Với sự ứng dụng phổ biến của tiếng Anh ngày nay, không khó hiểu khi nhu cầu học tiếng Anh ngày một gia tăng, đặc biệt với các đối tượng là học sinh, sinh viên và người đi làm. Theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu, trong tiếng Anh, có sáu cấp độ thuần thục về ngôn ngữ. Tính trung bình, để đạt tới mức độ trôi chảy nhất, ước tính sẽ mất trung bình 1200 giờ học. Con số này là cả một quá trình dài, đặc biệt với những người bắt đầu làm quen với Tiếng Anh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn ba bước cơ bản làm quen với tiếng Anh cho người mới bắt đầu.
1. Tự chuẩn hóa phát âm – Bước cơ bản nhất trong quá trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, một đứa trẻ được sinh ra ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có thể học nói bất kỳ ngôn ngữ nào tồn tại trên hành tinh này. Ví dụ, một em bé có bố và mẹ đều là người Ba Lan nhưng đã đến sống ở Hoa Kỳ từ khi còn nhỏ sẽ có khả năng nói tiếng Anh hoàn hảo tương tự những người bản địa và không hề chịu ảnh hưởng của giọng Ba Lan. Việc sinh sống tại Hoa Kỳ đã tạo điều kiện rất lớn cho kỹ năng giao tiếp của bé khi bé được tiếp xúc với cách phát âm chuẩn chỉnh từ khi còn rất nhỏ. Phát âm và nghe hiểu tiếng Anh là hai kỹ năng có tính bổ sung cho nhau. Điều này có nghĩa là, nếu bạn biết cách phát âm các từ và cụm từ một cách chính xác, cùng ngữ điệu phù hợp, khả năng nghe hiểu tiếng Anh của bạn cũng được cải thiện đáng kể.
Một số lưu ý khi học phát âm tiếng Anh với người mới bắt đầu:
-
- Nắm rõ, hiểu và Đọc được bảng phiên âm quốc tế (Phonetic symbols)
- Tập thói quen tra từ điển, đặc biệt là phần phát âm của mỗi từ
- Sử dụng từ điển đơn ngữ để tra từ điển, tuyệt đối không sử dụng từ điển song – ngữ trong quá trình học phát âm
- Phát âm từng từ thật to và rõ ràng để dễ dàng nhận biết các lỗi sai
- Xây dựng thói quen ghi âm phát âm tiếng Anh mỗi ngày
Khi học phát âm tiếng Anh, bạn nên sử dụng đa dạng các phương pháp để tăng hiệu quả. Bạn có thể học phát âm qua các khóa học tại các trung tâm tiếng Anh uy tín, học qua các thầy cô giáo giảng dạy tiếng Anh hoặc lựa chọn cách học trực tuyến qua các trang web, các phần mềm hoặc ứng dụng dạy phát âm tiếng Anh. Một tài liệu mà hầu hết người bắt đầu làm quen với tiếng Anh đều sử dụng là Pronunciation Workshop – phương pháp học phát âm tiếng Anh bằng cách thay đổi khẩu hình miệng rất nổi tiếng của Paul S. Gruber.
Đọc thêm:
2. Ôn tập ngữ pháp chuẩn chỉnh
Ngoài phát âm, ngữ pháp cũng là một nhân tố quan trọng trong giai đoạn xây dựng nền tảng học tiếng Anh. Nếu việc học tiếng Anh được so sánh với việc xây dựng một căn nhà, thì ngữ pháp chính là giai đoạn dựng khung và móng cho ngôi nhà.
Có rất nhiều cách thức để ôn luyện ngữ pháp mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Học ngữ pháp qua việc đọc thật nhiều tài liệu (sách, truyện, báo chí bằng tiếng Anh): các thể loại tài liệu khác nhau sẽ cung cấp các phong cách viết khác nhau. Qua từng trang viết, bạn sẽ học được thêm về cách sử dụng các cấu trúc câu, thiết lập trật tự từ và cách sáng tạo ngôn ngữ của tác giả.
- Học ngữ pháp với nguyên lý 80/20: có thể hiểu 80/20 là 20% những điều quan trọng nhất sẽ đem lại 80% những gì bạn đạt được. Tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào khác đều có lượng kiến thức vô biên, do đó, muốn nắm được cốt lõi của ngôn ngữ nhanh nhất, bạn nên tập trung vào 20% lượng ngữ pháp quan trọng nhất.
- Học ngữ pháp qua việc ứng dụng tiếng Anh hàng ngày: lý thuyết chỉ thực sự trở thành kiến thức của riêng bạn khi được thực hành thường xuyên. Với ngữ pháp, bạn có vô vàn cách thức để thực hành các cấu trúc ngữ pháp trong đời sống hàng ngày. Một lựa chọn phổ biến là tập viết bằng tiếng Anh hàng ngày. Duy trì thói quen hàng ngày giúp bạn ghi nhớ được các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cũng như khắc phục được các lỗi sai thường gặp.
Học ngữ pháp qua trang web: Việc học tiếng Anh trực tuyến ngày nay không còn là khái niệm xa lạ. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Top 4 website hỗ trợ làm bài tập Ngữ pháp tiếng Anh tốt nhất để có cho mình những lựa chọn phù hợp.
3. Mở rộng vốn từ vựng hàng ngày
Có một câu nói rất nổi tiếng của D. A. Wilkins rằng :”Rất ít thông tin có thể được truyền tải nếu không có ngữ pháp; nhưng không có từ vựng, chẳng thông tin nào được truyền tải”. Từ vựng cần được bồi đắp và mở rộng từng ngày. Đây không chỉ là nhân tố quan trọng trong quá trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu mà còn xuyên suốt cả quãng đời học tiếng Anh của bạn.
Với người mới bắt đầu, bạn có thể tự thiết lập cho mình lượng từ vựng theo từng giai đoạn. Để hoàn thành mức tiếng Anh cơ bản, 400 – 500 từ vựng cũng đã “đủ dùng” rồi. Một số chủ đề nền tảng bạn nên lưu ý trong quá trình học từ vựng:
- Số đếm
- Thời gian
- Gia đình và bạn bè
- Trường học và nơi làm việc
- Các hoạt động hàng ngày
- Đồ ăn, nấu ăn, thực phẩm
Đọc thêm: 9 bí quyết học từ vựng tiếng Anh hiệu quả nhất
Học tập là quá trình kéo dài cả cuộc đời. Học tiếng Anh, dù bắt đầu ở thời điểm nào, lứa tuổi nào, chưa bao giờ là quá muộn. Tuy nhiên, với tiếng Anh cho người mới bắt đầu, cần xây dựng một lộ trình học phù hợp, đặc biệt là những kiến thức nền tảng. Bài viết trên đây đã cung cấp ba bước cơ bản để bắt đầu làm quen với tiếng Anh cho người mới bắt đầu, trong đó phát âm, ngữ pháp và từ vựng là ba yếu tố cần chú trọng nhiều nhất.