Bước vào giai đoạn nước rút cuối học kỳ, nhiều em học sinh bậc tiểu học đang tăng tốc củng cố lại kiến thức để “ẵm mưa điểm 10” không chỉ ở môn tiếng Anh mà còn các môn học trên trường. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ thầy Chu Dương Sơn – học phần giáo viên Việt Nam tại Language Link Academic để tự tin chinh phục môn Tiếng Anh nhé.
Theo thầy Dương Sơn, kiến thức tiếng Anh bậc tiểu học chủ yếu tập trung nhiều vào các chủ đề và chưa đi sâu vào ngữ pháp phức tạp, vì vậy thầy gợi ý các em học sinh hãy ghi chép, tổng hợp kiến thức ngữ pháp một cách hệ thống, từ đó, có thể dễ dàng ôn tập cũng như liên hệ kiến thức khi cần thiết.
Thầy Sơn chia sẻ, từ lớp 3 đến lớp 5 được đánh giá kiến thức có phần “nặng ký” hơn so với những năm học trước đó. Để không chỉ đạt kết quả cao ở kỳ thi trên trường mà còn sẵn sàng cho các kỳ thi chuẩn Quốc tế, các em học sinh cần phải lưu ý và ôn tập chủ điểm kiến thức trọng điểm. Dưới đây, thầy Sơn sẽ gợi ý chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh cho từng khối lớp để các em tự tin đạt kết quả tốt nhất.
Đối với học sinh khối lớp 3:
Các em cần chú ý đến dạng câu hỏi Yes/No và câu hỏi bắt đầu với Wh, đây là một trong những kiến thức quan trọng không chỉ trong ngữ pháp mà còn trong giao tiếp hàng ngày.
- Câu hỏi Yes/No:
Đây là loại câu hỏi cơ bản nhất, thường bắt đầu bằng trợ động từ hoặc động từ “to be”, sau đó là chủ ngữ, động từ không chia cùng các thông tin khác.
Câu hỏi chứa từ để hỏi
- Câu hỏi bắt đầu với ‘Wh-”:
Đây là dạng câu hỏi thường bắt đầu bằng một trong các từ để hỏi sau: What (Cái gì), When (Khi nào), Why (Tại sao), Who (Ai), Which (Cái nào), Where (Ở đâu). Cấu trúc thường bắt đầu với một trong những từ để hỏi (đã được liệt kê ở phía trên), sau đó thường là trợ động từ, chủ ngữ, động từ chính không chia và các thành phần khác.
Đối với học sinh khối lớp 4:
Thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn là 2 trong 6 thì quan trọng các em phải ghi nhớ để tiếp thu tốt ngữ pháp khó về thời thì.
- Về định nghĩa:
Thì hiện tại đơn được dùng để diễn tả thói quen, sự thật hiển nhiên, các hành động xảy ra ở hiện tại và đã kết thúc. Còn thì hiện tại tiếp diễn cũng nói về hành động xảy ra ở hiện tại nhưng chưa kết thúc, vẫn còn tiếp tục xảy ra.
- Cách dùng thì hiện tại đơn – hiện tại tiếp diễn:
Thì hiện tại đơn:
- Diễn tả 1 hành động xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại theo quy luật, thói quen.
- Diễn tả 1 sự thật hiển nhiên, chân lý.
- Diễn tả 1 lịch trình, thời gian biểu, kế hoạch đã biết trước. (Thì hiện tại đơn mang ý nghĩa tương lai)
Thì hiện tại tiếp diễn:
- Diễn tả hành động đang xảy ra ở hiện tại, hoặc xảy ra xung quanh thời điểm nói.
- Phàn nàn về 1 hành động nào đó thường xuyên xảy ra.
Đối với học sinh khối lớp 5:
Các em cần nắm vững cấu trúc tính từ so sánh hơn để vận dụng trong giao tiếp cũng như trong bài thi quan trọng.
Cấu trúc so sánh hơn với tính từ ngắn
S1 + S-adj + er + than + S2 + V
S-adj-er: là tính từ được thêm đuôi “er”
S1: Chủ ngữ 1 (Đối tượng được so sánh)
S2: Chủ ngữ 2 (Đối tượng dùng để so sánh với đối tượng 1)
Lưu ý:
Đối với tính từ ngắn, hầu hết các trường hợp các em sẽ thêm -er vào cuối, ví dụ: tall -> taller; short -> shorter
Tuy nhiên cũng có 3 trường hợp ngoại lệ cần chú ý. Nếu tính từ kết thúc bằng là “e” chúng ta chỉ cần thêm “r”, ví dụ: large -> larger; nice -> nicer
Nếu tính từ kết thúc là “y”, các em đổi “y” thành “i” và sau đó thêm đuôi “er”, ví dụ: heavy -> heavier; pretty -> prettier
Trường hợp cuối cùng khá đặc biệt, nếu tính từ kết thúc bằng một nguyên âm và một phụ âm, chúng ta nhân đôi phụ âm sau đó thêm đuôi “er”, ví dụ: big -> bigger; fat -> fatter
Cấu trúc so sánh hơn với tính từ dài:
S1 + more + L-adj + than + S2 + V
L-adj: tính từ dài.
Dấu hiệu để các em nhận biết tính từ dài là những từ có 2 hoặc nhiều âm tiết. Ví dụ: beautiful, interesting, comfortable.
Đối với tính từ dài, chúng ta không sử dụng “er” thay vào đó thêm từ “more” vào trước tính từ dài.
Sau chia sẻ từ thầy Dương Sơn và Language Link Academic hy vọng rắng các em đều lên kế hoạch ôn tập phù hợp và hiệu quả cho bản thân. Thầy Sơn chúc các em luôn tự tin và đạt thành tích tốt nhất trong kỳ thi học kỳ 2.