Tiếng Anh khó hay dễ?
Đây là một câu hỏi khó trả lời rõ ràng. Nói tiếng Anh dễ cũng đúng, các chuyên gia ngôn ngữ luôn xếp tiếng Anh ở nhóm ngôn ngữ dễ tiếp thu và sử dụng. Nhưng nói tiếng Anh khó cũng chẳng sai, nhất là với những người ngoại quốc, sử dụng hệ âm từ khác như dân châu Á chúng ta.
Vậy, học phát âm tiếng anh có khó không? Phát âm tiếng Anh khó ở chỗ nào? Làm sao để “vượt khó?”
Hãy cùng Language Link Academic tìm hiểu về chủ đề này nhé!
1. Âm gió (Voiceless consonants)
Tiếng Anh có khá nhiều phụ âm nằm trong nhóm âm gió, có thể kể đến như /s/, /z/, /ʃ/-/ʒ/, /tʃ/, /dʒ/, /f/, /h/, /t/, /x/ (ở cuối từ).
Đặc điểm nổi bật nhất của những âm này chính là luồng hơi đưa ra từ cửa miệng khi bạn phát âm những âm này. Có thể sẽ hơi khó tưởng tượng, nhưng bạn cứ thử đặt một tờ giấy trước miệng mình và phát âm thử, bạn sẽ thấy tờ giấy rung lên vì luồng hơi đó (trong trường hợp bạn phát âm đúng đó nhé).
Thật ra, trong tiếng Việt chúng ta cũng có những âm này, tuy nhiên cách phát âm bật hơi thì lại không có. Vì khác nhau trong cách phát âm, người Việt khó phát âm chuẩn ngay trong lần đầu và trong khi phát âm kết hợp liên tục.
Một lời khuyên từ Language Link Academic là các bạn nên tập nghe thật kỹ trước khi bắt đầu tập phát âm, và các bạn nên tập phát âm chậm và chú ý về luồng hơi. Cách học bắt chước này sẽ giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt và tự nhiên ghi nhớ hơn.
Hãy nhớ chú ý những âm cuối của từ (ending sounds) và các đuôi số nhiều (của danh từ) và đuôi số ít, quá khứ (của động từ) để nghe thấy các âm hơi nhé.
2. Âm cuối (Ending sounds)
Như đã nói ở trên, cách phát âm tiếng Việt và tiếng Anh không tương đồng, vì vậy người Việt chúng ta rất hay mắc các lỗi phát âm.
Nếu một từ đơn tiếng Việt được cấu thành bởi một nguyên âm và một phụ âm thì một từ đơn tiếng Anh lại có thể bao gồm nhiều nguyên âm và phụ âm. Nếu nguyên âm trong tiếng Việt luôn được phát âm rõ ràng thì nguyên âm trong tiếng Anh lại chỉ được phát âm rõ ràng khi có trọng âm. Với tiếng Anh, chính phụ âm mới là những âm chủ đạo. Khác nhau như vậy, đối với phát âm tiếng Anh, lỗi phổ biến nhất của người Việt chính là thiếu âm cuối – những phụ âm kết thúc từ.
“Don’t forget the ending sound” là một khẩu hiệu quen thuộc của các thầy cô dạy phát âm tiếng Anh tại Việt Nam. Thực tế, phụ âm cuối trong tiếng Anh rất phong phú, nhưng tóm gọn lại có thể chia làm 3 nhóm:
- Âm gió (Voiceless consonants)
- Âm thường (Voiced consonants)
- Âm đặc biệt
Về âm gió, chúng ta đã bàn ở phần 1. Tuy âm gió khó nhưng luyện tập nó sẽ giúp tiếng Anh của bạn nghe đúng hơn để bắt đầu tiếp tục với các âm thường – những âm giúp phát âm của bạn hay hơn.
Vì sao âm thường lại giúp cách bạn phát âm nghe hay hơn? Chính là vì các âm thường này là những âm tạo ra tiếng và ngữ điệu. Dù rằng các âm tiếng Anh như /b/, /d/, /g/, /j/, /l/, /m/, /n/, /r/, /v/, /x/ (ở đầu từ), /z/ có vẻ có thể tìm thấy trong tiếng Việt (trừ những âm /x/ (ở giữa từ), /w/, /y/) nhưng thực ra cách người bản ngữ phát âm lại khác với chúng ta. Như âm /d/ trong tiếng Anh, nó không giống cách chúng ta phát âm âm /đ/ trong tiếng Việt – nó cần có sự bật hơi trong phát âm để cho đúng.
Ngoài ra, những âm khác cũng có yêu cầu khác về khẩu hình và hơi khác. Khi đã nằm lòng các âm thường, bạn có thể bắt tay vào những trường hợp âm đặc biệt – không tuân theo những quy luật âm thông thường.
Trong tiếng Anh có thể nhặt ra những trường hợp âm đặc biệt – những âm câm hoặc những âm linh hoạt: “h” có thể là âm câm khi ở đầu và giữa từ (như hour, honor, rhino,…); hay “l” bị thay đổi cách phát âm khi đằng trước nó là một âm schwa /ə/; hay “r” cuối từ khi đứng trước một từ bắt đầu bằng nguyên âm sẽ nối âm sang từ đó, hay các âm đuôi khó phát âm như /d/, /k/, /l/ ở cuối (ví dụ world, work, girl);…
3. Nối âm (Linking)
Đây chính là một điều thú vị và phiền phức của tiếng Anh. Để tiếng Anh nghe tự nhiên và có thể cải thiện được tốc độ nói mà vẫn chuẩn, vẫn đúng, ta cần “nối âm.”
Khi nói, người bản ngữ luôn luôn thực hiện nối âm khi một từ kết thúc bằng một phụ âm có từ theo sau nó bắt đầu bởi một nguyên âm. Điều này có thể nghe hay hay (họ nói như hát vậy) nhưng lại làm người ngoại quốc như chúng ta khó bắt kịp các từ của họ.
Lời khuyên từ chúng tôi chỉ là hãy cố gắng kiên nhẫn tập nghe thật nhiều và chú ý bắt chước cách người bản ngữ nối âm để quen thuộc và tạo phản ứng nghe-hiểu nhanh hơn.
4. Ngữ điệu (Intonation)
Bên cạnh nối âm, ngữ điệu cũng là một thứ không dễ dàng nữa trong phát âm tiếng Anh. Chúng ta đều biết dù tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu khi có tới 6 thanh sắc, nhưng người Việt nói tiếng Anh vẫn cứ…ngang phè phè như robot.
Ngữ điệu ngoài các yếu tố cá nhân như cảm xúc, thái độ, thói quen, âm sắc vùng miền thì chúng ta vẫn có một vài quy tắc cơ bản để tạo ngữ điệu hợp lý:
- Luôn lên giọng ở cuối các câu hỏi.
- Luôn lên giọng ở đầu câu cảm thán.
- Với những câu hỏi tu từ hay những câu cảm thán ở dạng câu hỏi, ta lên giọng ở các từ quan trọng và ở cuối câu.
- Luôn xuống giọng ở cuối câu trần thuật hay câu trả lời.
- Nhấn âm ở các động từ, trạng từ và lướt ở các trợ động từ.
Vậy đấy, giờ thì bạn đã biết học phát âm tiếng Anh có khó không rồi. Trên đây chính là những “con dốc” mà bạn phải vượt qua khi học phát âm tiếng Anh – những “con dốc” này tuy khó nhưng chỉ cần luyện tập chăm chỉ với phương pháp đúng, bạn sẽ không còn sợ hãi hay hoài nghi về việc liệu đối phương có hiểu mình nói gì không.
Cùng tham khảo khóa học Tiếng Anh Giao tiếp chuyên nghiệp dành cho sinh viên và người đi làm để học phát âm tiếng Anh chuẩn và chắc nhất cùng các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đến từ trong nước và ngoại quốc tại Language Link Academic nhé! Thân ái và hẹn gặp lại.