Những quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh

10 QUY TẮC ĐÁNH TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH

Bài viết tổng hợp đầy đủ 10 quy tắc đánh trọng âm dễ nhớ trong Tiếng Anh giúp bạn dễ dàng phát âm chuẩn xác như người bản xứ.

10 quy tắc đánh trọng âm luôn là chủ đề được quan tâm bởi nhiều người học. Đánh dấu trọng âm không những phục vụ cuộc thi Trung học phổ thông quốc gia mà còn giúp cải thiện vượt trội kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh. Muốn chinh phục Tiếng Anh và nói như người bản xứ, bạn cần nắm vững thuộc lòng các quy tắc đánh trọng âm được liệt kê dưới đây.

Cách đánh trọng âm dễ nhớ

Cách đánh trọng âm dễ nhớ

Trọng âm là gì?

Trọng âm là âm tiết trong từ được phát âm rõ, to và nhấn mạnh hơn so với các âm tiết khác, áp dụng đối với từ có từ hai âm tiết trở lên. Đánh trọng âm là một cách để phân biệt các từ vựng Tiếng Anh với nhau. Thông thường, phiên âm của các từ thường đi kèm ký hiệu đánh trọng âm bằng dấu “ ‘ ”.

Trong Tiếng Anh, có một số từ có cấu tạo chữ cái giống nhau hoàn toàn nhưng cách nhấn âm lại ở vị trí khác nhau. Để tránh nhầm lẫn cũng như giao tiếp Tiếng Anh một cách thành thạo, tự nhiên như người bản xứ, bạn cần nằm lòng 10 quy tắc đánh trọng âm dưới đây:

Tổng hợp 10 quy tắc đánh trọng âm dễ nhớ:

1. Đối với những từ được thành lập bởi hậu tố (suffixes) or tiền tố (prefixes) hoặc cả hai thì trọng âm chính (stress) không rơi vào các hậu tố và tiền tố.

Tiền tố là từ được thêm vào đầu từ ví dụ: unhealthy (“un” là tiền tố), inexpensive (“in” là tiền tố)

Hậu tố là từ được thêm vào cuối từ ví dụ: singer (“er” thêm vào cuối từ “sing” (hát) trở thành singer: ca sĩ), editor(người chỉnh sửa),…

Ví dụ: unhealthy thì trọng âm sẽ không rơi vào âm tiết “un” mà rơi vào âm tiết thứ hai.

Xem thêm các ví dụ với tiền tố và hậu tố tại đây: Tiền tố và hậu tố trong Tiếng Anh

2.  Đối với những từ có hai âm tiết, thì trọng âm thường rơi vào âm tiết đầu tiên nếu là danh từ, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai nếu là động từ.

Ví dụ: Danh từ: money có 2 âm tiết là “mon” và “ney” thì vì đây là danh từ nên âm tiết sẽ rơi vào âm 1.

          Động từ: become có 2 âm tiết là “be” và “come” thì vì đây là động từ nên âm tiết sẽ rơi vào âm 2.

Ví dụ: decide, believe, predict, begin, pretend, attract, …: đều là động từ có 2 âm tiết nên các từ này đều nhấn âm 2.

          notebook, homework, housework, hometown, city, country, apple, orange, …: đều là danh từ có 2 âm tiết nên các từ này đều nhấn âm 1.

Exceptions (ngoại lệ):

  • listen, answer, enter, happen, offer, open, visit: động từ có 2 âm tiết nhưng âm nhấn ko rơi vào âm 2 mà rơi vào âm thứ nhất.
  • advice, machine, mistake, hotel: danh từ có 2 âm tiết nhưng âm nhấn ko rơi vào âm 1 mà rơi vào âm 2.
  • record: vừa là động từ (ghi âm, ghi lại) vừa là danh từ (bản ghi âm, kỉ lục) nên khi nó là động từ thì nó nhấn âm 2, khi nó là danh từ thì nó nhấn âm 1.
  • impact (ảnh hưởng): tương tự record.

3. Đối với danh từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/  (đọc là ơ) hoặc /i/ (đọc là i) thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: paradise /ˈpæ.rə.daɪs/, pharmacy /ˈfɑːr.mə.si/, controversy /ˈkɑːn.trə.vɜːrsi/, holiday /ˈhɑː.lə.dei/, resident /ˈre.zɪ.dənt/

Chú ý: trong phiên âm, dấu ‘ ở trước âm tiết nào thì trọng âm nhấn vào âm tiết đó, ví dụ: paradise /ˈpæ.rə.daɪs/, thì theo phiên âm /ˈpæ.rə.daɪs/, dấu ‘ đứng trước suy ra trọng âm rơi vào âm .

Chapter được nhấn âm một

Chapter được nhấn âm một

4. Đối với danh từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. 

Ví dụ: computer /kəmˈpjuːtər/ (máy tính), potato /pəˈteɪtoʊ/ (khoai tây), banana /bəˈnænə/ (quả chuối), disaster /dɪˈzɑːstə(r)/ (thiên tai),…

5. Đối với tính từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ nhất là /ə/ hay/i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ: familiar /fəˈmɪl.i.ər/ (giống nhau), considerate /kənˈsɪd.ər.ət/ (cẩn thận),…

6. Đối với tính từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết cuối là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ hai là nguyên âm dài thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ: enormous (khổng lồ) /ɪˈnɔːməs/, annoying (khó chịu) /əˈnɔɪɪŋ/,…

7. Đối với những từ có tận cùng bằng “co, oon, e, een, eer, esque, ette, ese: thì trọng âm chính rơi vào âm chứa nó.

Ví dụ: picturesque /ˌpɪk.tʃərˈesk/ (đẹp như tranh) thì nhấn vào âm “resque /rˈesk/” vì nó chứa “esque”.

8. Đối với những từ tận cùng bằng “tude, ous, ate, ary” thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 kể từ sau đến đầu.

Ví dụ: differentiate: từ này kết thúc bằng “ate” nên trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 kể từ sau đến, suy ra rơi vào âm “rent”.

9. Đối với những từ tận cùng bằng “ion, ial, ual, ity, ety, ient, ience, ia, iar, ian, sophy, sophe, logy, logist, graphy, grapher, ic, ical, nomy, metry, ious, eous, uous” thì trọng âm rơi vào âm trước nó.

Ví dụ: geography có 3 âm, “geo, o, và graphy”: thì trọng âm rơi vào âm trước nó tức là trước chữ “graphy” vì graphy nằm trong các bộ nói trên, suy ra trọng âm rơi vào âm “o”, tức là ge’ography.

Tương tự, economy nhấn âm “co”, vì nó đứng trước nomy.

Psychology nhấn âm “cho”, vì nó đứng trước logy.

10. Đối với những từ là từ ghép thì trọng âm rơi vào âm 1

Ví dụ: housework ghép từ 2 danh từ house và work, greenhouse ghép từ 2 từ green và house, homework ghép từ home và work, household ghép từ 2 từ house và hold, những từ ghép này trọng âm rơi vào âm thứ nhất.

Cùng làm bài tập về quy tắc đánh trọng âm nhé

Cùng làm bài tập về quy tắc đánh trọng âm nhé

Luyện tập cách phân biệt trọng âm ở các câu sau:

  1. a. careless b. uniform c. market d. reuse
  2. a. begin b. cinema  c. teacher d. table
  3. a. apply b. ideal c. suppose d. finance
  4. a. review b. amount c. visit d. influence
  5. a. notebook b. listen c. handsome d. destroy
  6. a. careful  b. positive c. develop d. tension

Đáp án: 1d 2a 3d 4d 5d 6c (Sử dụng thêm từ điển  https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/ để kiểm tra)

Hoặc bạn có thể tự luyện tập bằng cách làm các bài tập về phát âm và trọng âm dưới đây:

Trên đây là 10 quy tắc đánh trọng âm dễ nhớ trong Tiếng Anh được Language Link Academic tổng hợp một cách dễ hiểu. Bên cạnh việc nằm lòng 10 quy tắc đánh trọng âm trên, chúng tôi khuyến khích bạn đọc tham khảo Tài liệu hướng dẫn giải đề THPT Quốc Gia 2020 để có thể tự đúc kết cho mình một số kiến thức giúp đạt kết quả cao trong các kỳ thi tiếng anh nói chung, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia nói riêng.

Hy vọng bài viết 10 quy tắc đánh trọng âm bên trên sẽ hữu ích và giúp bạn áp dụng hiệu quả trong các đề thi khó nhằn cũng như thành thạo hơn trong giao tiếp. Hãy luyện tập và áp dụng thường xuyên để sở hữu khả năng nói chuyện lưu loát và tự nhiên như người bản xứ nhé!

Nguồn: mmmEnglish

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

3 phút giỏi ngay Quy tắc OSASCOMP - Trật tự tính từ

3 phút giỏi ngay Quy tắc OSASCOMP – Trật tự tính từ

Thư viện tiếng Anh 26.04.2024

Trật tự tính từ trong tiếng Anh là quy tắc ắp xếp các tính từ đi kèm với danh từ để tạo nên một cụm danh từ [...]
Phân biệt "must" và "have to" chuyên sâu

Phân biệt “must” và “have to” chuyên sâu

Thư viện tiếng Anh 26.04.2024

"Mu t" và "have to" - hai trợ động từ khuyết thiếu tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến nhiều người học tiếng Anh [...]
But for là gì? Cách dùng với câu điều kiện loại 1 và loại 2

But for là gì? Cách dùng với câu điều kiện loại 1 và loại 2

Thư viện tiếng Anh 24.04.2024

But for là gì But for là một cụm từ tiếng Anh phổ biến được ử dụng để diễn tả ý nghĩa "nếu không có" hoặc [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!