Học tiếng Anh qua các hoạt động thể chất như hát, nhảy múa, chơi trò chơi… là phương pháp đơn giản mà hiệu quả giúp khơi gợi và duy trì hứng thú học tiếng Anh của trẻ mẫu giáo.
Học tiếng Anh qua các hoạt động thể chất – TPR (Total Physical Response) là phương pháp dạy tiếng Anh dựa trên sự phối hợp giữa ngôn ngữ và hành động được Giáo sư tâm lý James Asher (Mỹ) phát triển. Phương pháp này được xây dựng trên lý thuyết rằng vận động khiến khả năng ghi nhớ của trẻ tốt hơn.
Cụ thể, khi dạy trẻ tiếng Anh qua các hoạt động thu hút sự chú ý của trẻ như trò chơi, kể chuyện, hát…. sẽ khiến trẻ học tốt hơn. Quá trình học tiếng Anh theo phương pháp TPR bao gồm 2 giai đoạn:
- Người dạy (giáo viên/cha mẹ…) mô tả từ vựng bằng hành động.
- Trẻ bắt chước và làm theo.
Đây là phương pháp giảng dạy hiện đang được áp dụng trong các lớp Tiếng Anh Mẫu Giáo tại Language Link Academic.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP TPR
Học tiếng Anh theo phương pháp TPR mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Đó chính là lý do vì sao mà kể từ khi ra đời từ những năm 1960 – 1970 đến nay, TPR vẫn được các chuyên gia ngôn ngữ và các giáo viên tín nhiệm áp dụng trong quá trình dạy tiếng Anh cho cả trẻ em và người lớn.
- Học theo TPR dễ nhớ và nhớ lâu: Khi học tiếng Anh theo phương pháp TPR, trẻ hiểu các khái niệm một cách trực quan, nhanh chóng và chủ động, khác hẳn với lối học truyền thống “nghe và nhắc lại”.
- Học theo TPR phát triển đồng đều 2 bán cầu não: Não trái điều khiển các hoạt động ngôn ngữ trong khi não phải điều khiển các hoạt động thể chất. Vì vậy, khi học tiếng Anh theo phương pháp TPR, trẻ được phát triển đồng đều cả 2 bán cầu não, cũng có nghĩa là trẻ thông minh hơn.
- Học theo TPR vui vẻ, không căng thẳng: Khi trẻ được học trong môi trường có âm nhạc, có vận động, có sự tương tác và trao đổi giữa giáo viên/cha mẹ với trẻ và giữa các trẻ với nhau, việc học trở nên hấp dẫn, vui vẻ và dễ tiếp thu hơn rất nhiều.
PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP TPR
Tại Language Link Academic, TPR được chia thành 4 loại hoạt động như sau:
- TPR-B (TPR with body): Là bất cứ hoạt động nào liên quan tới vận động toàn bộ cơ thể như: đứng lên/ngồi xuống, quay trái/phải, giơ tay lên/hạ tay xuống, chạm vào mũi/mắt/miệng…
- TPR-P (TPR with pictures): Là bất cứ hoạt động nào liên quan tới nội dung trong các bức tranh/ảnh. Ví dụ, bạn đưa ra 1 bức ảnh em bé đang chơi với 1 đồ vật, bạn có thể hỏi trẻ “where’s the baby?”, trẻ có thể chỉ vào hình em bé trong bức ảnh. Dù phản hồi của trẻ đơn giản chỉ là chỉ vào bức ảnh nhưng khối lượng từ vựng mà trẻ có thể tích lũy được là khá lớn dựa vào nội dung những bức tranh/ảnh mà bạn đưa cho trẻ xem.
- TPR-S (TPR storytelling): Là các hoạt động mô tả nội dung của các câu chuyện đơn giản để hiểu rõ câu chuyện đang được kể hơn. Ví dụ, khi cha mẹ kể chuyện về 1 con gấu đang ăn mật ong, cha mẹ có thể cùng trẻ bắt chước động tác ăn.
- TPR-O (TPR with objects): Là bất cứ hoạt động nào liên quan tới 1 đồ vật nào đó. Ví dụ khi bạn nói “Give me an apple/pen/bag” (Con đưa mẹ quả táo/cái bút/cái túi) thì bé có thể làm hành động đưa cho bạn quả táo/cái bút/cái túi, hay khi bạn hỏi “Where is the apple/pen/bag?” (Quả táo/cái bút/cái túi ở đâu?) thì bé có thể chỉ vào quả táo/cái bút/cái túi…
GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TIẾNG ANH CHO TRẺ MẪU GIÁO THEO PHƯƠNG PHÁP TPR
BÉ LÀM HỌA SĨ (LET’S DRAW)
Hoạt động này giúp trẻ dễ dàng học các từ vựng về các bộ phận trên cơ thể.
Mô tả hoạt động:
Vẽ hoặc in sẵn 1 khuôn mặt không có các bộ phận như mặt mũi.
Hãy cùng con “sáng tác” 1 bài hát của riêng gia đình bạn kiểu “Ti Ti (tên con bạn) has a nose, let’s draw a nose” vừa hát vừa làm cử chỉ chỉ vào mũi vừa nói “nose” để bé hiểu “nose là mũi”, và cùng vẽ vào hình 1 chiếc mũi.
Tiếp tục “sáng tác” bài hát “Ti Ti has a mouth/eyes/ears…” và chỉ vào các bộ phận trên gương mặt và cùng trẻ vẽ trọn vẹn 1 gương mặt đầy đủ.
NÀO MÌNH CÙNG TẬP THỂ DỤC (MORNING EXERCISE)
Đây là một hoạt động giúp trẻ vừa vận động, vừa học các từ vựng liên quan tới cơ thể và các động từ, vừa khuyến khích trẻ tập thể dục để giữ gìn sức khỏe. Cha mẹ vừa nói vừa cùng làm với trẻ để trẻ có thể dễ dàng hình dung.
Mô tả hoạt động:
Cha mẹ nói “Stretch your arms” và làm động tác dang rộng 2 tay. “Put your arms up” và làm động tác giơ thẳng 2 cánh tay lên cao. “Stand on one leg” và làm động tác đứng trên 1 chân.
Tương tự như vậy với các động từ khác như Jump, Hop, Walk…
NÀO MÌNH CÙNG LÁI XE (DRIVE DRIVE)
Mô tả hoạt động:
Cha mẹ chuẩn bị một số hình ảnh với từ vựng là các địa điểm quen thuộc với trẻ như: Trường học (School), Bệnh viện (Hospital), Khách sạn (Hotel), Công viên (Park)… và dán quanh nhà ở các hướng khác nhau.
Dán 1 số mũi tên chỉ hướng đến các địa điểm trên.
Có thể chuẩn bị một thứ gì hình tròn để giả vờ là chiếc vô lăng hoặc cha mẹ khéo tay có thể cùng con làm thủ công 1 chiếc vô lăng từ bìa cứng.
Cha mẹ hướng dẫn qua về cách chơi để con hiểu.
Cha mẹ nói “Drive to the SCHOOL” và làm động tác cầm vô lăng lái đến địa điểm “SCHOOL”. Lặp lại hoạt động với các từ vựng khác.
Trẻ sẽ hiểu “Drive” nghĩa là gì, “School”, “Hospital”, “Hotel”… nghĩa là gì thông qua hoạt động này.
Để hoạt động hấp dẫn và vui vẻ hơn nữa, cha mẹ có thể thi cùng con xem ai lái nhanh hơn.
- CUỘC ĐUA KỲ THÚ (AMAZING RACE)
Hoạt động này lý tưởng nhất khi có từ 2 bạn nhỏ trở lên cùng chơi với nhau. Cha mẹ nên chuẩn bị 1 số phần thưởng nho nhỏ để khuyến khích trẻ.
Mô tả hoạt động:
Cha mẹ có thể gắn 1 số tranh ảnh hoặc thẻ học từ vựng (flashcard) theo chủ đề lên bảng/tường.
Giải thích luật chơi cho trẻ: khi cha mẹ nói “bring me the….” thì trẻ sẽ thi xem ai lấy được tranh ảnh/flash card trước. Ai lấy được trước sẽ được thưởng.
Ví dụ: Chủ đề học là “Animals”, mỗi lần học chỉ cần giới thiệu cho trẻ 4-6 con vật để trẻ dễ tiếp nhận.
Chẳng hạn cha mẹ có hình ảnh “Dog”, “Cat”, “Mouse”, “Duck”, “Chicken”. Cha mẹ yêu cầu “Bring me the Dog”, trẻ sẽ chạy về phía bảng/tường để lấy về hình ảnh “Dog”.
Tiếp tục trò chơi như vậy cho đến khi trẻ học hết các từ vựng.
Trên đây là những gợi ý của Language Link Academic về việc học tiếng Anh qua các hoạt động thể chất (TPR). Với trẻ mẫu giáo, nên lồng ghép các hoạt động học tập và vui chơi vào nhau để có được hiệu quả cao nhất. Hãy xây dựng cho con một môi trường không áp lực, trẻ được tương tác với thầy cô, bạn bè và có một khoảng thời gian tuyệt vời để thư giãn, để kết nối, và để học. Và cha mẹ hãy cố gắng tạo điều kiện để đừng bỏ lỡ giai đoạn vàng này của con! Để được tư vấn chương trình học tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo, các phụ huynh vui lòng đăng ký tại đây: |