Bạn muốn từ chối một cuộc vui vì bận lịch trình công việc?
Bạn muốn từ chối tham gia vào một dự án mà bạn không hứng thú?
Bạn muốn phủ nhận những tin đồn thất thiệt liên quan đến bản thân?
Trong những tình huống xảy ra hằng ngày đó, bạn sẽ lại nói không bằng cách “say no” phải không? Nhưng, “No” trong nhiều trường hợp không thể diễn đạt đầy đủ ý của người nói, hay bị coi là thiếu lịch sự, cộc lốc trong giao tiếp. Hãy cùng Language Link Academic khám phá nhiều cách nói không trong tiếng Anh hay ho và hữu dụng trong bài viết hôm nay.
1. Những cụm từ thay thế cho “No”
Có nhiều cách nói không trong tiếng Anh hơn bạn tưởng. Trước tiên, hãy tìm hiểu những cụm từ thay thế cho “No” trước đã nhé.
Nope |
Không – Dùng chủ yếu trong giao tiếp, với sắc thái gần gũi, thân thiện, thường sử dụng khi giao tiếp với người thân quen |
No way |
Không đời nào – Dùng để phủ nhận hoàn toàn, không đồng ý mạnh mẽ hoặc diễn tả sắc thái ngạc nhiên |
Veto |
Không đồng ý, tôi ngăn cấm – Dùng để diễn tả sự không đồng tình của cấp trên, hoặc trong đóng dấu từ chối |
Out of question |
Lạc đề, không liên quan, không xem xét, không thể – Diễn tả sự không đồng tình, thường được dùng trong các buổi thảo luận, đánh giá ý kiến, đưa ra quan điểm |
Thumbs down |
Bác bỏ, không đồng tình – Thường được dùng trong văn viết, xuất phát từ hình ảnh ngón cái hướng xuống |
Pigs might fly/ Pigs have wings |
Không thể tin được, một việc khó có thể xảy ra – Đây là một thành ngữ (idioms) trong tiếng Anh |
Under no circumstances |
Không bao giờ, không thể – Phủ nhận, bác bỏ hoàn toàn, với ý nghĩa dù hoàn cảnh nào cũng không thể xảy ra |
Not on your life |
Không liên quan đến tôi – Thể hiện thái độ bàng quang trước lời đề nghị, xin giúp đỡ của người khác, hoặc thái độ thờ ơ, lưỡng lự |
Not a cat (in hell)’s chance |
Không đời nào – Từ chối thẳng thừng, nhấn mạnh sắc thái phủ định |
A fat chance (of something/doing something) |
Không tin, không thể nào, ít có khả năng, không có cơ hội – Dùng để diễn tả sự ngạc nhiên, không thể tin được vào điều nghe thấy, nhìn thấy. Ngoài ra, cụm từ này còn dùng với sắc thái mỉa mai. |
Unfortunately not |
Không – Từ chối lịch sự, còn thể hiện sự tiếc nuối, có cân nhắc lựa chọn trước khi trả lời của người nói |
Maybe another time |
Có thể vào lúc khác – Từ chối lịch sự |
Not this time |
Không phải vào lúc này – Từ chối dứt khoát, vì lý do bận rộn |
2. Những cách từ chối khéo léo
Để thể hiện sự không tán đồng, không đồng tình, hãy áp dụng những cách nói không trong tiếng Anh dưới đây.
The idea sounds great! It’s just that _______. |
Ý tưởng này rất tuyệt, nhưng chỉ là _______. |
We appreciate the offer, however _______. |
Chúng tôi đánh giá cao đề nghị đó, tuy nhiên _______. |
Sounds great, but I can’t commit. |
Rất hay, nhưng tôi không thể đồng ý/cam kết. |
I’m not able to make that time. |
Tôi không thể làm trong khoảng thời gian này. |
No thank you, but it sounds lovely. |
Không, cảm ơn bạn, nhưng nó rất đáng yêu/rất tuyệt/rất hay. |
Thanks for thinking of me but I can’t. |
Cảm ơn vì đã nghĩ đến tôi nhưng tôi không thể. |
I’m not really into it, but thanks for asking. |
Tôi không thực sự hứng thú với nó, nhưng cảm ơn bạn đã đề nghị/ giới thiệu với tôi. |
Sadly I have something else. |
Thật tiếc, tôi đang sử dụng một cái khác mất rồi. |
I wish there were two of me. |
Tôi ước rằng tôi có thể phân thân ra làm hai. |
I’m honored, but I can’t. |
Tôi rất biết ơn, nhưng tiếc rằng tôi không thể. |
Not now, but another time. |
Không phải bây giờ, nhưng có thể vào một thời điểm khác. |
Apologies, but I can’t make it. |
Xin lỗi nhưng tôi không thể làm điều đó. |
I’d love to help, but right now, I’m too busy. |
Tôi rất muốn giúp bạn, nhưng bây giờ tôi đang quá bận. |
I’m awfully sorry I have to refuse such an offer, but _______. |
Tôi thực sự xin lỗi, tôi phải từ chối một đề nghị hay như vậy, nhưng _______. |
What a pity. I’ll be abroad then. |
Tiếc quá, nhưng tôi sẽ đi nước ngoài khi đó. |
I wish I could come, but unfortunately _______. |
Tôi ước rằng tôi có thể đến, nhưng không may mắn rằng _______. |
I’m sorry, I’ll help another time, but I can’t today. |
Tôi xin lỗi, tôi sẽ giúp bạn vào dịp khác, nhưng tôi không thể vào ngày hôm nay. |
3. Lưu ý khi nói không trong tiếng Anh
Dân gian có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vì thế, từ chối lịch sự để đôi bên đều vui vẻ, hài lòng về cuộc trao đổi rất quan trọng. Đặc biệt là trong các buổi thảo luận, thuyết trình, đề xuất ý tưởng, làm việc nhóm. Để “say no” một cách lịch sự, hãy lưu ý những điểm cốt yếu dưới đây:
- Cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng trước khi ra quyết định – “Let me think about it.”: Hành động dành thời gian suy nghĩ, cân nhắc về đề nghị, ý tưởng trước khi từ chối, giúp cho đối phương cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe.
- Khen trước, từ chối sau và đưa ra lý do rõ ràng- “The idea sounds great! It’s just that…”: Lời khen sẽ giúp sự từ chối nhẹ nhàng và lịch sự hơn. Còn những lý do sẽ giúp lời từ chối của bạn thuyết phục, mang tính chất đóng góp và dễ chấp nhận hơn với đối phương.
- Mở ra cơ hội trong tương lai – “I can’t today. How about…?”: Đây là cách thể hiện sự nhiệt tình, mong muốn được tìm hiểu thực sự, dành toàn bộ sự tập trung lắng nghe đề nghị, ý tưởng nào đó
- Thẳng thắn – “I’m sorry, but I can’t.”: Khi bạn thực sự không có hứng thú với những lời đề nghị, thẳng thắn nói không là câu trả lời tốt nhất.
Bạn thấy đó, có rất nhiều cách nói không trong tiếng Anh – đừng chỉ mãi nói “No” khi cần nói không. Tiếng Anh giao tiếp rất đa dạng, với nhiều sắc thái và cách diễn đạt khác nhau, ứng với những tình huống muôn màu hằng ngày trong đời sống và công việc.
Với khóa học Tiếng Anh Giao tiếp Chuyên nghiệp từ Language Link Academic, bạn sẽ được tiếp cận với tiếng Anh theo hướng chuyên nghiệp, bài bản, và hiệu quả nhất. 100% giáo viên người nước ngoài có chuyên môn sư phạm, và phương pháp học tương tác, giáo trình độc quyền sẽ giúp bạn có kỹ năng giao tiếp toàn diện nhất.