Tổng hợp bài mẫu Writing Task 1 IELTS  band 9 đầy đủ nhất

Writing Task 1 được đánh giá là phần thi tương đối khó ăn điểm trong bài thi IELTS. Để nâng cao và cải thiện điểm số Writing, bên cạnh việc tìm ra phương pháp ôn luyện và cách viết bài hiệu quả, việc đọc và tham khảo các bài viết mẫu đạt điểm cao cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Những bài mẫu Writing Task 1 được Language Link Academic tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn ẵm trọn điểm IELTS Writing Task 1 một cách nhanh nhất.

I. Giới thiệu về Writing Task 1

Cùng tìm hiểu về phần thi IELTS Writing Task 1 nhé

Cùng tìm hiểu về phần thi IELTS Writing Task 1 nhé

1. Định nghĩa

Task 1 trong IELTS Writing đòi hỏi bạn phải viết một bản tóm tắt ít nhất 150 chữ để phân tích một biểu đồ cụ thể. Task 1 kiểm tra khả năng thu thập và phân tích các điểm chính, nổi bật, mô tả và so sánh dữ liệu, chỉ ra các xu hướng hoặc mô tả một quá trình. 

Task 1 gồm 4 tiêu chí chấm điểm với mỗi tiêu chí tương ứng với 25% điểm thành phần:

  • Task Achievement (Trả lời đúng trọng tâm của đề bài, không lạc đề)
  • Coherence & Cohesion (Tính liên kết, liền mạch giữa các ý trong bài)
  • Lexical Resource (Khả năng sử dụng từ vựng)
  • Grammatical Range & Accuracy (Khả năng kiểm soát lỗi ngữ pháp và đa dạng hóa các câu của mình)

Tổng thời gian dành cho Task 1 của bạn là 20 phút, bao gồm tất cả các bước như phân tích đề, lập dàn ý, viết bài, kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả,…

2. Phân loại các bài mẫu Writing Task 1

Các dạng bài trong Writing Task 1 được chia ra thành 4 nhóm chính:

  • Nhóm 1: bao gồm các dạng biểu đồ Line Chart, Bar Chart, Pie Chart, Table
  • Nhóm 2: Maps
  • Nhóm 3: Processes
  • Nhóm 4: dạng Mix

Task 1 kiểm tra các kỹ năng về phân tích và so sánh dữ liệu

II. Dàn ý cho từng dạng bài mẫu Writing Task 1

Nên ghi nhớ các bước lập dàn ý khi viết IELTS Writing Task 1

Nên ghi nhớ các bước lập dàn ý khi viết IELTS Writing Task 1

Với Task 1, dàn ý chung sẽ bao gồm 3 phần chính:

  • Introduction: chủ yếu paraphrase lại đề bài
  • Overview: nêu các điểm nổi bật trong biểu đồ. Chú ý tới 2 điểm quan trọng nhất: xu hướng (tăng, giảm, giữ nguyên) và các mốc cao nhất, thấp nhất
  • Body: chia thành 2 đoạn, phân tích biểu đồ 

1. Nhóm 1

a) Line Chart

  • Introduction: paraphrase lại đề bài
  • Overview: Line Chart là dạng biểu đồ luôn có thời gian. Do vậy, tại phần Overview, bạn ưu tiên đề cập đến các xu hướng. Nếu tất cả các yếu tố trong biểu đồ có cùng một xu hướng (cùng tăng, cùng giảm), bạn có thể nêu thêm giá trị cao nhất/ thấp nhất.
  • Body:
  • Body 1: Miêu tả điểm đầu của các yếu tố. Tiếp theo, miêu tả xu hướng của biểu đồ theo từng giai đoạn đến năm cuối cùng.
  • Body 2: tương tự

b) Bar Chart

  • Loại biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian: dàn ý tương tự như Line Chart
  • Loại biểu đồ không có sự thay đổi thời gian: 
  • Introduction: paraphrase lại đề bài
  • Overview: chú ý giá trị cao nhất/ thấp nhất
  • Body: 
  • Body 1: So sánh các đối tượng với nhau theo thứ tự từ lớn đến bé: giá trị lớn nhất sẽ được miêu tả đầu tiên, sau đó đến giá trị thứ hai, … giá trị cuối cùng. Các đối tượng có giá trị tương đối giống nhau sẽ được nhóm chung lại để mô tả.
  • Body 2: Tương tự

c) Pie Chart

  • Dạng bài có một biểu đồ: 
  • Introduction: paraphrase lại đề bài
  • Overview: nêu một câu tổng quan rằng có sự khác biệt về giá trị giữa các yếu tố trong biểu đồ (khác biệt rõ rệt, đáng kể hay nhỏ tùy thuộc vào biểu đồ). Ngoài ra, có thể nêu thêm giá trị cao nhất/ thấp nhất.
  • Body: sắp xếp thông tin và miêu tả từ lớn nhất đến nhỏ nhất
  • Dạng bài có từ hai biểu đồ trở lên (cùng đối tượng và khác thời gian):
  • Introduction: paraphrase lại đề bài
  • Overview: nêu xu hướng (tăng, giảm, không đổi) của các yếu tố
  • Body:
  • Body 1: So sánh và phân tích các số liệu của biểu đồ theo từng nhóm: tăng, giảm, không đổi. Chú ý chỉ ra các dữ liệu nổi bật như số liệu tăng gấp ba, bốn lần hoặc các yếu tố có số liệu bằng nhau.
  • Body 2: Tương tự
  • Dạng bài có hai biểu đồ trở lên (khác đối tượng)
  • Introduction: paraphrase lại đề bài
  • Overview: nêu các giá trị cao nhất/ thấp nhất trong từng biểu đồ
  • Body: Mỗi đoạn Body dùng để miêu tả một biểu đồ. Cách miêu tả là sắp xếp thông tin và miêu tả từ giá trị lớn nhất đến nhỏ nhất.

d) Table

  • Dạng bài có sự thay đổi theo thời gian: tương tự dàn ý Line Chart
  • Dạng bài không có sự thay đổi theo thời gian
  • Introduction: Paraphrase lại đề bài
  • Overview: nêu giá trị cao nhất/ thấp nhất
  • Body:
  • Body 1: nhóm các số liệu thành các nhóm có giá trị cao nhất và thấp nhất để phân tích và so sánh. Mỗi một đoạn Body sẽ phân tích một nhóm giá trị. Chú ý chỉ ra các điểm đặc biệt ở phần này, ví dụ, các giá trị bằng nhau, gấp đôi, gấp ba,…
  • Body 2: Tương tự

2. Nhóm 2: Maps

  • Introduction: paraphrase lại đề bài
  • Overview: nhìn kỹ bản đồ và tìm ra hai đặc điểm: một đặc điểm chung nhất và một đặc điểm nổi bật hoặc đặc biệt nhất. Viết từ 2 – 3 câu về các đặc điểm này.
  • Body: Chia bản đồ theo các cách khác nhau:
  • Chia theo phương hướng: Body 1 miêu tả phần trên bản đồ, Body 2 miêu tả phần dưới bản đồ/ Body 1 miêu tả phía Đông bản đồ, Body 2 miêu tả phía Tây bản đồ
  • Chia theo sự thay đổi: Body 1 miêu tả phần được phá đi và xây mới, Body 2 miêu tả phần được giữ nguyên và phần được thêm vào

Xem thêm: Cách viết Writing Task 1 Map kèm từ vựng và cấu trúc

3. Nhóm 3: Processes

  • Introduction: paraphrase lại đề bài
  • Overview: chỉ ra trong Process có tổng cộng là bao nhiêu bước, bắt đầu là công đoạn gì và kết thúc là công đoạn gì
  • Body: Miêu tả cẩn thận và chính xác các bước trong Process, không được bỏ sót bất kỳ bước nào. Bạn có thể chia một nửa số bước để miêu tả trong Body 1 và phần còn lại cho Body 2. Với dạng Natural Process, bạn dùng thể chủ động cho động từ và với dạng Manufacturing, bạn dùng thể bị động.

Xem thêm: Cách viết Process cực hay trong IELTS Writing Task 1

4. Nhóm 4: Dạng mix

Đây là dạng đề bài tương đối đơn giản, công việc chủ yếu của bạn chỉ cần phân tích từng biểu đồ riêng biệt.

  • Introduction: paraphrase lại đề bài
  • Overview: miêu tả đặc điểm nổi bật của từng biểu đồ. Chú ý: xu hướng và giá trị lớn nhất/ nhỏ nhất
  • Body: Mỗi đoạn thân bài sẽ được dùng để phân tích một biểu đồ riêng. Vì các biểu đồ thường không có đối tượng chung với nhau nên thông thường, bạn sẽ phân tích theo thứ tự giá trị từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

Xem thêm:

III. Một số bài mẫu Writing Task 1 cho bạn tham khảo

Một số bài mẫu Writing Task 1 hay cho bạn tham khảo

Một số bài mẫu Writing Task 1 hay cho bạn tham khảo

Bài mẫu 1: Dưới đây là một bài mẫu Writing Task 1 dạng Chart với đề bài được lấy từ Test 1 Writing Task 1 của Cambridge 16
The charts below show the changes in ownership of electrical appliances and amount of time doing housework and households in one country between 1920 and 2019.
Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Bài mẫu Writing Task 1 dạng chart

Bài mẫu Writing Task 1 dạng chart

The first graph displays the percentages of households that owned electrical appliances in one country between 1920 and 2019, while the second graph illustrates how much time households in that country spent doing housework during the same period.
Overall, ownership of all three appliances increased during this period, with that of refrigerators having the greatest growth. At the same time, the amount of time spent on housework decreased.
Washing machines were the most common of the three electrical appliances in 1920, with ownership reaching 40% of households. This number then rose to about 75% in 2019, with a small dip in 1980. Nearly a third of households owned vacuum cleaners in 1920. Although ownership climbed steadily, it did not reach 100% until 2000.
In comparison, almost no households had a refrigerator in 1920. However, ownership increased rapidly and by 1980 there was one in every household.
The amount of time spent doing housework, by contrast, first fell significantly from 50 to 15 hours per week between 1920 and 1980. After that, it only experienced a small drop to just over 10 hours a week in 2019.

Nguồn: IELTS Essay Bank

Bài mẫu 2: Dưới đây là một bài mẫu Writing Task 1 dạng Process với đề bài được lấy từ Test 4 Writing Task 1 Cambridge 16

The diagram below shows the process for recycling plastic bottles.
Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Bài mẫu Writing Task 1 dạng Process

Bài mẫu Writing Task 1 dạng Process

 

The diagram illustrates how plastic bottles are recycled.
Overall, the recycling of plastic bottles is a cyclical process that consists of use, collection, sorting, crushing, cleaning, pelletizing, making new plastic products, and reuse.
After plastic bottles are used, they are discarded in recycling bins, waiting for trucks to transport them to a recycling plant. Once there, they are sorted and those that can be reused are compressed into blocks. The blocks are then broken down by a crushing machine into small pieces, which are subsequently cleaned to remove any residue.
The small clean pieces produced in the last stage are then poured into a machine where they are turned into pellets. The machine also heats and melts the pellets, which creates plastic raw material. Finally, the raw material is made into different plastic products, including pens, bottles, and reusable shopping bags.
After these products are used, they go through the recycling process all over again.

Nguồn: IELTS Essay Bank

Bài mẫu 3: The table below gives information about changes in modes of travel in England between 1985 and 2000.

Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant.

You should write at least 150 words.

Average distance in miles travelled per person per year by mode of travel

Bài mẫu dạng Table dễ hiểu dành cho bạn

Bài mẫu dạng Table dễ hiểu dành cho bạn

The chart shows average distances that people in England travelled using different forms of transport in the years 1985 and 2000.

It is clear that the total number of miles travelled by English people using all modes of transport increased significantly between 1985 and 2000. The car was by far the most used form of transport in both years.

In 1985, the average person travelled 3,199 miles by car, and this rose to 4,806 miles in the year 2000. The figures for miles travelled by train, long distance bus, taxi and other modes also increased from 1985 to 2000. Travel by taxi saw the most significant change, with more than a threefold increase from 13 miles per person per year in 1985 to 42 miles in 2000.

There was a fall in the average distances for three forms of transport, namely walking, bicycle and local bus. In 1985, English people walked an average of 255 miles, but this figure fell by 18 miles in 2000. Bicycle use fell from 51 to 41 miles over the period shown, while the biggest downward change was in the use of local buses, with average miles per person falling from 429 to 274 over the 15-year period.

Nguồn: IELTS Simon

Trên đây là phần tổng hợp các bài mẫu Writing Task 1, phục vụ cho quá trình ôn luyện Writing Task 1 nói riêng và bài thi IELTS nói chung. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về Task 1 của bài thi viết IELTS cũng như tham khảo thêm nhiều bài mẫu để tổng hợp cho mình những cấu trúc và từ vựng hay và sử dụng trong bài thi IELTS Writing Task 1 hiệu quả. Bạn cũng có thể ôn luyện bằng cách tìm những đề thi IELTS trước đó và những bài mẫu hay tại trang web của Cambridge English.

Đừng quên đọc thêm những phần khác liên quan đến quá trình luyện thi IELTS được Language Link Academic tổng hợp bên dưới nhé.

 

 

 

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

"Suffer" và "suffer from": Cấu trúc và cách dùng

“Suffer” và “suffer from”: Cấu trúc và cách dùng

Thư viện tiếng Anh người lớn 30.07.2024

Suffer và uffer from mang ý nghĩa chung là chịu đựng, gánh chịu những điều không vui Tuy nhiên, ngữ cảnh ử dụng của [...]
Cấu trúc đi với "very" và các tính từ thay thế

Cấu trúc đi với “very” và các tính từ thay thế

Thư viện tiếng Anh người lớn 30.07.2024

"Very" là một trạng từ quan trọng giúp chúng ta diễn đạt mức độ của các tính từ và trạng từ một cách chính xác [...]
Need to V hay Ving? Trọn bộ ngữ pháp

Need to V hay Ving? Trọn bộ ngữ pháp

Thư viện tiếng Anh người lớn 30.07.2024

"Need" là một động từ rất linh hoạt và có thể được ử dụng trong nhiều cấu trúc khác nhau, tùy thuộc vào ngữ [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!