Điều gì xảy ra khi Bộ Giáo dục Hoa Kì biến mất?

Một việc chưa từng có tiền lệ, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giải thể Bộ Giáo dục Hoa Kì. Nếu bạn đang tự hỏi điều này có thật không thì xin thưa: Đúng vậy!

Trên thực tế, Tổng thống Mĩ có thể khởi xướng một quá trình tưởng chừng như vô lý như vậy; tuy nhiên, việc giải thể hoàn toàn một bộ đòi hỏi phải có sự chấp thuận của quốc hội. Và như chúng ta đều biết, bất cứ quyết định nào của quốc hội cũng đòi hỏi một thời gian dài làm việc, họ chẳng thể thực sự giải thể Bộ Giáo dục Mĩ trong một sớm một chiều được.

Sự biến mất của Bộ Giáo dục Hoa Kì hiển nhiên sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngành giáo dục cường quốc số 1 thế giới. Và điều này hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới cách mà ngành này hoạt động cũng như tương lai của ngành du học Mĩ tại nhiều quốc gia khi nước này vẫn thường xuyên nằm trong danh sách các điểm đến hấp dẫn nhất toàn cầu bất chấp các chính sách ngày càng ngặt nghèo hơn.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này.

Đây là một hành động mạo hiểm!

Được thành lập vào năm 1979 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, Bộ Giáo dục Mĩ đã trở thành một bộ phận cố định trong hệ thống chính quyền trong hơn bốn thập kỷ. Sứ mệnh của Bộ là gì? Đó là thúc đẩy thành tích của học sinh và đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục bình đẳng.

Với ngân sách khoảng 268 tỉ đô la trong năm tài chính 2024, trách nhiệm của bộ này rất lớn, bao gồm mọi thứ từ quản lý các khoản vay liên bang cho sinh viên đến việc thực thi quyền công dân trong các cơ sở giáo dục. Đây là lần đầu tiên một chính quyền thực hiện các bước cụ thể hướng tới việc giải thể bộ giáo dục.

Vai trò của Bộ Giáo dục Mỹ trước khi bị ông Trump đòi 'xóa sổ' - Báo  VnExpress

*Nguồn ảnh: VnExpress*

Thông báo này đã gây chấn động khắp cả nước, gây ra nhiều phản ứng khác nhau. Đối với một số người, đây là bước đi cần thiết từ lâu để trả lại quyền kiểm soát cho các cộng đồng địa phương. Các nhóm như Hội đồng trao đổi lập pháp Hoa Kì (ALEC) ca ngợi quyết định này là chiến thắng trước sự can thiệp quá mức của liên bang, lập luận rằng giáo dục được quản lý tốt nhất ở cấp tiểu bang và địa phương.

Mặt khác, các nhà giáo dục, phụ huynh và các tổ chức dân quyền đã lên tiếng báo động. Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Hoa Kì (NEA) cảnh báo rằng việc giải thể bộ phận này có thể dẫn đến sự gia tăng chênh lệch, đặc biệt là đối với học sinh ở các cộng đồng thu nhập thấp phụ thuộc vào sự hỗ trợ của liên bang. “Việc tước bỏ các nguồn lực và sứ mệnh của bộ phận này sẽ là thảm họa đối với hàng triệu học sinh ở các cộng đồng thu nhập thấp, những người cần các dịch vụ và hỗ trợ giáo dục”, NEA tuyên bố.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Nếu Quốc hội Mĩ chấp thuận giải thể Bộ Giáo dục, bối cảnh ngành giáo dục Hoa Kì sẽ trải qua một sự thay đổi lớn. Mỗi tiểu bang sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về các chính sách, nguồn tài trợ và quy định giáo dục của mình. Sự phân cấp này có thể dẫn đến sự đổi mới ở một số khu vực nhưng có thể làm trầm trọng thêm bất bình đẳng ở những khu vực khác.

Một mối quan tâm đáng kể là số phận của nguồn tài trợ liên bang. Trong năm tài chính 2024, Bộ Giáo dục đã phân bổ 35,5 tỉ đô la cho Pell Grants, hỗ trợ sinh viên đại học thu nhập thấp. Ngoài ra, bộ này còn quản lý khoảng 1,7 nghìn tỉ đô la nợ cho vay sinh viên liên bang. Việc không có một cơ quan tập trung để giám sát các khoản tiền này đặt ra câu hỏi về tính liên tục và nhất quán của viện trợ tài chính.

Hơn nữa, bộ này đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi luật dân quyền trong các môi trường giáo dục. Việc giải thể bộ này có thể làm suy yếu các biện pháp bảo vệ chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, giới tính và khuyết tật, khiến nhiều bạn dễ bị tổn thương, gặp nhiều rủi ro.

Trên thực tế, việc giải thể Bộ Giáo dục Mĩ dù không đồng nghĩa với sự tụt hậu của nền giáo dục công nước này nhưng nó sẽ mở ra một giai đoạn đầy bất ổn. Trong khi các tiểu bang có nền kinh tế mạnh mẽ sẽ nắm bắt cơ hội này để đổi mới và điều chỉnh hệ thống giáo dục của mình sao cho phù hợp hơn với người dân của họ, các tiểu bang kém phát triển hơn, vốn còn đang phải đối mặt với những thách thức về tài chính hoàn toàn phải tìm cách vật lộn để duy trì hệ thống giáo dục chứ chưa nói đến việc cải thiện nó khi dòng hỗ trợ của liên bang bị cắt.

Các trường tư thục và trường bán công có thể tăng trưởng khi các gia đình tìm kiếm các giải pháp thay thế ở những khu vực mà nguồn tài trợ cho giáo dục công đang giảm. Sự thay đổi này có thể làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa các cộng đồng giàu có và thiệt thòi.

Liệu đây có phải là hồi kết của nền giáo dục công tại Mĩ? Có lẽ là không nhưng đây là một sự thay đổi to lớn sẽ tác động đến hàng triệu học sinh, phụ huynh và nhà giáo dục. Liệu điều này có dẫn đến sự phục hưng giáo dục hay một “vũng lầy quan liêu” vẫn còn phải chờ xem.

Du học Mĩ sẽ ra sao?

Trong viễn cảnh Bộ Giáo dục Hoa Kì bị giải thể hoặc bị giới hạn quyền lực, sinh viên quốc tế tại Mĩ có thể phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Một trong số đó là sự gián đoạn tiềm ẩn đối với hệ thống công nhận. Bộ Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các cơ quan công nhận giáo dục, từ đó xác nhận tính hợp pháp và chất lượng của các trường cao đẳng và đại học khắp cả nước. Nếu không có sự giám sát cấp liên bang, sinh viên quốc tế có thể gặp tình cảnh khó xác định liệu một tổ chức giáo dục nào đó đủ tin cậy hay không. Điều này hiển nhiên mở ra một kẽ hở cho nhiều “nhà máy cấp bằng” và các chương trình chất lượng thấp, làm tăng rủi ro cho những sinh viên quốc tế khi lựa chọn trường và nộp đơn xin thị thực du học.

Cách để tiết kiệm chi phí khi du học Mỹ | Future Journey - Tư Vấn Du Học  Hành Trình Tương Lai

*Nguồn ảnh: Future Journey*

Mặc dù Bộ An ninh Nội địa Hoa Kì giám sát qui trình cấp thị thực thông qua Chương trình sinh viên và trao đổi khách mời (SEVP), Bộ Giáo dục Hoa Kì mới là đơn vị hỗ trợ cơ sở hạ tầng để đảm bảo các trường đủ điều kiện để tiếp nhận sinh viên quốc tế. Nếu Bộ Giáo dục ngừng hoạt động, các trường có thể mất tư cách được công nhận hoặc vấp phải những sự nhầm lẫn về quy định, làm phức tạp hoặc trì hoãn việc phê duyệt thị thực du học. Ngoài ra, mặc dù hầu hết sinh viên quốc tế không đủ điều kiện nhận viện trợ liên bang cho sinh viên, Bộ Giáo dục Hoa Kì vẫn đóng vai trò trong việc định hình các chính sách hỗ trợ tài chính và hỗ trợ các chương trình có lợi cho giáo dục quốc tế. Sự vắng mặt của nó có thể dẫn đến sự không nhất quán trong cách các trường quản lí học phí, học bổng hoặc trợ lí và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ thực hiện các “hoạt động tài chính săn mồi”.

Ngoài hậu cần, sự biến mất của Bộ Giáo dục Mĩ cũng gây tổn hại đến nhận thức toàn cầu về giáo dục đại học nước này. Không thể phủ nhận những đóng góp và công lao của bộ này trong việc duy trì danh tiếng quốc tế của các bằng cấp của Hoa Kì và thúc đẩy các chương trình trao đổi giáo dục như Fulbright. Việc thiếu chính sách tập trung có thể làm suy yếu danh tiếng này, khiến những sinh viên tương lai tìm kiếm nơi khác như Canada, Vương quốc Anh hoặc Úc, những nơi hệ thống giáo dục có sự ổn định và minh bạch hơn. Cuối cùng, quan hệ đối tác giữa các tổ chức của Mĩ và các trường đại học nước ngoài, thường được tạo điều kiện thông qua hỗ trợ của liên bang, có thể bị suy giảm, làm giảm cơ hội hợp tác học thuật và trao đổi quốc tế.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giúp học sinh nhận biết và tránh các tiêu chuẩn kép trong tư duy

Tin tổng hợp 15.05.2025

Các tiêu chuẩn kép (tiếng Anh: double tandard ) là một hiện tượng phổ biến, đã ăn âu vào xã hội loài người Hiện [...]

Tại sao Nhật Bản khai giảng vào tháng 4?

Tin tổng hợp 14.05.2025

Khác với nhiều nước bắt đầu năm học vào tháng 9, Nhật Bản nổi bật với việc khai giảng vào mùa xuân Cách làm này [...]

“Nghỉ việc trả thù” là gì? Vì sao xu hướng này đang nổi lên mạnh mẽ?

Tin tổng hợp 13.05.2025

Thử tưởng tượng, vào một buổi áng thứ Hai nhộn nhịp, cả văn phòng đang tất bật chuẩn bị cho một cuộc họp [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!