Cách làm dạng bài Matching Headings hiệu quả và chính xác

Matching Headings là một trong những dạng câu hỏi chắc chắn xuất hiện trong bài thi IELTS Reading, và cũng là dạng câu hỏi được đánh giá khó ăn điểm tuyệt đối. Một trong những lý do là bởi Matching Headings đòi hỏi người học phải đọc khối lượng bài viết dài và ghi nhớ chúng để tìm ý chính thích hợp – trong thời gian ngắn. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chiến lược cách làm dạng bài Matching Headings một cách xuất sắc.

A – Giới thiệu về cách làm dạng bài Matching Headings

Trong bài kiểm tra IELTS Reading, bạn sẽ được yêu cầu tìm tiêu đề phù hợp cho khoảng 5-6 đoạn văn cụ thể. Loại câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng hiểu ý chính & khoanh vùng thông tin của bạn.

Headings – Tiêu đề là những câu ngắn tóm tắt thông tin trong một đoạn văn. Bạn phải chọn một tóm tắt tốt nhất trong số những tiêu đề có nội dung khá giống nhau. Bạn sẽ được cung cấp từ 5 đến 7 tiêu đề và được yêu cầu khớp từng đoạn trong văn bản với một tiêu đề. Dạng bài này được coi là khó bởi:

  • Matching Headings cần nhiều thời gian hơn các câu hỏi khác để hoàn thành.
  • Thông thường sẽ có nhiều số lượng tiêu đề hơn số đoạn văn.
  • Các tiêu đề có nhiều điểm tương đồng.
  • Các tiêu đề mà chỉ bao gồm chi tiết cụ thể chứ không phải là ý chính (main idea) sẽ dễ đánh lừa thí sinh.

Cách Làm Dạng Bài Matching Headings

B – Các bước thông thường với cách làm dạng bài Matching Headings

  • Bước 1: Đọc tiêu đề và gạch chân các từ khóa chính

Trong cấu trúc của đề thi, bạn sẽ luôn nhìn thấy một danh sách các headings trước khi vào bài đọc. Hãy bắt đầu với các headings này trước, dành khoảng 1-2 phút để đọc kỹ & gạch chân các từ khóa chính trong tiêu đề. Sau đó khi đọc đoạn văn, bạn sẽ nhanh chóng thấy các từ quen thuộc hoặc đồng nghĩa với những từ khóa vừa tìm. 

  • Bước 2: Đọc đoạn văn

Với dạng câu hỏi này, bạn nên bắt đầu với văn bản, không phải câu hỏi. Bạn sẽ đọc một đoạn văn – thường là đoạn A trước – và quyết định xem nó nói về điều gì. Hãy tưởng tượng bạn đang cần mô tả đoạn văn này cho ai đó, và mô tả đó nên càng ngắn càng tốt. Như vậy, bạn sẽ định hình headings tốt hơn.

Bằng cách này, bạn buộc bản thân phải đọc đủ chậm để hiểu ý chính của đoạn văn, nhưng cũng lại cần đọc lướt nhanh qua các tiểu tiết. Hãy nhớ rằng loại câu hỏi này không yêu cầu bạn xác định vị trí chi tiết của sự vật, sự việc trong đoạn văn mà là để nắm bắt các điểm chính.

Nếu có thể hãy khoanh tròn các từ khóa chính của đoạn và ghi nhanh ý chính sang bên cạnh đoạn văn.

  • Bước 3: Ghép nối tiêu đề với đoạn văn

Khi bạn đã đọc đoạn văn và có ý tưởng của riêng bạn về nội dung của nó, bạn hãy quay lại danh sách tiêu đề và đọc chúng.

Hãy đọc mọi tiêu đề theo thứ tự!

Bạn phải chống lại sự cám dỗ dễ nhảy qua nhảy lại từ đoạn này sang đoạn khác & đoạn tiếp theo, v.v … Điều này gây lãng phí thời gian khi hoàn thành phần kiểm tra này.

Nếu bạn dành thời gian đó để đọc kỹ từng tiêu đề, khi bạn đến đoạn D, E, F, bạn có thể ghi nhớ các tiêu đề và bạn có thể tìm thấy headings chính xác nhanh hơn rất nhiều. Đối với đoạn A và B, hãy nghiêm khắc với chính mình. Chỉ đọc đoạn văn một lần, sau đó đọc tất cả các tiêu đề, từ trên xuống dưới.

Khi bạn đọc từng tiêu đề, hãy tự hỏi mình có phải đoạn văn đó nói về vấn đề này không? Nếu bạn đọc đủ cẩn thận, bạn sẽ có câu trả lời có khả năng đúng cao hơn. Nếu bạn băn khoăn về nhiều đáp án, hãy note ra nháp để so sánh, và hoàn thành những đoạn còn lại, sau đó loại trừ các phương án thừa.

Lưu ý: Bạn nên cẩn trọng khi chọn một tiêu đề có chứa từ vựng giống như đoạn văn. Đây thường là một cái bẫy. Xem xét kỹ các chi tiết và quan sát đoạn văn một cách toàn diện.

  • Bước 4: Kiểm tra và viết đáp án vào Answer Sheet

Sau khi đã chọn được đáp án phù hợp, hãy viết ngay xuống phần trả lời trên Answer Sheet. Đừng coi thường bước này bởi nhiều thí sinh vẫn có thói quen “ghi nhớ” câu trả lời trong đầu và tiếp tục đọc các đoạn văn tiếp theo để đề phòng trường hợp có headings khác phù hợp hơn với đoạn văn trên. 

Do đó, khi tìm được đáp án phù hợp, hãy viết ngay xuống Answer Sheet để không quên vã lẫn lộn các câu trả lời.

Cách làm dạng bài Matching Headings hiệu quả và chính xác2

C – Những lỗi sai phổ biến khi làm dạng bài Matching Headings

  1. Bạn có quá nhiều thông tin để đọc mà không đủ thời gian. Thí sinh thường mắc phải sai lầm là đọc từng từ của văn bản.
  2. Cố gắng nối một hay nhiều từ trong tiêu đề với các từ trong đoạn văn để tìm kiếm sự giống nhau.
  3. Một số tiêu đề có thể có cùng ý nghĩa, tức bạn sẽ đọc thấy chúng na ná nhau, nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ phát hiện ra các từ – thường là adj hoặc adverb chỉ mức độ, tần suất giúp tạo sự khác biệt giữa hai headings.
  4. Chỉ đọc câu đầu tiên của mỗi đoạn và không hiểu ý chính của toàn đoạn đó.
  5. Dành quá nhiều thời gian cho một đoạn hoặc tiêu đề.

D – Tips trong cách làm dạng bài Matching Headings

  1. Hãy làm câu hỏi này đầu tiên. Bạn sẽ có thể hiểu được ý nghĩa chung của toàn bộ bài đọc và điều này sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành phần còn lại của các câu hỏi nếu yêu cầu trả lời những nội dung chi tiết hơn về văn bản.
  2. Làm đoạn văn ngắn nhất trước. Bằng cách này, bạn có thể lướt qua nó nhanh hơn, loại trừ bớt số lượng tiêu đề và có nhiều thời gian cho các đoạn văn dài hơn. Đó là cách làm dạng bài Matching Headings cho thấy hiệu quả khá tốt.
  3. Không cần đọc từng từ của văn bản. Việc này sẽ mất rất nhiều thời gian và bạn không có nhiều thời gian chỉ dành riêng cho Matching Headings. Với dạng câu hỏi này, bạn chỉ cần hiểu ý chính của mỗi đoạn. Một trong những cách hay là đọc một hoặc hai câu đầu tiên trong đoạn, và câu cuối cùng của đoạn để đoán ý chính. Bạn cũng có thể kiểm tra những phần còn lại của đoạn văn nhưng không cần đọc từng chữ.
  4. Đừng lo lắng nếu bạn gặp từ mới. Chỉ nên tập trung vào ý nghĩa chung của đoạn văn, không phải các từ riêng lẻ. Ngay cả người bản ngữ, không phải ai cũng hiểu được từng từ trong bài kiểm tra IELTS Reading. You know, bài kiểm tra IELTS đạt đến mức độ “acedemic” mà đôi khi người bản ngữ cũng không hiểu từ chuyên ngành đó nghĩa là gì, do vậy đừng lo lắng.
  5. Hãy nhận biết bằng các từ đồng nghĩa. Nhiều thí sinh có khuynh hướng tìm kiếm các từ trong headlines khớp chính xác với các từ trong văn bản và bỏ qua các từ đồng nghĩa. Ví dụ: một từ khóa trong tiêu đề có thể là ‘beautiful’, tuy nhiên từ mà bạn đang tìm kiếm có thể là nhiều từ đồng nghĩa khác nhau như ‘attractive’, ‘pretty’, ‘lovely’ or ‘stunning’…
  6. Nếu có hai hoặc ba tiêu đề tương tự nhau & bạn băn khoăn không biết chọn cái nào, hãy viết chúng bên cạnh đoạn văn và cố gắng tìm ra sự khác biệt giữa các tiêu đề, sau đó tự đặt ra các câu hỏi: Từ khóa trong mỗi tiêu đề là gì? Chúng khác biệt về ý nghĩa như thế nào? Heading nào phù hợp với đoạn văn nhất?
  7. Nếu bạn vẫn không thể quyết định tiêu đề nào phù hợp nhất, hãy tiếp tục với những đoạn khác và quay lại với nó sau. Câu trả lời thường sẽ dễ dàng tìm thấy hơn sau khi bạn đã ghép xong các tiêu đề còn lại.
  8. Quên đi bất cứ điều gì bạn đã biết về chủ đề này trước bài thi hôm nay. Có thể bạn đã từng đọc các đoạn văn này ở đâu đó, nhưng hãy tạm quên nó đi. Bạn đang làm một bài kiểm tra và mọi câu trả lời đều cần gắn với câu hỏi.
  9. Đừng đọc quá nhanh. Một số lời khuyên cho rằng chỉ nên đọc lướt văn bản vì bạn không có nhiều thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, điều này dẫn đến việc thí sinh không hiểu hầu hết các đoạn văn, vì đoạn nào cũng cố lướt qua thật nhanh, và mắc lỗi. Vậy thì tốt hơn là hãy đọc chậm lại một chút và thực sự hiểu những gì trước mắt bạn.
  10. Đừng hoảng loạn nếu bạn không có kiến thức về chủ đề chung của bài đọc vì nó quá chuyên môn & học thuật (những phát biểu khoa học hay bài nghiên cứu…). Bài kiểm tra IELTS Reading không phải là bài kiểm tra kiến ​​thức mà nó là bài kiểm tra ngôn ngữ. Như đã nói ở tips trên, cách làm dạng bài Matching Headings là kể cả khi bạn đã biết trước về nội dung nào đó của bài đọc thì bạn vẫn phải tạm quên những kiến thức đó đi và bám sát vào câu hỏi. Tuy nhiên, bạn cần có tư duy logic & nền tảng là trình độ tiếng Anh khá để giải quyết các bài kiểm tra.

 

Cách làm dạng bài Matching Headings hiệu quả và chính xác3

E – Ví dụ & phân tích cách làm dạng bài Matching Headings

Đề bài:

List of Headings

i The environmental impact of modern farming
ii The effects of government policy in rich countries
iii Governments and management of the environment
iv The effects of government policy in poor countries
vi Farming and food output

Section A
The role of governments in environmental management is difficult but inescapable. Sometimes, the state tries to manage the resources it owns, and does so badly. Often, however, governments act in an even more harmful way. They actually subsidise the exploitation and consumption of natural resources. A whole range of policies, from farm price support to protection for coal-mining, do environmental damage and (often) make no economic sense. Scrapping them offers a two-fold bonus: a cleaner environment and a more efficient economy. Growth and environmentalism can actually go hand in hand if politicians have the courage to confront the vested interest that subsidies create.

SectionB
No activity affects more of the earth’s surface than farming. It shapes a third of the planet’s land area, not counting Antarctica, and the proportion Is rising. World food output per head has risen by 4 per cent between the 1970s and 1980s mainly as a result of increases in yields from land already in cultivation, but also because more land has been brought under the plough. Higher yields have been achieved by increased irrigation, better crop breeding, and a doubling in the use of pesticides and chemical fertilisers in the 1970s and 1980s.

Section C
All these activities may have damaging environmental impacts. For example, land clearing for agriculture is the largest single cause of deforestation; chemical fertilisers and pesticides may contaminate water supplies; more intensive farming and the abandonment of fallow periods tend to exacerbate soil erosion; and the spread of mono-Culture and use of high-yielding varieties of crops have been accompanied by the disappearance of old varieties of food plants which might have provided some insurance against pests or diseases in future. Soil erosion threatens the productivity of land In both rich and poor countries. The United States, where the most careful measurements have been done, discovered in 1982 that about one-fifth of its farmland as losing topsoil at a rate likely to diminish the soil’s productivity. The country subsequently embarked upon a program to convert 11 per cent of its cropped land to meadow or forest. Topsoil in India and China is vanishing much faster than in America.

Câu trả lời & phân tích

Đầu tiên, chúng ta đọc các headings bên trên và gạch chân các từ khóa chính

i – The environmental impact of modern farming

ii – The effects of government policy in rich countries

iii – Governments and management of the environment

iv – The effects of government policy in poor countries

v – Farming and food output

Sau khi gạch chân xong, hãy tiến nhanh đến đoạn văn ngắn nhất. Ở đây ta có thể thấy chỉ có 3 đoạn văn, và các đoạn văn có độ dài gần tương tự như nhau, do đó chúng ta sẽ đi theo thứ tự từ section A.

Section A

Trong Section A, từ khóa chính là ‘government, environmental management, policies, the state, politicians’. 

Đọc hai câu đầu tiên của đoạn văn, ta thấy vẽ lên bức tranh về chính phủ, chi tiết hơn thì là “harmful way”. Như vậy, đáp án sẽ nằm ở ii, iii hoặc iv.

Lướt qua phần thân đoạn, ta không thấy nhắc đến “rich” hay “poor” nào cả, mà chỉ thấy nhắc chung về sự trợ cấp, nền kinh tế, môi trường. Đoạn văn này giải thích vai trò của các chính phủ trong việc quản lý môi trường với các ví dụ về trợ cấp, thảm họa môi trường, các chính sách cụ thể. Khá rõ ràng để lựa chọn heading iii với section A.

Section B

Trong Section B, từ khóa chính là ‘farming, food output, yields, cultivation, irrigation, crop breeding, fertilisers’. 

Câu mở đầu đã khẳng định: Không một hoạt động ảnh hưởng tới bề mặt trái đất hơn canh nông – farming. Do vậy nội dung chính chắc chắn liên quan đến “farm”. Nhìn vào danh sách headings, nhanh chóng lọc ra từ các từ khóa, chúng ta có các đáp án có khả năng nhất là i hoặc v.

Tiếp theo, trong các từ khóa liệt kê bên trên có “food output”. Thêm nữa, nếu đọc lướt đoạn văn, ta thấy section B nói về các phương pháp trong làm nông nghiệp & sản xuất đồ ăn. Vậy rất rõ ràng ta lựa chọn heading cho Section B là v.

Section C

Keyword của section C là ‘deforestation, pesticides, contaminated, soil erosion, high yield crops, topsoil’. 

Câu mở đoạn “All these activities may have damaging environmental impacts” có từ khóa quan trọng nhất là “environmental impacts” Các đáp án chỉ còn lại i, ii & iv, và ta có thấy nhắc về các nước “”The United States, “India and China”. Đọc kỹ hơn, ta thấy có câu “…in both rich and poor countries”. Vậy đoạn này cần xem xét kỹ hơn về nội dung bên trong.

Tuy không có từ “modern” trong danh sách từ khóa, nhưng ta lại có thể thấy các đặc điểm tương đồng với “modern farming” là các hoạt động “land clearing for agriculture”, “chemical fertilisers and pesticides”, “more intensive farming and the abandonment of fallow periods”… đều là biểu trưng của canh nông hiện đại. Và mặc dù có cụm từ “rich” & “poor country” nhưng đoạn văn này không nói lên tác động cụ thể của chính phủ nước nào lên các nước giàu hay nghèo cả.

Do đó, heading phù hợp của section C là i.

D – Bài luyện tập & đáp án cách làm dạng bài Matching Headings

Hãy cùng luyện tập với dạng đề Matching Headings này để có kỹ năng làm bài tốt hơn các bạn nhé! 

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong cách làm dạng bài Matching Headings để dạng bài này không còn là nỗi lo đối với các thí sinh IELTS. Hy vọng các bạn sẽ luyện tập thật tốt & giành được số điểm cao trong dạng bài Matching Headings nói riêng và tổng thể phần thi 40 câu hỏi của IELTS Reading nói chung. 

Chúc bạn thành công!

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thuần thục sử dụng câu hỏi đuôi (tag question) trong giao tiếp

Thuần thục sử dụng câu hỏi đuôi (tag question) trong giao tiếp

Thư viện tiếng Anh người lớn 19.11.2024

Câu hỏi đuôi (tag que tion) không chỉ đơn thuần là một cấu trúc ngữ pháp mà còn là một công cụ giao tiếp quan trọng [...]
Bí quyết nắm lòng cách phát âm s và es trong tiếng Anh

Bí quyết nắm lòng cách phát âm s và es trong tiếng Anh

Thư viện tiếng Anh người lớn 19.11.2024

Trong bài viết này, chúng ta ẽ cùng khám phá cách phát âm và e trong tiếng Anh, từ đó giúp bạn nắm vững cách phát [...]
Bí quyết chinh phục 6.5-7.5 Reading IELTS trở lên

Bí quyết chinh phục 6.5-7.5 Reading IELTS trở lên

Thư viện tiếng Anh người lớn 19.11.2024

IELTS Reading luôn là một thử thách đối với nhiều thí inh Để đạt được band điểm 65-75, bạn cần có những chiến [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!