Muốn con thông minh, hãy cho con học tiếng Anh từ Mẫu giáo!

Muốn con thông minh, hãy cho con học tiếng Anh từ Mẫu giáo!

Những nghiên cứu mới nhất về não bộ và thần kinh trên thế giới đã chỉ ra rằng, trẻ em học ngoại ngữ hay thực hành song ngữ có khả năng phát triển não bộ, làm giàu ngôn ngữ, đẩy mạnh khả năng quan sát và xử lí vấn đề, giúp trẻ dễ dàng thành công hơn trong học tập và sự nghiệp tương lai.

Học ngoại ngữ ngữ sớm ở trẻ: Thẩm thấu dễ dàng và hiệu quả

Theo các giáo sư ngôn ngữ và não bộ từ các trường đại học của Anh và Mỹ, việc thực hành nói song ngữ có thể được thực hiện từ rất sớm, ngưỡng tối ưu là từ 9 tháng đến 6 tuổi, khi não bộ trẻ phát triển với tốc độ nhanh chóng, thẩm thấu mọi thông tin xung quanh với tốc độ chóng mặt.

Điều tuyệt diệu của việc giới thiệu ngôn ngữ sớm là ở chỗ: quá trình thẩm thấu ngoại ngữ đến hoàn toàn tự nhiên thông qua các trò chơi tĩnh và vận động, bài hát, truyện kể, đóng kịch – đóng vai…

Việc này hoàn toàn giống như việc trẻ học nói và phát biểu ngôn ngữ mẹ đẻ, do đó, trẻ hoàn toàn không có cảm giác rằng mình phải vận động trí não hay “luyện tập” phát âm.

Việc học này dựa trên sự nhận biết, bắt chước và ghi nhớ trong thời gian não “mở”, lúc này trẻ ít xấu hổ và ít sợ sai và luôn sẵn sàng học bắt chước người lớn, do đó việc tiếp cận với người nói đúng, nói chuẩn lại trở thành mấu chốt của khả năng ngôn ngữ trong tương lai của trẻ.

Những điều trên hoàn toàn đồng nhất với quan điểm của nhà giáo dục, tiến sỹ Maria Montessori, người sáng lập ra phương pháp giáo dục Montessori được ưa thích và áp dụng trên toàn cầu, về giáo dục ngôn ngữ sớm. Bà cho rằng: dưới 6 tuổi là thời kì trẻ em sở hữu trong mình “trí tuệ thẩm thấu”: thời kì mà trẻ tiếp thu mọi thứ thực sự dễ dàng và tự nhiên về môi trường xung quanh.

Do đó, ngôn ngữ – thứ tự nhiên nhất trong giao tiếp của con người – được lĩnh hội nhanh chóng và dễ dàng. Sau 6 tuổi khi trẻ hiểu nhiều và hoàn thiện khái niệm về bản thân cũng như tính cách đã hình thành, khi trẻ biết xấu hổ hay ngượng khi nói từ ngữ lạ, kỹ năng học ngoại ngữ tự nhiên dần dần bị nhạt phai.

Muốn con thông minh, hãy cho con học tiếng Anh từ Mẫu giáo!

Thông minh hơn nhờ học ngoại ngữ sớm

Các quan sát và ghi chép do trường ĐH Harvard thực hiện dựa trên các nhóm trẻ đơn ngữ và những nhóm trẻ được tiếp cận đa ngôn ngữ từ rất sớm cho thấy: não bộ của nhóm trẻ đa ngôn ngữ hoạt động nhanh hơn, khả năng ghi nhớ vượt trội, xử lí thông tin tốt hơn, giải quyết các vấn đề về quan sát ít gặp trở ngại hơn. Trẻ có khả năng tập trung tốt do não bộ được vận động thường xuyên bởi quá trình tư duy ngôn ngữ song song.

Theo chuyên gia giáo dục Gavan Iacono, Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục Language Link Việt Nam, quá trình tư duy song song 2 hoặc nhiều ngôn ngữ ở trẻ đa ngữ mang lại kết quả là trẻ sự thấu hiểu bản chất của các ngôn ngữ mà trẻ được học hơn hẳn các trẻ đơn ngữ.

Ông Gavan Iacono đưa ra dẫn chứng về sự thấu hiểu ngôn ngữ như sau: Đối với trẻ chỉ học tiếng Việt,  từ “xanh” được dùng để chỉ cả”xanh lá cây” và “xanh da trời”, trong khi, đối với trẻ được học tiếng Anh từ sớm, việc phân biệt 2 màu này không thông qua tai nghe từ “xanh” hay mắt nhìn màu sắc mà não bộ chuyển động sang ngôn ngữ mới, với 2 từ và 2 màu hoàn toàn khác biệt: “blue” và “green”.

Hơn thế nữa, trẻ học ngoại ngữ sớm thường có trí thông minh cảm xúc (EQ) cao, dễ cảm thông và chia sẻ với những người khác, biết trân trọng và cởi mở đón nhận những ý tưởng và giá trị văn hoá mới, khả năng thích nghi phát triển về cả trí tuệ lẫn đời sống hàng ngày. Đây là hành trang tuyệt vời cho các con bước vào kỷ nguyên văn hoá – kinh tế giao thoa toàn cầu.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vì sao không nên quá tin tưởng các bảng xếp hạng đại học thế giới khi chọn trường để du học?

Tin tổng hợp 23.12.2024

Các bảng xếp hạng đại học, đặc biệt là các bảng xếp hạng QS World Univer ity Ranking , Time Higher Education (THE) và [...]

Những lối tắt trong phát triển: Cẩn thận “lợi bất cập hại”!

Tin tổng hợp 23.12.2024

Sự hấp dẫn của các con đường tắt luôn khó cưỡng lại Dù là trong ự phát triển cá nhân, tiến bộ xã hội hay tăng [...]

Giáo dục trên bàn nghị sự G20: Giải pháp cho những thách thức toàn cầu năm 2024

Tin tổng hợp 19.12.2024

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024, dưới ự chủ trì của Brazil, giáo dục đã trở thành một trong [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!