Những dạng câu hỏi phổ biến trong đề thi Đọc IELTS và cách chinh phục chúng

Trong bài thi IELTS, phần thi Đọc (Reading) có thời lượng 60 phút, gồm 3 bài, thí sinh phải trả lời 40 câu hỏi bao gồm cả General và Academic. Thời gian này tính cả thời gian hoàn thành answer sheet nên cần phải phân bố thật hợp lý. Vì vậy khi có đáp án thì điền ngay vào bảng trả lời để không mất thời gian.

Ngoài việc nắm rõ cấu trúc đề thi, các thí sinh nên nắm rõ các dạng câu hỏi để có thể đạt được số điểm tối ưu nhất. Cùng Language Link Academic tìm hiểu cách chinh phục từng dạng câu hỏi trong phần đề thi Đọc nhé!vấn đề này nhé!

  1. Dạng bài True/ False/ Not given, Yes/No/ Not Given

Đây là dạng bài yêu cầu bạn phải quyết định thông tin được đưa ra ở câu hỏi là Đúng hay Sai hoặc là thông tin không có trong bài đọc (Not Given). Dạng câu hỏi này sẽ đưa cho bạn 1 list các câu hỏi, và bạn cần chọn thông tin đó là Đúng – Sai – Không được đưa ra.

Thông thường có 2 loại câu hỏi cho dạng đề này:

  1. True/False/Not given: là dạng cần dựa vào facts có trong bài

-> Dấu hiệu nhận biết: Do the following statements agree with the information given in Reading…?

  1. Yes/No/Not given: là dạng cần suy luận theo ý kiến, quan điểm của tác giả

-> Dấu hiệu nhận biết: Do the following statements agree with the claims of the writer in Reading…?

Ở đây:

True –  Nếu thông tin câu hỏi được đưa ra có trong bài thì là đúng, bạn chọn True

False – Nếu thông tin câu hỏi được đưa ra trái ngược với thông tin trong bài thì là sai, bạn chọn False

Not Given: Nếu thông tin được đưa ra là không có trong bài hoặc không xác định được thì chọn đáp án này.

(Yêu cầu của đề bài là True/False thì phải ghi đúng True/False còn Yes/No cũng vậy)

Tips làm bài

  • Trước hết, phân tích qua dạng bài này, thí sinh khi làm bài Reading thường gặp khó khăn ở việc xác định đáp án là Not given hay không bởi không biết thông tin cần tìm kiếm ở đâu. Các bạn cố gắng tìm keywords thay vì cố gắng hiểu nghĩa chung của toàn câu vì thế mà thường bối rối.
  • Trong bài thi, bạn chú trọng nhiều vào keywords, nhưng có thể không có keywords mà đó có thể là bẫy “synonyms” – từ đồng nghĩa.
  • Đặc biệt chú ý, True là đáp án phải chính xác, nếu nghĩa chỉ tương tự thì vẫn là False. Vì thế, bạn cần cẩn trọng trong phần thi này để không bị mắc bẫy của bài thi.
  • Thêm nữa, Not Given không có nghĩa là không có từ nào trong câu hỏi thuộc bài đọc. Vì thế, các bạn cần chú ý để không bị lẫn khi làm bài thi này.
  • Vậy thì IELTS Reading tips để làm bài như sau:
  • Khi làm bài, các bạn luôn đọc chỉ dẫn cẩn thận
  • Bạn đừng đoán mà hãy đọc kỹ để dựa vào đó làm bài
  • Đọc tất cả các câu hỏi và cố gắng hiểu ý toàn câu thay vì chăm chăm tìm keywords. Đặc biệt chú ý đừng quên những từ quan trọng ví dụ như các từ chỉ tần suất. Chỉ cần có một số từ như thế này sẽ thay đổi toàn bộ nghĩa của câu “some, all, mainly, often, always and occasionally.” Ví dụ ‘Coca-Cola has always made its drinks in the U.S.A.’ sẽ có nghĩa khác với ‘Coca-Cola has mainly made its drinks in the U.S.A.’
  • Chú ý những động từ quan trọng trong câu ví dụ như “suggest, claim, believe and know”. So sánh hai câu này nghĩa khác hẳn nhau: ‘The man claimedhe was a British citizen,’ and ‘The man is a British citizen’.
  • Skim và Scan – đọc lướt là kỹ năng cơ bản nhưng với dạng bài này thì bạn cần đọc kỹ phần chứa đáp án để tránh bỏ sát và hiểu sai.
  • Bạn cần chú ý từ đồng nghĩa – synonyms thay vì chăm chăm vào keyswords. Điều này sẽ giúp bạn xác định được phần chính xác chứa đáp án
  • Tập trung vào câu hỏi rồi so sánh với phần chứa thông tin để xác định đáp án. Nhớ rằng ý nghĩa cần đúng chính xác với thông tin trong bài, nếu chỉ tương tự vẫn là False – Sai.
  • Nếu không thấy thông tin trong bài thì hãy chọn Not Given, đừng tốn thêm thời gian. Nếu sau khi làm xong thừa thời gian thì bạn xem lại để chắc chắn hơn.
  • Nếu bạn không thực sự chắc câu trả lời hoặc không tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi đó thì hãy đánh dấu là ‘not given’.
  • Với dạng bài này, câu trả lời sẽ theo trật tự xuất hiện trong bài đọc do đó bạn có thể tham khảo so sánh.
  1. Dạng bài Multiple choice – Chọn đáp án

Dạng câu hỏi này là câu trắc nghiệm, dễ gặp đối với bài thi Reading và hầu hết các bạn đều quen thuộc. Câu hỏi dạng này tương tự với True/ False/ Not Given. Bạn cần chọn đáp án đúng trong tổng số đáp án được cho, loại đi đáp án sai. Câu hỏi sẽ ghi rõ bạn cần chọn 1 hay bao nhiêu đáp án đúng.

Cách làm bài Reading – Multiple choice

Note: Các câu trả lời đều theo trật tự nên các bạn sẽ thấy câu trả lời trước rồi mới đến câu trả lời sau nhé.

  • Bước 1: Bạn đọc câu hỏi đầu tiên để hiểu chủ đề.
  • Bước 2: Tập trung vào key word của câu hỏi để từ đó xác định đúng đoạn văn cần đọc của bài.
  • Bước 3: Các câu hỏi sẽ theo trật tự đoạn văn nên bạn bắt đầu đọc lướt đoạn văn để xác định Paragraph đúng.
  • Bước 4: Chú trọng đọc đoạn văn lần nữa cẩn thận, đọc lại câu hỏi – đọc từng lựa chọn mà bạn đã xác định ở bước 3 để loại trừ.
  • Bước 5: Bạn xác định câu trả lời là “Fact” – Dữ liệu hay “Opinion” – Ý kiến
  • Bước 6: Loại đáp án sai để chọn đáp án đúng.
  • Bước 7: Tiếp tục đọc và trả lời câu hỏi tiếp theo
  1. Dạng bài Matching Heading Questions

Bài thi Matching Headings – nối tiêu đề là dạng bài đưa ra nhiệm vụ cho thí sinh là 5-7 tiêu đề cho các đoạn văn trong bài văn. Hai phần nối này không giống nhau về số lượng, sẽ có nhiều tiêu đề hơn đoạn văn và thí sinh sẽ phải lựa chọn để nối với đúng nội dung của đoạn văn trong bài thi.

Tips làm bài

  • Bài dài nhưng để nắm được ý chung thì bạn cần đọc toàn bài. Điều này là rất cần thiết nên nếu cảm thấy khó thì vẫn phải đọc.
  • Hãy chú ý đến từ đồng nghĩa để tránh sập bẫy. Ví dụ bạn thấy trong heading, bạn có “environmental” nhưng ta không tìm chính xác từ này trong đoạn văn vì có sự thay thế từ ở đây. Bạn cần chọn đoạn chứa từ “green”. Bởi ở đây người ta có sử dụng cách paraphrasing.
  • Đọc kỹ Heading và nối theo từng đoạn được cho để kiểm tra độ logic nếu bạn sẽ thấy Heading giống nhau, có ý nghĩa tương tự nhau. Có thể bạn thấy mất thời gian nhưng đừng bỏ qua để tránh lỗi không đáng có.
  • Tránh việc chỉ chú trọng vào từ vựng chung chung, có thể nối với nhiều đoạn. Quan tâm đến những từ vựng đặc biệt chỉ dành riêng cho heading đó.
  • Nếu gặp khó, hãy để đó và làm câu dễ trước. Vì thời gian bài thi sẽ giới hạn nên đừng cố quá ở câu khó. Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành các câu trả lời khác thì bạn sẽ hiểu hơn về bài văn. Đừng cố phỏng đoán mà hãy làm bài dễ trước, sau đó quay lại lần nữa để trả lời.
  1. Dạng bài Matching information

Matching information – Nối hai vế với nhau là dạng bài yêu cầu thí sinh phải tìm đoạn văn có chứa thông tin được cho. Dạng bài này thường dễ mất nhiều thời gian của thí sinh nếu không nắm được phương pháp cách làm. Có nhiều bạn vì mất nhiều thời gian cho dạng bài này mà không kịp làm hết cả bài thi.

Những điều cần chú ý khi làm bài: Có một đặc điểm của bài dạng Matchinh Information là bạn sẽ thường thấy có nhiều đoạn văn hơn câu hỏi do đó một vài đoạn văn sẽ không có câu trả lời. Nhưng có một vài đoạn văn lại chứa nhiều câu trả lời. Khác với dạng bài “heading matching question” thì dạng này bạn sẽ phải tìm “specific information – thông tin cụ thể” của đoạn văn thay vì tìm ý “general meaning” cho cả bài. Và bạn cũng phải đọc toàn bộ đoạn văn thay vì chỉ scan và đọc chú trọng câu đầu hay câu cuối.

Có những vấn đề mà bài thi này gây khó cho người thi là:

  • Câu hỏi không dễ xác định, có thể liên quan đến toàn đoạn văn chứ không phải là một đoạn.
  • Sắp xếp câu hỏi không theo trật tự bài đọc
  • Thông tin trong câu hỏi không phải là ý chính
  • Đôi khi 1 đoạn văn có thể chứa nhiều câu trả lời

Tips làm bài hiệu quả

  • Với những vấn đề trên, bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để vượt qua bài thi dễ dàng hơn. Cụ thể, có một số kỹ năng cần thiết dưới đây:
  • Skimming/Understanding general meaning (Skimming và hiểu ý chính của bài). Việc này sẽ giúp bạn xác định được đoạn văn bạn cần đọc để tìm đáp án. Bạn cần hiểu được toàn bài văn trước khi tìm đáp án cho từng câu hỏi.
  • Looking for synonyms – intensive reading (Tìm từ đồng nghĩa – chú ý đọc kĩ hơn để tránh bẫy)
  • Nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm những từ, cụm từ có nghĩa tương tự với từ, cụm từ trong câu hỏi. Vậy bạn cần nắm được Key word trong câu hỏi. Ví dụ “Why bats hunt in the dark” được nối với cụm “natural selection has favored bats that make a go of the night-hunting trade”.
  1. Dạng bài Matching endings – Hoàn thành câu chưa hoàn chỉnh

Bài này có nghĩa là việc chọn kết nối hai câu văn chưa hoàn chỉnh với nhau. Đề ghi một list những câu chưa hoàn chỉnh (no endings), và một list khác là những “endings”. Bạn có nhiệm vụ là dựa vào nội dung bài text để nối các từ hai bên list với nhau thành câu hoàn chỉnh.

Dạng bài này thì thường không xuất hiện thường xuyên nhưng các bạn cũng cần học tốt để không bị động khi dán.

Bài thi này kiểm tra kỹ năng hiểu ý chính của đoạn văn, ngữ pháp, cách liên kết ý của một câu.

  • Tips làm bài: Một số tips để bạn làm bài này hiệu quả hơn:
  • Dạng Matching endings sẽ có câu trả lời theo trật tự đoạn văn do đó đáp án câu 2 sẽ sau câu 1. Điều này giúp bạn dễ làm bài hơn.
  • Hãy đoán nghĩa của câu trước khi kiểm tra endings nhé.
  • Đọc đề (incomplete sentence) trước khi bạn đọc (endings) hoặc bài văn. Bạn sẽ thấy có nhiều endings nên sẽ tốn thời gian để đọc hết endings trước.
  • Tìm kiếm những cụm từ đồng nghĩa và cách viết lại từ vựng trong đề tương ứng với keysword trước và trong khi đọc đoạn văn.
  • Endings đều xuất hiện hết trong bài viết nhưng bạn không cần phải đọc hết mà chỉ đọc những câu mà bạn nghĩ rằng phù hợp với câu đề (incomplete sentence).
  • Tìm và gạch chân keywords, bạn chú ý những từ như “names, place names, dates, years…” vì chúng dễ trả lời nhất.
  • Câu hỏi khó nhất thường là câu đầu tiên nên bạn dùng nhiều thời gian cho câu này. Bạn có nhiều lựa chọn khác nhau cho câu đầu tiên và điều đó khiến bạn mất nhiều thời gian. Câu hỏi cuối sẽ mất ít nhiều thời gian vì bạn còn ít lựa chọn hơn.
  1. Dạng bài Short answer questions – Trả lời câu hỏi ngắn

Đây là dạng câu hỏi ngắn, đòi hỏi người làm phải trả lời theo yêu cầu với thông tin có được từ bài đọc. Dạng này vô cùng quan trọng phần thi IELTS Reading và thường xuất hiện nhiều trong các đề thi nên các bạn cần chú ý nhé.

Tips làm bài:

  • Câu hỏi được thực hiện theo trật tự bài đọc nên bạn cứ thế mà trả lời câu hỏi kế tiếp.
  • Đọc câu hỏi rồi đọc đoạn văn, hiểu rõ ý của câu hỏi rồi mới tìm câu trả lời.
  • Chú ý kỹ chỉ dẫn ‘NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER.’
  • Câu trả lời không nhất thiết phải đúng ngữ pháp, chỉ cần đúng ý câu hỏi là được.
  • Lấy thông tin từ bài đọc, không trả lời bằng ý kiến cá nhân
  • Mẹo nhỏ nhưng không phải là tất cả: Keywords trong câu hỏi thường là Nouns (danh từ) hoặc Noun phrases (cụm danh từ) nên bạn có thể chú trọng tìm phần này trước.
  • Khi có keywords, luôn nhớ sang từ đồng nghĩa – synonyms và paraphrases để tìm thông tin.

Cách làm bài Short answer questions

Bạn có thể áp dụng các bước làm bài như sau:

  • Bước 1: Đọc hướng dẫn, note giới hạn từ vựng cần trả lời.
  • Bước 2: Đọc hiểu câu hỏi đề ra.
  • Bước 3: Gạch chân keywords xuất hiện trong câu hỏi.
  • Bước 4: Nhớ đến từ đồng nghĩa -synonyms và paraphrases của keywords
  • Bước 5: Tìm đáp án trong bài đọc với phần chứa thông tin trả lời.
  • Bước 6: Đọc lại câu hỏi của bài thi.
  • Bước 7: Đọc đoạn văn có thông tin cho câu trả lời 1 lần nữa để chắc chắn đáp án đúng.
  • Bước 8: Tiếp tục làm câu hỏi kế tiếp.
  1. Dạng bài Gap Fill

Gap Fill cũng là một dạng bài thường gặp trong bài thi IELTS. Bạn sẽ được đọc một bài đọc và dùng thông tin trong bài đọc để điền vào bảng, biểu đồ, ghi chú…được cho. Dạng bài này là dạng thường xuyên xuất hiện trong bài đọc IELTS.

Completing tables, charts, note, diagrams và Summary Completion là những tên khác gọi của dạng câu hỏi này, cách làm cũng tương tự nên IELTS Fighter sẽ tổng hợp chung để bạn áp dụng cho bài thi.

Lưu ý khi làm bài:

  • Những từ được cho trong khung không phải nhất nhất phải giống các từ trong bài đọc.
  • Phần tóm tắt có thể liên qua đến một phần hay toàn bộ bài đọc
  • Phần tóm tắt sẽ theo trật tự của bài văn do đó mà bạn có thể yên tâm chọn.
  • Những từ được cho trong khung có thể nhiều hơn số từ cần điền.

Các bước làm bài Gap Fill

Câu trả lời sẽ không theo thứ tự như câu hỏi nên bạn cần tìm key và làm bài chứ không đọc theo thứ tự.

Để làm bài dạng này, các bạn có thể áp dụng theo các cách sau:

  • Bước 1: Đọc hướng dẫn và gạch Key. Nghĩ đến các từ đồng nghĩa.
  • Bước 2: Đọc lướt qua để hiểu ý chính của bài đọc
  • Bước 3: Đọc tóm tắt và câu hỏi để hiểu rõ dạng từ cần điền, các thông tin được cung cấp, nhớ keywords để tìm lại thông tin trong đoạn văn
  • Bước 4: Bạn đọc kỹ lại bài đọc và cầm bút dò theo hướng sơ đồ/bảng để biết mình đang ở phần nào của bảng/sơ đồ để điền cho chính xác.

Trong bài đọc và sơ đồ đều sẽ có từ tóm tắt gợi ý đồng nghĩa với các từ trong bài text để bạn biết từ cần điền là gì.

  • Bước 5: Sau khi điền xong thì kiểm tra lại ngữ pháp, dạng từ xem đã đúng hay chưa và có bị sai chính tả hay không.
  1. Dạng bài Completing sentences – Hoàn thành câu

Đây là dạng bài sẽ đưa ra cho bạn một số câu chưa hoàn thành và bạn cần phải sử dụng những từ có trong đoạn văn để điền vào câu trả lời. Dạng câu này không quá khó nhưng cần tìm thông tin kỹ cũng như chú ý đến ngữ pháp cẩn thận.

Bạn cần dựa vào đoạn văn cho trước để lấy câu trả lời. Luôn phải lưu ý chỉ dẫn NO MORE THAN TWO WORDS from the text for each answer. Nghĩa là bạn chỉ được điền 1-2 từ trong đoạn văn, nếu vượt quá sẽ không được điểm.

Những vấn đề thường mắc phải

Đối với dạng bài này, bạn sẽ thường có thể vô tình mắc phải những lỗi sau và nên tránh:

Luôn cố gắng tìm từ trong đoạn văn giống hệt trong đoạn văn. Tuy nhiên, cũng như các dạng câu hỏi khác, phần từ đồng nghĩa sẽ xuất hiện tất yếu do đó bạn sẽ không tìm được từ giống hệt mà sẽ là các từ đồng nghĩa. Vì thế, bạn cần biết kỹ năng Paraphrasing viết lại câu.

Không đọc hướng dẫn cẩn thận nên sẽ trả lời sai giới hạn từ, không được điểm cao.

Thường đọc đoạn văn trước câu hỏi sau đó lại phải đọc lại vì bạn sau đó tìm câu trả lời trong câu hỏi.

Các bước làm bài

Bạn có thể áp dụng các bước làm bài như sau:

  • Bước 1: Đọc phần hướng dẫn trước, ghi lại số từ mà bạn cần phải viết
  • Bước 2: Đọc câu chưa hoàn chỉnh, đoán từ sẽ là đáp án đúng: loại từ gì, nghĩa có thể..
  • Bước 3: Đọc những câu chưa hoàn chỉnh, có gắng đoán từ, dự đoán câu trả lời.
  • Bước 4: Tìm kiếm từ đồng nghĩa, cụm từ viết lại câu tương ứng từ khóa
  • Bước 5: Bạn Scan để tìm từ khóa sau đó xác định câu trả lời
  • Bước 6: Sửa lại lỗi chính tả.
  • Bước 7: Tiếp tục làm câu khác.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Language Link Việt Nam kết hợp cùng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp quản trị công nghệ Bình Dương khai giảng năm học mới 2024 – 2025

Tin tức & Sự kiện 12.11.2024

Ngày 8-11, Trung tâm Language Link Việt Nam kết hợp cùng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp quản trị công nghệ Bình Dương đã [...]

Language Link Academic tặng con 03 tuần học miễn phí lớp tăng cường ngữ pháp Tiếng Anh 

Tin tức & Sự kiện 01.11.2024

Kỳ thi học kỳ đang đến rất gần, để giúp con có ự chuẩn bị tốt nhất, Language Link Academic tặng con 03 tuần ôn [...]

Phát động cuộc thi Speaking Contest với chủ đề: TEACHER LIFT US UP

Tin tức & Sự kiện 01.11.2024

Cuộc thi hấp dẫn nhất năm 2024 mang tên “Teacher Lift U Up” với tổng giá trị quà tặng lên tới 80,000,000đ ẽ là ân [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!