Bạn đã biết nghe phát âm tiếng Anh đúng cách chưa?

Những mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản phải biết

Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, dẫu biết rằng biết càng nhiều thì càng…ít, chúng ta cũng không cần phải trở thành một chuyên gia ngôn ngữ để có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ đó. Vậy, hôm nay, hãy cùng Language Link Academic khám phá 23 mẫu câu giao tiếp cơ bản mà bạn sẽ phải dùng rất rất rất nhiều trong cuộc sống thường nhật nhé.

Những mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản phải biết

1. “Thanks so much.” (Cảm ơn rất nhiều.)

Đây là câu bạn dùng để bày tỏ sự cảm ơn của mình đối với một ai đó. Để làm rõ ý của mình hơn, bạn có thể thêm cụm FOR + STH/V-ING đằng sau nó.

e.g.:
– Thanks so much for the birthday gift. (Cảm ơn rất nhiều vì món quà sinh nhật.)
– Thanks so much for holding the door. (Cảm ơn rất nhiều vì đã giữ cửa cho tôi.)

2. “I really appreciate that.” (Tôi thật sự đánh giá cao/biết ơn về điều đó.)

Đây là câu cảm ơn ở mức độ cao hơn câu 1, thể hiện sự chân thành ở mức cao hơn của bạn. Có thể người tiếp nhận là một người đã giúp đỡ bạn hoặc làm một điều mà bạn trân trọng. Bạn có thể dùng nó cùng với câu 1.

e.g.:
– Thank you for your help. I really appreciate that. (Cảm ơn bạn đã giúp đỡ. Tôi thật sự đánh giá cao điều đó.)
– Thanks so much for being here today. I really appreciate that. (Cảm ơn rất nhiều vì đã ở đây ngày hôm nay. Tôi thật sự biết ơn về điều đó.)

3. “Excuse/Pardon me.” (Xin lỗi./Thứ lỗi cho tôi.)

Về mặt từ ngữ, câu này là câu 4 dễ bị nhầm lẫn với nhau. Nhưng để Language Link Academic làm rõ ý của câu này nhé.
Bạn dùng “excuse me” hoặc “pardon me” khi bạn muốn thu hút sự chú ý của ai đó một cách lịch sự, hoặc điều bạn sắp làm có thể gây phiền toái cho người khác. Giả sử như có người đang đứng trước lối đi của bạn, bạn muốn nhờ anh ta tránh đường, đơn giản hãy dùng câu này.

Bình thường, bạn cũng có thể dùng câu này để yêu cầu người nói nhắc lại điều họ vừa đề cập.

e.g.:
– Excuse me, do we know each other? (Xin lỗi nhưng chúng ta có quen nhau không nhỉ?)
– Excuse me, you dropped your wallet. (Xin lỗi, bạn làm rơi ví rồi.)

4. “I’m sorry.” (Tôi xin lỗi./Tôi rất lấy làm tiếc.)

Câu xin lỗi này bày tỏ sự hối lỗi của bạn hoặc sự thương tiếc của bạn với người nghe. Cũng như câu 1, bạn có thể làm rõ ý của mình bằng cách thêm cụm FOR + STH/V-ING.

e.g.:
– I’m sorry for hurting you. (Tôi xin lỗi vì đã làm tổn thương bạn.)
– They told me about your loss, I’m sorry. (Họ kể với tôi về mất mát của bạn, tôi rất lấy làm tiếc.)

5. “What/How do you think?” (Bạn nghĩ gì/như thế nào?)

Khi bạn muốn hỏi ý kiến của ai đó về cái gì, hãy dùng câu này.

e.g.:
– I’m not sure if we should call him right now, what do you think? (Tôi không chắc chúng ta có nên gọi anh ấy ngay bây giờ hay không, bạn nghĩ sao?)
– He said he tried to call me back but I don’t think so, how do you think? (Anh ấy bảo đã cố gọi lại cho tôi nhưng tôi không nghĩ thế, bạn nghĩ thế nào?)

6. “How does that sound?” (Nghe thế nào?)

Câu hỏi này dùng để xin ý kiến của ai đó về đề nghị hay ý tưởng của bạn.

e.g.: We could have dinner at 6, and then go to a movie. How does that sound? (Chúng ta có thể ăn tối lúc 6h rồi đi xem phim. Nghe thế nào?)

7. “(That) sounds great.” (Nghe tuyệt đấy.)

Là câu trả lời cho câu 6, bạn có thể trả lời đầy đủ với THAT hoặc chỉ đơn giản là “sounds great” cũng được. Bạn cũng có thể thay thế “great” với những tính từ khác như “awesome” (đỉnh), “perfect” (hoàn hảo), “fantastic” (tuyệt vời) với ý tốt và đồng ý, hoặc “not very great” (không tuyệt lắm), “kind of boring” (hơi chán), “horrible” (tệ quá) với ý xấu, không đồng ý.

8. “(Oh), never mind.” (Thôi, quên/bỏ đi.)

Khi bạn dùng câu này, bạn muốn dừng cuộc hội thoại ngay lập tức. Lí do để bạn phải dùng câu này thì có nhiều, hoặc là bạn cảm thấy cuộc hội thoại đang bế tắc, hoặc cũng có thể là bạn cho rằng vấn đề không đáng để các bạn bận tâm. Đồng nghĩa với câu này có thể là “it doesn’t matter” (chẳng to tát gì đâu) hoặc “just forget it” (hãy quên nó đi).

9. “I’m (still) learning English.” (Tôi (vẫn còn) đang học tiếng Anh.)

“Nên hãy thứ lỗi nếu tiếng Anh của tôi không tốt” là ý của bạn. Câu thông báo này giúp cho người nghe biết kỹ năng tiếng Anh của bạn không mạnh và ngầm yêu cầu họ nói chậm lại và phát âm rõ hơn hoặc giải thích ý của họ cho bạn. Bạn có thể nói câu này ngay sau khi giới thiệu tên.

e.g.: Hi, my name is Giang, and I’m learning English. (Xin chào, tên tôi là Giang, tôi đang học tiếng Anh.)

10. “I don’t understand/get it.” (Tôi không hiểu.)

Câu này dùng để thông báo là bạn muốn nhận được sự giải thích về vấn đề vừa được đề cập đến. Đằng trước câu này có thể dùng “sorry” hoặc “excuse me” để thể hiện ý lịch sự.

Đối nghĩa với câu này là “I understand”“I get it” (Tôi hiểu).

e.g.:
– Sorry, I don’t understand. How could you get in the hole in the first place? (Xin lỗi, tôi không hiểu. Làm sao bạn lại lọt vào cái hố đó cơ?)
– She told me she is a nurse, but she can’t hold a syringe. I don’t get it. (Cô ta bảo tôi cổ làm y tá, nhưng cô ấy còn không cầm được cái ống tiêm. Tôi không hiểu nổi.)

11. “Could you repeat that please?” (Bạn lặp lại điều vừa rồi được không?)

Khi mà bạn không muốn dùng mỗi câu 3 để yêu cầu người đối diện lặp lại điều họ vừa nói, bạn có thể dùng câu dài hơn này. Đây là một câu yêu cầu lịch sự với PLEASE. Ngoài ra bạn có thể dùng thêm câu “Could you please speak more slowly?” (Bạn có thể vui lòng nói chậm hơn không?)

12. “That helps a lot.” (Điều đó rất hữu ích/có ý nghĩa với tôi.)

Đây là câu đi sau “thank you” hoặc “thanks” khi bạn muốn cảm ơn người đã giúp đỡ mình.

13. “What does that mean?” (Nó có nghĩa là gì vậy?)

Khi bạn không biết hoặc không chắc về ý của người nói, bạn có thể dùng câu này để yêu cầu sự giải thích của họ. Bạn có thể dùng câu “What do you mean?” (Ý của bạn là gì vậy?) để thay thế nếu muốn.

14. “Could you spell that please?” (Bạn có thể đánh vần nó cho tôi được không?)

Khi bạn nghe một cái tên tiếng nước ngoài hoặc một từ lạ mà bạn không chắc nó được viết thế nào, hãy dùng câu này. Người trả lời bạn sẽ đọc từng chữ cái trong từ đó để bạn mường tượng hoặc ghi ra.

15. “And you?” (Còn bạn thì sao?)

Câu này là một câu huyền thoại và cực được yêu thích bởi người nước ngoài thì nói tiếng Anh. Chúng tôi cũng thích dùng câu này, and you? Đây là câu hỏi bạn dùng để đề nghị người kia đưa ra ý kiến của họ. Ví dụ như khi bạn và một người khác vào quán ăn và gọi đồ, sau khi gọi đồ của mình xong, bạn có thể dùng câu này để lịch sự mời người đó gọi đồ.

16. “(Very) nice to meet you.” (Rất vui được gặp bạn.)

Như một câu thủ tục, bạn có thể dùng câu này khi mới gặp một ai đó hoặc sắp tạm biệt họ. Bạn có thể thay thế “nice” bằng các tính từ khác tương đương như “glad,” “happy” và thêm “very” ở đằng trước nếu muốn.

17. “What do you do?” (Bạn làm nghề gì vậy?)

Nghề nghiệp là một thông tin cơ bản và nhiều khi nó giúp cho cuộc trò chuyện của bạn tự nhiên và thú vị hơn.

18. “Can I have your number?” (Tôi xin số điện thoại của bạn được chứ?)

Đây là một câu đề nghị lịch sự, còn nếu bạn không muốn lịch sự, bạn có thể hỏi thằng như “What is your phone number?” (Số điện thoại của bạn là gì?) nhưng chúng tôi không khuyến khích đâu nhé.

19. “Are you on Facebook/Instagram?” (Bạn có dùng Facebook/Instagram không?)

Số điện thoại có vẻ cũng tốt nhưng ở thời đại công nghệ này, việc biết tài khoản trực tuyến của người khác trên mạng xã hội như Facebook hay Instagram cũng sẽ giúp bạn giao tiếp dễ dàng hơn đấy.

Đặc biệt là qua trang cá nhân của một người, bạn có thể phần nào đoán ra sở thích, mối quan tâm và một vài thông tin khác của họ nữa. Bạn cũng có thể dùng câu thay thế là “Do you have Facebook/Instagram?”

20. “How can I help you?” (Tôi có thể giúp gì cho bạn?)

Câu này đồng nghĩa với một vài câu đề nghị giúp đỡ như “May I help you?” (Tôi có thể giúp bạn được không?), “Is there anything I can help?” (Có gì mà tôi giúp được không?). Bạn biết đấy, giúp đỡ mọi người cũng là điều nên làm mà.

21. “Can you help me?” (Bạn giúp tôi được không?)

Khi bạn gặp khó khăn hoặc không biết phải làm điều gì đó, bạn hãy dùng câu này để nhờ người khác giúp đỡ bạn.

22. “Can you show me the way to…?” (Bạn có thể chỉ đường cho tôi tới…được không?)

Câu này nhất định bạn phải nhớ khi đi nước ngoài nhé. Bên cạnh nó, hãy học thuộc các cấu trúc chỉ đường vì người trả lời cho bạn không thể dẫn bạn tới nơi mà họ sẽ chỉ chỉ đường cho bạn thôi: “Go straight” (đi thẳng), “go across” (đi qua), “turn left/right” (rẽ trái/phải), “turn around” (quay ngược lại),…

23. “I’ll be back in … minute(s).” (Tôi sẽ quay lại sau … phút.)

Là câu bạn dùng để cáo lỗi với người nghe khi muốn đi đâu đó hoặc khi bạn muốn nhờ người đó trông đồ hay thứ gì cho bạn. Nhớ áng chừng số phút cho chính xác, chẳng ai muốn phải chờ đợi quá lâu đâu.

Trên đây là 23 mẫu câu giao tiếp cơ bản mà bạn thường xuyên sử dụng trong giao tiếp hàng ngày kèm giải thích và ví dụ. Nếu muốn chúng tôi bổ sung thêm mẫu câu nào, các bạn hãy comment ngay ở dưới nhé.

Tìm hiểu về chương trình Tiếng Anh Giao tiếp Chuyên nghiệp tại: https://llv.edu.vn/. Hẹn gặp lại các bạn tại blog và fanpage của Language Link Academic với những bài học, bộ bài tập và mẹo học tiếng Anh hiệu quả khác nhé!

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Due to: Nguyên nhân, lý do

Due to: Nguyên nhân, lý do

Thư viện tiếng Anh người lớn 07.01.2025

"Due to là một cụm từ quen thuộc trong tiếng Anh, thường được ử dụng để chỉ ra nguyên nhân hoặc lý do của một [...]

Yet và cách dùng Yet trong câu như thế nào?

Thư viện tiếng Anh người lớn 07.01.2025

Trong bài viết này, chúng ta ẽ cùng nhau khám phá những cách dùng đa dạng của "yet" và tìm hiểu tại ao nó lại trở [...]
Agree: Đồng nghĩa, trái nghĩa và cách dùng

Agree: Đồng nghĩa, trái nghĩa và cách dùng

Thư viện tiếng Anh người lớn 07.01.2025

Tùy theo ngữ cảnh, từ "agree" có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau Khi chúng ta nói "I agree," chúng ta có thể đang đồng [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!