Tiếng Anh được đánh giá là một ngôn ngữ tương đối dễ học và tiếp xúc với học sinh tại Việt Nam. Do cùng hệ chữ cái Latinh và đa số chữ cái tương đồng với bảng chữ cái tiếng Việt, người Việt không quá khó khăn trong quá trình học tập ngôn ngữ này. Tuy nhiên, việc học tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh toàn diện đã được các bậc cha mẹ chú trọng và tập trung, đặc biệt với con trẻ ở độ tuổi tiểu học. Trong bài viết dưới đây, Language Link Academic sẽ cung cấp một số nội dung ngữ pháp tiếng Anh toàn diện, giúp phụ huynh dễ dàng và thuận lợi hơn trong quá trình hướng dẫn trẻ học tiếng Anh.
1. Ngữ pháp tiếng Anh toàn diện về danh từ số ít – số nhiều
Trong tiếng Anh, danh từ có thể tồn tại ở dạng số ít và số nhiều. Danh từ số ít là danh từ đếm được với số lượng là 1 hoặc danh từ không đếm được. Danh từ số nhiều là danh từ có số lượng từ 2 trở lên.
Cách chuyển danh từ số ít thành danh từ số nhiều:
- Cách chuyển sang danh từ số nhiều đơn giản nhất là thêm “s” vào sau danh từ đó:
Ví dụ: cup => cups, wall => walls, floor => floors, flower => flowers
- Nếu danh từ kết thúc bằng “o, x, s, z, ch, sh”, thêm “es” vào sau danh từ đó:
Ví dụ: box => boxes, tax => taxes, watch => watches
- Nếu danh từ kết thúc bằng “f/fe”, bỏ “f/fe” và thêm “ves” vào sau danh từ đó:
Ví dụ: wife => wives, calf => caves, …
- Một số danh từ có quy tắc chuyển đổi đặc biệt:
Ví dụ: child => children, woman => women, man => men, mouse => mice,…
- Các danh từ có dạng số ít và số nhiều tương tự nhau:
Ví dụ: sheep => sheep, deer => deer, series => series, fish => fish,…
2. Các từ để hỏi phổ biến trong tiếng Anh
Từ để hỏi là thành phần bắt buộc cần thiết phải có trong câu hỏi. Cấu trúc của một câu hỏi thông thường:
Từ để hỏi + Trợ động từ/động từ to-be + Chủ ngữ + Động từ chính (nguyên thể) + ….?
Ví dụ: Where do you live?/ What is your name?
Bảng dưới đây liệt kê một số từ để hỏi thông dụng, thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp tiếng Anh.
Từ để hỏi |
Cách sử dụng |
Ví dụ |
1. Who
|
Dùng để hỏi về người |
Who is your teacher? |
2. What
|
Dùng để hỏi về tên/sự vật/ hiện tượng… nào đó
|
What is the first step? |
3. What time
|
Hỏi về thời gian cụ thể |
What time do you go to school? |
4. What color
|
Dùng để hỏi về màu sắc |
What color is your hair? |
5. Why
|
Dùng để hỏi về lý do hay nguyên nhân
|
Why are these people so noisy? |
6. When
|
Dùng để hỏi về thời gian chung chung (ngày tháng, buổi trong ngày,…) |
When do you want to visit France) |
8. Where
|
Dùng để hỏi vị trí/ địa điểm
|
Where is your hometown? |
9. How
|
Dùng để hỏi về đặc điểm/tính chất/phương tiện
|
How do you go to school? |
10. How old
|
Dùng để hỏi về tuổi tác
|
How old is your brother? |
11. How much
|
Hỏi giá cả/ số lượng không đếm được
|
How much does this pen cost? |
12. How many
|
Dùng để hỏi số lượng đếm được
|
How many people are there in the hall? |
3. Kiến thức ngữ pháp tiếng Anh toàn diện về thì tương lai đơn và tương lai gần
Tương lai đơn và tương lai gần là hai thì thường bị nhầm lẫn, đặc biệt với người không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ.
Thì tương lai đơn (Simple future tense) được sử dụng với các quyết định tự phát tại thời điểm nói, không có kế hoạch hay dự định từ trước. Trong đó, thì tương lai gần (Near future tense) lại được dùng để diễn tả một kế hoạch, dự định cụ thể trong tương lai, đã được sắp xếp trong quá khứ.
Công thức:
- Thì tương lai đơn: S + will + V(nguyên thể).
Ví dụ: The phone is ringing. I will answer it.
- Thì tương lai gần: S + to be + going + to + V(nguyên thể).
Ví dụ: I am going to visit my grandparents in June.
Cách sử dụng:
Với thì tương lai đơn:
- Diễn tả hành động được quyết định ngay tại thời điểm nói
- Diễn tả một dự đoán không có căn cứ
Với thì tương lai gần:
- Diễn tả một dự định, kế hoạch đã được sắp xếp trong quá khứ
- Diễn tả một dự đoán có căn cứ, dấu hiệu cụ thể
Dấu hiệu nhận biết
Với thì tương lai đơn:
- Các từ chỉ thời gian trong tương lai: tomorrow, next + thời gian (next day, next week, next month,…)
- Các từ chỉ quan điểm, suy nghĩ: I think/believe/suppose….
Với thì tương lai gần:
- Tương tự với thì tương lai đơn, dấu hiệu nhận biết của thì này cũng là các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai
- Ngoài ra, bạn có thể dựa vào nghĩa của câu để phán đoán xem hành động đó đã được lên kế hoạch từ trước hay chưa, hoặc dự đoán dựa vào dấu hiệu hay căn cứ nào.
Đọc thêm:
- Phương pháp giảng dạy tiếng Anh toàn diện cho bé mầm non và mẫu giáo
- Cách học tiếng Anh toàn diện cho trẻ qua các trò chơi vận động
Với một số chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh toàn diện quan trọng được tổng hợp trên đây, hy vọng phụ huynh có thể giúp con trẻ ôn tập ngữ pháp tiếng Anh nói riêng và các kỹ năng tiếng Anh toàn diện nói chung một cách hiệu quả nhất.