Trẻ mẫu giáo học tiếng Anh: ipad, youtube không liệu có đủ?

Trẻ mẫu giáo học tiếng Anh: ipad, youtube không liệu có đủ?

Những năm gần đây, nhận thức của đông đảo phụ huynh về sự cần thiết của việc giới thiệu tiếng Anh sớm cho con đã tăng rõ rệt, kéo theo đó là sự bùng nổ nhu cầu cho con được khám phá, cọ xát và bồi dưỡng tiếng Anh.

Các thiết bị nghe nhìn, điện thoại, tablets thông minh và các chương trình ứng dụng/apps, kênh TV dạy trẻ em học ngoại ngữ sớm nhiều như lá mùa thu. Chính sự tiện lợi, và rẻ tiền (so với việc đến các lớp học tiếng Anh chính thống) khiến các hình thức này được nhiều phụ huynh lựa chọn để giúp trẻ học tiếng Anh.

Tuy nhiên, phó mặc việc học ngoại ngữ của trẻ em cho các thiết bị nghe nhìn nhằm thay thế giáo dục ngôn ngữ qua giao tiếp trực tiếp lại mang đến nhiều phiền toái phức tạp hơn chúng ta tưởng.

Sai lầm khái niệm

Việc học ngôn ngữ ở trẻ, dù là ngôn ngữ mẹ đẻ hay ngoại ngữ đều xuất phát từ khái niệm tiềm ẩn và kinh nghiệm tích luỹ của trẻ. Trẻ học được về sự vật hiện tượng qua giác quan như nhìn, nghe, ngửi, nếm, và sờ và học cách diễn đạt, đặt tên sự vật hiện tượng đó ra thành lời.

Không gian 2 chiều của màn hình thiết bị kỹ thuật số, dù có tinh vi đến đâu cũng không thể hiện thực hóa toàn bộ những hình khối, chất liệu, kích thước, cường độ, dạng chuyển động, tốc độ hay giác quan (mùi vị, cảm giác, nhiệt độ….).

Chính vì vậy, chỉ học tiếng Anh qua tiếp xúc với các thiết bị này có thể gây ra những sai lầm về khái niệm cho trẻ em vốn đang trong giai đoạn hình thành định nghĩa về mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống.

Thiếu môi trường giao tiếp.

Khác với học tiếng Anh trực tiếp trong môi trường thực, học tiếng Anh qua màn ảnh nhỏ không có đối tượng giao tiếp, điều này, một cách vô hình, sẽ làm mất đi kỹ năng tranh luận, trao đổi ý kiến, tìm hiểu và bày tỏ ý muốn bằng lời của trẻ.

Trẻ mẫu giáo học tiếng Anh: ipad, youtube không liệu có đủ?

Giao tiếp, tương tác trong lớp học giúp trẻ phát triển nhận thức về ngôn ngữ tốt hơn

Chưa kể, trong học tiếng Anh nói chung và ngôn ngữ nói riêng, ngữ cảnh giao tiếp, các yếu tố văn hóa, văn minh… là nền tảng giúp trẻ phát triển nhận thức về ngôn ngữ. Vì thế, môi trường học tập có tương tác giữa trẻ và giáo viên hay bạn bè sẽ giúp trẻ dễ dàng tận dụng được ngữ cảnh để hiểu được ngôn ngữ.

Trong khi đó, học qua các thiết bị/màn hình có thể giúp trẻ nắm được từ vựng, nhưng lại không hiểu hết ý nghĩa của điều mình nói hay ngữ cảnh nên nói câu đó lúc nào, ở đâu và hoàn cảnh nào. Lâu dần, việc học ngoại ngữ trên màn hình lại thành vật cản giao tiếp chứ không còn giữ đúng chức năng là kỹ năng mềm phát triển nhận thức và kỹ năng xã hội.

Theo chuyên gia Gavan Iacono, Tổng giám đốc Language Link Việt Nam, đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh, việc có một môi trường sống động để trẻ hòa mình vào, qua đó, tận dụng ngữ cảnh để tiếp thu ngôn ngữ là rất quan trọng. Môi trường học tập có các bạn học, có thầy cô sẽ là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội của trẻ. Với môi trường phù hợp, trẻ sẽ phát huy tối đa tiềm năng học tập, trí tuệ cảm xúc – yếu tố then chốt giúp trẻ thành công và hạnh phúc sau này.

Trẻ mẫu giáo học tiếng Anh: ipad, youtube không liệu có đủ?

Với trẻ mẫu giáo, môi trường học tập mang tính tương tác cao là cái nôi nuôi dưỡng khả năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội của trẻ

Rửa trôi thông tin

Trẻ mẫu giáo tiếp nhận thông tin, lĩnh hội ngôn ngữ thông qua các hoạt động lặp đi lặp lại.

Trong khi đó, các chương trình/thiết bị học tiếng Anh lại thường xuyên thay đổi, thông tin được cung cấp và tự động xoá đi khiến trẻ không thể ghi nhớ được thông tin vừa xem hoặc kiến thức học được không lâu bền do thiếu cảm nhận thật, thiếu tương tác giác quan, thiếu giải thích và thiếu sự hiểu biết đến cùng. Hiện tượng này gọi là “rửa trôi thông tin”.

Ở môi trường lớp học thực tế như lớp tiếng Anh mẫu giáo của Language Link, trẻ được thiết lập một cơ chế tiếp thu ngôn ngữ cố định với những thói quen học tập giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái, tự tin, sẵn sàng tiếp thu kiến thức. Chẳng hạn, trẻ sẽ được tiếp thu các nội dung ngôn ngữ khác nhau trên cùng một cấu trúc học tập bao gồm các hoạt động được xây dựng trên cơ sở tôn trọng nhịp độ phát triển và trí thông minh đa dạng của các em như: Lựa chọn tự do, âm nhạc và chuyển động, kể chuyện, làm việc theo nhóm… Với cơ chế lặp đi lặp lại này, kiến thức mà trẻ tiếp nhận được sẽ lâu bền, không bị rửa trôi.

Trẻ mẫu giáo học tiếng Anh: ipad, youtube không liệu có đủ?

Vận động giúp khả năng ghi nhớ ngôn ngữ của trẻ tốt hơn

Như vậy có thể thấy, các thiết bị/chương trình dạy tiếng Anh chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ, chứ không thể thay thế hoàn toàn việc học tập trực tiếp của trẻ mẫu giáo với giáo viên, bạn bè. Cha mẹ, hơn ai hết, là người lựa chọn một phương pháp đúng đắn, giúp con lĩnh hội vốn tiếng Anh ở giai đoạn vàng này, thay vì phó mặc hoàn toàn việc học của con cho máy móc.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân biệt much và many trong tiếng Anh

Phân biệt much và many trong tiếng Anh

Thư viện tiếng Anh trẻ em 25.07.2024

Much và many là hai từ ngữ phổ biến trong tiếng Anh, đóng vai trò quan trọng trong việc diễn tả ố lượng và mức độ [...]
Phân biệt "in the end" và "at the end"

Phân biệt “in the end” và “at the end”

Thư viện tiếng Anh trẻ em 25.07.2024

Trong tiếng Anh, hai cụm từ "in the end" và "at the end" thường xuyên khiến người học bối rối vì có nghĩa gần giống nhau [...]
3 phút giỏi ngay Quy tắc OSASCOMP - Trật tự tính từ

3 phút giỏi ngay Quy tắc OSASCOMP – Trật tự tính từ

Thư viện tiếng Anh trẻ em 26.04.2024

Trật tự tính từ trong tiếng Anh là quy tắc ắp xếp các tính từ đi kèm với danh từ để tạo nên một cụm danh từ [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!