Theo đuổi một ngoại ngữ mới là quá trình không hề dễ dàng khi bạn phải đầu tư rất nhiều thời gian và sức lực. Bạn phải làm quen với hệ thống bảng chữ cái khác biệt so với ngôn ngữ mẹ đẻ, cách phát âm từng từ, xây dựng các câu văn vốn không quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Do đó, người mới bắt đầu cần tìm kiếm và lựa chọn các phương pháp học tập hiệu quả, các tài liệu phù hợp với trình độ và năng lực hiện tại của bản thân. Trong bài viết này, Language Link Academic sẽ gợi ý một số mẹo học tiếng Anh cho người chưa biết gì hiệu quả nhất.
1. Xây dựng thói quen học tiếng Anh cho người chưa biết gì với kỹ năng Nghe
Quá trình học tiếng Anh không nhất thiết phải diễn ra trên bàn học, với sách vở, bài tập cùng lượng kiến thức khổng lồ cần ôn tập mỗi ngày. Với kỹ năng Nghe dành cho người mới bắt đầu, bạn chỉ cần tiếp xúc với các nguồn nghe nước ngoài đều đặn trong giai đoạn đầu. Bộ não của bạn sẽ chủ động tiếp thu và làm quen với các âm thanh, lời nói, từ vựng và cấu trúc câu được phát ra trong file ghi âm, ngay cả khi bạn không chú trọng việc ghi chú hoặc lấy ý chính. Đây là phương pháp học ngôn ngữ được áp dụng hiệu quả cho mọi trẻ em khi chúng bước vào giai đoạn học tiếng mẹ đẻ.
Với người mới bắt đầu, bạn nên lựa chọn các chủ đề nghe đơn giản, quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Đừng “lao đầu” vào các nội dung “khó nhằn”, đòi hỏi năng lực tiếng Anh chuyên sâu như các file nghe về kinh tế, chính trị, khoa học,…
Ngoài ra, bạn cũng không cần thiết phải ngồi cố định một vị trí trong quá trình nghe. Bạn có thể bật một bài hát tiếng Anh vào buổi sáng trong lúc tập thể dục, nghe podcast khi đang nấu ăn, nghe tin tức khi thu gọn quần áo,… Như vậy, bạn có thể tận dụng thời gian cho việc học tiếng Anh trong các hoạt động sinh hoạt đời thường khác.
2. Ôn luyện phát âm ngay từ giai đoạn đầu cho người ở trình độ sơ cấp
Một trong các yếu tố khó khăn nhất khi bắt đầu làm quen một ngôn ngữ mới là cách phát âm từng phụ âm, nguyên âm, từng từ, từng chữ và cả câu. Với tiếng Anh, điều đầu tiên bạn cần nắm vững là hệ thống bảng quy tắc phát âm IPA. Tiếng Anh có 44 âm cơ bản trong đó có 20 nguyên âm và 24 phụ âm. Bạn nên bắt đầu theo trình tự: âm – từ – câu. Với các từ, bạn có thể sử dụng từ điển song ngữ để tham khảo cách phát âm chuẩn xác nhất. Một số từ điển đơn ngữ online bạn có thể tham khảo:
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số trang web tự học phát âm tại nhà cho người mới bắt đầu:
3. Học từ vựng kết hợp với hình ảnh
Việc học từ vựng kết hợp với hình ảnh thực chất được áp dụng rộng rãi và phổ biến cho lứa tuổi mầm non, mẫu giáo và tiểu học. Vốn dĩ việc ghi nhớ từ vựng và kiến thức sẽ trở nên hiệu quả hơn khi đi kèm với các hình ảnh minh họa, do đó, phương pháp này có thể được áp dụng với mọi đối tượng ở nhiều lứa tuổi, từ học sinh, sinh viên cho đến người đi làm.
Để thuận tiện cho quá trình ôn tập, bạn nên tự sáng tạo các bộ thẻ từ, flashcard theo từng chủ đề riêng biệt. Bạn có thể lựa chọn hình ảnh mình yêu thích hoặc thấy phù hợp để in hoặc vẽ vào mặt sau của từng tấm thẻ từ.
Ngoài ra, bạn nên học từ vựng theo từng ngữ cảnh, ví dụ cụ thể. Đây cũng là cách gián tiếp học từ vựng qua những hình ảnh được tưởng tượng và hình dung trong bộ não. Điều này cũng hữu ích trong quá trình sử dụng tiếng Anh sau này.
Một số trang web học từ vựng tiếng Anh cho người mới bắt đầu bạn có thể tham khảo:
4. Học sâu ngay từ giai đoạn đầu
Nhiều người cho rằng chỉ nên lướt qua các kiến thức cơ bản ở thời điểm bắt đầu. Tuy nhiên, điều này chưa thật sự chuẩn xác. Việc tìm hiểu rõ ngọn ngành của kiến thức sẽ giúp bạn hiểu sâu vấn đề cũng như tiết kiệm thời gian cho các giai đoạn nâng cao sau này.
Không nên học phớt lờ, qua loa theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Với từng mục kiến thức, hãy cố gắng đi sâu vào từng nội dung cụ thể, thậm chí có thể mở rộng lên các kiến thức nâng cao có liên quan. Ví dụ, với các công thức chuyển đổi câu bị động thông thường, bạn không nên chỉ dừng lại ở việc biến đổi chủ ngữ – tân ngữ, chuyển đổi động từ chủ động sang động từ bị động, thì của động từ,… mà có thể mở rộng các kiến thức về chuyển đổi dạng câu chủ động trong câu hỏi, một số cấu trúc câu bị động đặc biệt như “It’s one’s duty to V (nguyên thể)”, “It’s impossible + to do sth”,…
Đọc thêm:
- Từ vựng tiếng Anh giao tiếp – Các sai lầm phổ biến trong quá trình học
- Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho người đi làm
Quá trình học tiếng Anh cho người chưa biết gì tưởng chừng sẽ không hề đơn giản khi đối tượng học không có nền tảng tiếng Anh vững vàng. Tuy nhiên, bằng việc áp dụng các phương pháp và cách thức học tập tiếng Anh đúng đắn, người mới bắt đầu hoàn toàn có thể ôn tập tiếng Anh với kết quả thu được tích cực nhất.