic mà không khô khan, chúng ta có một loạt các liên từ (cụm liên từ), trạng từ (cụm trạng từ) sau:

  • Firstly/To begin with/To start with… (Bắt đầu/Đầu tiên)
  • Next/Then/After that… (Sau đó/Rồi)
  • In the end/Finally… (Cuối cùng thì)

Sau các từ và cụm từ này, chúng ta triển khai những mệnh đề nội dung. Và nhớ nhé, thì của chúng phải ở quá khứ.

e.g.: To begin with, my husband was a doctor, and he had a French coworker named Peter. He told me a little bit about Peter when we were together. (Đầu tiên, chồng tôi từng là bác sĩ, và anh ấy có một đồng nghiệp người Pháp tên Peter. Anh ấy có kể cho tôi đôi điều về Peter khi chúng tôi ở cùng nhau.)

Ngoài ra, để bày tỏ nhận định/ý kiến, lí giải/giải thích, cường độ trong khi kể chuyện, bạn có thể sử dụng các trạng từ như:

  • Luckily/Fortunately (May mắn là…/May mắn thay…)
  • Unfortunately (Không may là…)
  • All of a sudden (Bất thình lình…)
  • Quickly (Nhanh chóng…)
  • Slowly/Gradually (Từ từ…)
  • But it’s not everything (Chưa hết)
  • One more thing (Còn một điều nữa)

e.g.: I was on my way to work. Like usual, I called my bae when buying a cup of coffee. Unfortunately, I quickly realized I didn’t have my wallet. (Tôi đang trên đường đi làm. Như thường lệ, tôi gọi cho người yêu tôi khi mua cà phê. Không may thay, tôi nhanh chóng nhận ra mình không mang theo ví.)

Bạn cũng có thể tăng tính tương tác của người tiếp nhận với câu chuyện bạn kể bằng cách thêm vào các câu hỏi như:

  • Do you know…? (Bạn có biết…?)
  • Guess what? (Đoán xem!)
  • Can you guess…? (Bạn có thể đoán được…?)
  • Let me ask you, if you…, what will you do? (Để tôi hỏi bạn nhé, nếu bạn… thì bạn sẽ làm gì?)

Đôi khi, chính những tương tác này sẽ giúp cho câu chuyện của bạn trở nên gần gũi và chạm được vào cảm xúc của mọi người.

3. Kết thúc câu chuyện

Khi diễn biến chính của câu chuyện đã được trình bày xong xuôi và bạn chuẩn bị đến với cái kết, hãy dùng cụm: In the end… (Cuối cùng)

Để kể một câu chuyện hay không phải là một điều gì quá khó khăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trôi chảy và hay kể một câu chuyện bằng ngoại ngữ, phải không? Với những hướng dẫn trên đây của Language Link Academic, hy vọng rằng bạn không những đã có thể kể chuyện bằng tiếng Anh mà còn có thể kể chuyện bằng tiếng Anh thật hay nữa.

Tham khảo ngay chương trình Tiếng Anh Giao tiếp Chuyên nghiệp tại Language Link Academic và tiếp tục ủng hộ blog và fanpage của chúng tôi nhé. Hẹn gặp lại ở các nội dung tiếp theo!

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đại từ nhân xưng - Học nhanh trong 5 phút

Đại từ nhân xưng – Học nhanh trong 5 phút

Thư viện tiếng Anh người lớn 25.03.2024

Đại từ nhân xưng là những từ dùng để thay thế cho danh từ chỉ người, vật, ự vật, ự việc được nhắc đến [...]
Sử dụng "should" đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh

Sử dụng “should” đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh

Thư viện tiếng Anh người lớn 25.03.2024

Should + gì trong tiếng Anh "Should" là một từ modal verb phổ biến trong tiếng Anh, được ử dụng để đưa ra lời khuyên, [...]
Học cấu trúc với "like" và thực hành ngay

Học cấu trúc với “like” và thực hành ngay

Thư viện tiếng Anh người lớn 25.03.2024

"Like" là một từ phổ biến trong tiếng Anh, được ử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau Tuy nhiên, nhiều người học [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!