Cẩm nang toàn tập về Ngoại động từ

Động từ trong tiếng Anh được chia làm 2 loại chính: Ngoại động từ (Transitive verbs)Nội động từ (Intransitive verbs).

Có những động từ là ngoại động từ, có những động từ là nội động từ, còn có những động từ có thể là cả hai! Những động từ “ba phải” này được xác định dựa vào vị trí, ngữ cảnh của nó.

Về cơ bản, chúng ta có một cách phân biệt đơn giản sau: Nếu một động từ bắt buộc cần một tân ngữ đi kèm phía sau, nó là ngoại động từ. Tuy nhiên, để tìm hiểu kỹ hơn, trong bài viết ngày hôm nay, Language Link Academic sẽ giúp bạn tìm hiểu đầy đủ về ngoại động từ nhé.

1. Ngoại động từ là gì?

Chữ “ngoại” trong tên của nó đã phần nào nói tới tác động của nó.

Nhìn chung, một ngoại động từ có hai đặc điểm. Thứ nhất, vì là động từ, nó diễn tả các hoạt động. Thứ hai, những hành động này cần có đối tượng tiếp nhận trực tiếp để hoàn thành nghĩa cho động từ.

Sau đây là một số ví dụ của ngoại động từ:

Ví dụ

Nghĩa

Phân tích

Sylvia kicked Juan under the table. Sylvia đá Juan dưới bàn. kicked = ngoại động từ; juan = đối tượng trực tiếp
Joshua wants a smile from Leodine. Joshua muốn một nụ cười từ Leodine. wants = ngoại động từ; smile = nụ cười
Cornelius painted the canvas in Jackson Pollock fashion, dribbling bright colors from a heavily soaked brush. Cornelius đã vẽ bức tranh sơn dầu theo phong cách Jackson Pollock, tô các màu sắc tươi sáng bằng chiếc bàn chải ướt sũng. painted = ngoại động từ; canvas = đối tượng trực tiếp
Alicia wrote a love poem on a restaurant napkin. Alicia viết một bài thơ tình yêu trên giấy ăn nhà hàng. wrote = ngoại động từ; poem = đối tượng trực tiếp
Antonio eats lima beans drenched in brown gravy. Antonio ăn đậu lima ngâm trong nước sốt nâu.

eats = ngoại động từ;

lima beans = đối tượng trực tiếp

Pinky cleans the dirty supper dishes with his tongue before Grandma loads the “prewashed” items into dishwasher. Pinky làm sạch các dĩa dơ bằng lưỡi trước khi bà của anh ta đem các dĩa “đã rửa trước” vào máy rửa chén.

cleans, loads = ngoại động từ;

dishes, items = đối tượng trực tiếp

Lưu ý: Khi không có đối tượng trực tiếp theo sau các động từ hành động, thì động từ đó là nội động từ.

Cẩm nang toàn tập về Ngoại động từ

2. Ngoại động từ hay nội động từ?

Có rất nhiều từ được phân loại vừa là ngoại động từ vừa là nội động từ dựa trên cách chúng được dùng trong một câu.

Ví dụ:

Urged by the others, she sang.

She sang the national anthem at the hockey game.

After he cleaned up, he left.

He left the gift on the table.

Bị giục bởi người khác, cô ấy hát.

Cô ấy hát quốc ca tại giải đấu khúc côn cầu.

Sau khi anh ta dọn dẹp, anh ta rời đi.

Anh để lại món quà trên bàn

Để quyết định động từ được sử dụng như ngoại động từ hay nội động từ, bạn cần xác định động từ có túc từ phía sau nó hay không. Có phải cô ta hát bài gì không? Có phải anh ta để lại gì không? Động từ chỉ có thể là ngoại động từ khi câu trả lời là có.

Khi mà bạn chưa rõ, hãy ra từ điển. Trong từ điển, động từ sẽ được liệt kê như ngoại động từ, nội động từ hoặc cả hai ngay dưới cách phát âm, và bất kỳ sự khác biệt nào trong ý nghĩa giữa hai cách dùng cũng sẽ được chỉ ra.

3. Cụm động từ thì sao?

Cụm động từ có thể được phân loại vừa là ngoại động từ vừa là nội động từ. Ví dụ:

Cindy has decided to give up sweets while she diets.

I hope Cindy doesn’t give up.

Cindy quyết định từ bỏ kẹo khi cô ấy ăn kiêng.

Tôi hy vọng cô ấy không bỏ cuộc.

GIVE UP là một trong những cụm động từ có thể là ngoại động từ hoặc nội động từ. Nếu GIVE UP có túc từ phía sau hoặc không thì ý nghĩa của nó sẽ khác nhau. Trong câu đầu tiên, GIVE UP nghĩa là “từ bỏ thứ gì đó”, còn trong câu thứ hai mang ý nghĩa “ngừng cố gắng”.

Một ví dụ khác:

If we refuse to learn about transitivity, the Grammar Police will blow up our building.

When the Grammar Police confronted her about her verbs, she blew up.

Nếu chúng ta từ chối học về ngoại nội động từ, cảnh sát ngữ pháp sẽ cho nổ tung tòa nhà của chúng ta.

Khi cảnh sát ngữ pháp đối chất cô ta về động từ của cô ta, cô ta nổi cơn thịnh nộ.

Nghĩa đầu tiên của BLOW UP là cho nổ tung, trong câu thứ hai thì mang nghĩa “nổi cơn thịnh nộ.”

Ngoại động từ hay nội động từ là một trong nhiều cách phân loại động từ. Có thể bạn sẽ được truyền cảm hứng để tìm hiểu nhiều hơn về các phẩm chất đặc biệt của động từ sau bài viết này nhé.

Language Link Academic mong rằng bài viết trên đây về ngoại động từ đã mang lại cho bạn đọc các kiến thức bổ ích và từ đó có thể sử dụng một cách tự tin hơn. Tiếng Anh là một kỹ năng đòi hỏi sự luyện tập chăm chỉ mỗi ngày và phương pháp phù hợp. Đó là lý do Language Link Academic cung cấp các khóa học Tiếng Anh Chuyên THCS và Tiếng Anh Dự bị Đại học Quốc tế với mục tiêu cung cấp nền tảng tiếng Anh vững chắc cho học sinh trong tương lai.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bí quyết thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Anh phiên âm IPA

Bí quyết thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Anh phiên âm IPA

Thư viện tiếng Anh trẻ em 19.11.2024

Việc nắm vững bảng chữ cái tiếng Anh IPA là bước đầu tiên vô cùng quan trọng Tuy nhiên, việc học thuộc lòng bảng [...]

12 Bí kíp giúp con chinh phục phần thi nói trong bài thi Cambridge Tiểu học 

Thư viện tiếng Anh trẻ em 29.10.2024

Kỳ thi chứng chỉ Cambridge Tiểu Học (YLE) được thiết kế để đánh giá toàn diện cả 4 kỹ năng năng ngôn ngữ cốt [...]
Phân biệt much và many trong tiếng Anh

Phân biệt much và many trong tiếng Anh

Thư viện tiếng Anh trẻ em 25.07.2024

Much và many là hai từ ngữ phổ biến trong tiếng Anh, đóng vai trò quan trọng trong việc diễn tả ố lượng và mức độ [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!