tiếng Anh THCS lớp 6

Tiếng Anh THCS lớp 6 – Nội dung kiến thức và phương pháp học tập

Lớp 6 là thời điểm chuyển giao giữa bậc học THCS và giai đoạn tiểu học. Chương trình học tập cấp 2, đặc biệt với môn tiếng Anh, sẽ có nhiều điểm khác biệt, phức tạp và nâng cao hơn, đòi hỏi học sinh phải tập trung và nỗ lực hơn cả. Nhằm giúp lứa học sinh đang trong giai đoạn chuyển giao từ cấp 1 lên cấp THCS lựa chọn được các phương pháp học hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ đưa ra cái nhìn khái quát về nội dung kiến thức trong chương trình tiếng Anh THCS lớp 6 và các “bí kíp” học tiếng Anh hiệu quả.

Tiếng Anh THCS lớp 6 là "bước đệm" cho các giai đoạn học tiếng Anh sau này

Tiếng Anh THCS lớp 6 là “bước đệm” cho các giai đoạn học tiếng Anh sau này

I. Tiếng Anh THCS lớp 6 – Tổng quan về chương trình giảng dạy

Chương trình giảng dạy tiếng Anh THCS lớp 6 được chia thành hai kỳ học, bao gồm 12 bài học chính. Trong đó, kỳ học thứ nhất kéo dài từ unit 1 đến unit 6, gồm những nội dung: My new school, My home, My friends, My neighbourhood, Natural wonders of the world, Our Tet holiday. Chương trình tiếng Anh học kỳ hai bắt đầu với unit 7 và kết thúc tại unit 12, gồm những nội dung: Television, Sports and game, Cities of the world, Our houses in the future, Our greener world, Robots.

Mỗi bài học chính đều được xây dựng trên các phần dưới đây:

  • Từ vựng
  • Ngữ pháp
  • Phát âm
  • Tổng hợp 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết

Có thể thấy, nội dung kiến thức trong chương trình học kỳ I vẫn là những chủ đề quen thuộc, gần gũi, mang tính chất ôn tập lại kiến thức trong chương trình tiểu học. Đây cũng là cấu trúc hợp lý, giúp trẻ không cảm thấy bỡ ngỡ trong thời điểm chuyển giao giữa hai bậc học. Sang học kỳ II, kiến thức về từ vựng, ngữ pháp sẽ phức tạp và “khó nhằn” hơn, các chủ điểm lớn cũng tập trung vào những chủ đề tương đối mới lạ, đặc biệt với những nội dung như “Robots” hay “Our greener world”.

Các kiến thức ngữ pháp quan trọng trong chương trình lớp 6 bao gồm: đại từ nhân xưng và tính từ sở hữu, những nội dung và kiến thức cơ bản về thì trong tiếng Anh (hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, tương lai gần), động từ khuyết thiếu (can/could/might/may,…), số từ, lượng từ, giới từ (chỉ thời gian, nơi chốn), câu so sánh.

Ngoài ra, nếu như ở bậc tiểu học, các bài kiểm tra có tính chất đánh giá mức độ nhận biết của học sinh về kiến thức thì bước sang giai đoạn THCS, nội dung kiểm tra có tính phân loại cao hơn. Một số dạng bài thường xuất hiện trong chương trình tiếng Anh lớ 6 có thể kể đến như: dạng bài phát âm từ, viết lại câu sao cho nghĩa không đổi, tìm từ khác loại, tìm và sửa lỗi sai, đọc hiểu,…

Nội dung chương trình giảng dạy lớp 6 đã có sự khác biệt so với bậc học tiểu học

Nội dung chương trình giảng dạy lớp 6 đã có sự khác biệt so với bậc học tiểu học

II. Làm thế nào để học tốt tiếng Anh THCS lớp 6

Trong quá trình học tiếng Anh lớp 6, bạn nên phân chia thành từng nội dung để dễ dàng ôn luyện.

Trước hết, với phần từ vựng, dung lượng từ mới trong tiếng Anh lớp 6 tương đối nhiều so với giai đoạn tiểu học. Do đó, để học tốt từ vựng, học sinh cần chọn lọc từ theo từng chủ đề cụ thể trong chương trình. Sẽ thuận tiện hơn nếu học sinh chuẩn bị riêng một cuốn sổ cho việc ôn tập từ vựng. Với mỗi từ, bạn nên tra cứu ngữ nghĩa bằng từ điển Anh – Anh thay vì Anh – Việt. Sau đó gắn kèm từ trong bối cảnh/ví dụ sử dụng, các cặp từ đồng – trái nghĩa. Học sinh hoàn toàn có thể sử dụng flashcard trong quá trình học tập.

Tương tự, quá trình nâng cao và cải thiện phát âm của học sinh nên gắn chặt với từ điển Anh – Anh. Một số nguồn từ điển online chính thống uy tín bạn có thể tham khảo như: Cambridge Dictionary, Oxford Learners’ Dictionary, Oxford English Dictionary,…

Với ngữ pháp, học sinh cũng cần tổng hợp và hệ thống lại ngữ pháp sau mỗi bài học. Ở phần này, học sinh có thể take note các nội dung ngữ pháp quan trọng hoặc sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình học tập. Hệ thống lại nội dung ngữ pháp cũng giúp bạn ghi nhớ kiến thức trong một thời gian dài cũng như thuận tiện nếu có nhu cầu xem lại.

Ngoài ra, sau khi ôn tập ngữ pháp tương đối, học sinh cần làm nhiều bài tập, thực hành để áp dụng trực tiếp kiến thức vừa học trong thực tế. Với một số dạng bài, học sinh cũng cần nắm được những nguyên tắc mấu chốt để giải quyết. Ví dụ, với dạng bài phát âm, hãy tận dụng triệt để từ điển Anh – Anh để tra cứu. Thêm vào đó, học sinh nên ghi nhớ một số cách phát âm đặc biệt, từ có trọng âm đặc biệt,… Hay với dạng bài chia động từ, học sinh cần nắm vững bản chất của các thì, cách sử dụng cũng như dấu hiệu nhận biết để hoàn thành tốt bài thi.

Học sinh cấp 2 cần nắm vững các nguyên tắc làm bài đối với một số dạng bài kiểm tra

Học sinh cấp 2 cần nắm vững các nguyên tắc làm bài đối với một số dạng bài kiểm tra

Đọc thêm:

  • Tổng hợp các cuốn giáo trình tiếng Anh THCS quan trọng cho học sinh cấp 2
  • Các phương pháp học chương trình tiếng Anh THCS hiệu quả nhất

Hy vọng với các chia sẻ trên đây, học sinh cấp 2 sẽ không còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình ôn tập kiến thức tiếng Anh THCS, đặc biệt với tiếng Anh THCS lớp 6.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bí quyết thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Anh phiên âm IPA

Bí quyết thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Anh phiên âm IPA

Thư viện tiếng Anh trẻ em 19.11.2024

Việc nắm vững bảng chữ cái tiếng Anh IPA là bước đầu tiên vô cùng quan trọng Tuy nhiên, việc học thuộc lòng bảng [...]
Phân biệt much và many trong tiếng Anh

Phân biệt much và many trong tiếng Anh

Thư viện tiếng Anh trẻ em 25.07.2024

Much và many là hai từ ngữ phổ biến trong tiếng Anh, đóng vai trò quan trọng trong việc diễn tả ố lượng và mức độ [...]
Phân biệt "in the end" và "at the end"

Phân biệt “in the end” và “at the end”

Thư viện tiếng Anh trẻ em 25.07.2024

Trong tiếng Anh, hai cụm từ "in the end" và "at the end" thường xuyên khiến người học bối rối vì có nghĩa gần giống nhau [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!