Giải thích biểu đồ là dạng bài nổi tiếng của IELTS Writing Task 1. Không chỉ thế, đây còn là một dạng tình huống thuyết trình thường gặp trong môi trường công việc chuyên nghiệp. Mỗi kiểu biểu đồ lại có vai trò, ý nghĩa diễn đạt khác nhau. Để có thể giải thích biểu đồ bằng tiếng Anh “đúng chuẩn”, bạn cần có hiểu biết và cách tiếp cận “trúng” và “đúng”.
Trong bài viết hôm nay, Language Link Academic sẽ hướng dẫn bạn cách giải thích biểu đồ bằng tiếng Anh đơn giản mà hiệu quả nhất.
1. Các loại biểu đồ và ý nghĩa
Đầu tiên, chúng ta cần nạp thêm kiến thức về các kiểu biểu đồ. Cùng Language Link Academic khám phá các kiểu biểu đồ phổ biến sau đây nhé.
Kiểu biểu đồ |
Ý nghĩa biểu đồ |
Biểu đồ đường (Line Graph) |
Biểu đồ đường diễn đạt sự thay đổi, xu hướng tăng trưởng, chuyển dịch theo thời gian của yếu tố xem xét. Ngoài ra, biểu đồ còn thể hiện sự phụ thuộc của một yếu tố vào hai yếu tố còn lại. |
Biểu đồ cột (Bar Chart) |
Biểu đồ cột giúp dễ dàng so sánh giá trị của các đối tượng theo cùng một tiêu chí. Bên cạnh đó, biểu đồ cột cũng thể hiện được sự tăng giảm qua các năm của các đối tượng với loại biểu đồ cột ghép |
Biểu đồ tròn (Pie Chart) |
Biểu đồ tròn được dùng để so sánh các đối tượng trên cùng một tiêu chí theo đơn vị %, cho thấy độ lớn của đối tượng trên tổng thể. Khi so sánh các biểu đồ tròn, bạn cũng có thể thấy được xu thế tăng trưởng của các đối tượng, nhưng không thấy được sự tăng trưởng của tổng thể. |
Trong bảng trên là 3 kiểu biểu đồ phổ biến, ngoài 3 kiểu này, chúng ta còn nhiều kiểu biểu đồ khác, như:
- bar chart: biểu đồ ngang
- area chart: biểu đồ miền
- donut chart: biểu đồ tròn khuyết
- bubble chart: biểu đồ bong bóng
- spider chart: biểu đồ mạng nhện
- radar chart: biểu đồ ra-đa
- scatter chart: biểu đồ phân tán
- comparison chart: biểu đồ đối chiếu
- stacked bar chart: biểu đồ ngang phân đoạn
- gauges chart: biểu đồ tốc độ
2. Những điều cần lưu ý
Dù rất trực quan và giúp người theo dõi có thể theo dõi và nắm bắt thông tin nhanh và thuận lợi hơn, nhưng tương tự như một phần của bài giải thích, bài thuyết trình, có một số điểm hư sau mà các bạn cần phải lưu ý.
2.1. Phần giới thiệu phải rõ ràng
Phần giới thiệu (Introduction) của biểu đồ sẽ giúp người theo dõi biết được nội dung chính của biểu đồ, từ đó dễ dàng tiếp thu và tự phân tích các thông tin tiếp theo tốt hơn. Bạn cần giới thiệu đầy đủ tên biểu đồ (title), cách theo dõi biểu đồ gồm các bộ phận (elements) như các trục (axes) – trục tung (vertical axis), trục hoành (horizontal axis), các mảng (areas), các đại lượng (values),… hay chú thích (description) được thể hiện trên biểu đồ. Càng rõ ràng càng tốt!
2.2. Giải thích dựa trên tổng thể
Tức là, bạn phải có cái nhìn tổng quan (overview) trước về biểu đồ. Từ nhận xét mang tính khái quát đó, bạn sẽ đi sâu vào các ý nhỏ cụ thể hơn, bổ sung cho ý nghĩa nội dung chính được nhắc trước đó. Lúc này, những số liệu trên biểu đồ sẽ giúp bạn làm rõ ràng, nổi bật những nội dung đó.
2.3. Lựa chọn khôn ngoan, đi đúng trọng tâm
Một biểu đồ thường gồm nhiều thông tin và số liệu. Sẽ không khôn ngoan lắm nếu bạn trình bày tất cả chúng, người theo dõi sẽ bị ngập ngụa trong thông tin và sẽ không có hiểu biết rõ ràng về phần trình bày của bạn. Có rất nhiều cách tiếp cận một biểu đồ, hãy chọn lọc những số liệu tiêu biểu, mang tính chất quyết định, liên quan trực tiếp đến đề bài hoặc tên biểu đồ.
2.4. Từ vựng và ngữ pháp
Từ vựng và ngữ pháp hiển nhiên là một phần quan trọng của bài trình bày. Đối với số liệu, hãy chú ý cách đọc số nguyên, số tỷ lệ, số phần trăm,… Ngoài ra, hãy chú ý đến thì của các câu sử dụng trong bài trình bày. Một mẹo khi trình bày số liệu, hãy nhắc tới thời gian hay các so sánh ngắn giữa các phần.
Đối với số liệu, sự thật ở hiện tại, hãy sử dụng thì Hiện tại Đơn (Present Simple). Tương tự, ở quá khứ, hãy sử dụng thì Quá khứ Đơn (Past Simple). Về các xu hướng thay đổi, diễn biến từ quá khứ đến hiện tại, sử dụng thì Hiện tại Hoàn thành (Present Perfect). Còn với những dự đoán, dự báo cho tương lai, sử dụng thì Tương lai Đơn (Future Simple) và Tương lai Gần (Be going to). Ngoài ra, các trạng từ hoặc tính từ cũng là những công cụ đắc lực để phần giải thích của bạn dễ hiểu và có hồn hơn.
3. Cách giải thích biểu đồ bằng tiếng Anh
Để chuẩn bị cho phần giải thích biểu đồ bằng tiếng Anh thật hay và chính xác, hãy cùng theo dõi bảng dưới đây:
Phần giới thiệu |
|
Cách diễn đạt, so sánh các số liệu |
|
Cách diễn tả xu hướng tăng |
|
Cách diễn tả xu hướng giảm |
|
Cách diễn tả xu hướng ổn định |
|
Trạng từ diễn tả tốc độ thay đổi |
|
Trạng từ diễn tả cường độ thay đổi |
|
Ví dụ tham khảo:
The line graph deals with predicted wildlife population from 2017 to 2022. There are three graphs in the chart. The blue graph shows the predicted population of the bear, the orange one represents to the predicted population of the dolphin and the gray graph shows the predicted population of the whale in the world.
The population of the bear will expand constantly 5 years later. The chart shows that it will be more than 18 times as many bears as now in 2022. To whales, the population will fluctuate between 60 and 80 in the next 5 years. It will peak at 100 whales in 2019. There will be an enormous decrease in the dolphin population from 2017 to 2020. It will reach a trough and extinction in 2022.
The chart alarms that many endangered species are on the edge of extinction in the near future. We need to take action to protect them immediately.
Trên đây, Language Link Academic vừa chia sẻ cùng bạn cách giải thích biểu đồ bằng tiếng Anh “đúng chuẩn”. Hãy áp dụng ngay để giúpbài viết luận hay phần thuyết trình thêm sinh động và ấn tượng. Để học sâu hơn, toàn diện hơn về tiếng Anh chuyên nghiệp, hay luyện thi IELTS, chuẩn bị cho hành trình du học thế giới, hãy đến ngay với khóa học Tiếng Anh Dự bị Đại học Quốc tế của chúng tôi.
Với phương pháp giảng dạy chuyên nghiệp, giáo trình tối ưu hóa, chương trình độc quyền, Language Link Academic sẽ mang đến những đột phá lớn trong trình độ tiếng Anh của bạn!
It’s a really interesting lesson. It dives me a wonderful insight into Graph description skill. Thanks a lot.