Cụm động từ là mảng kiến thức quan trọng trong tiếng Anh. Việc nắm vững và sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn các cụm động từ tiếng Anh thậm chí còn được coi như thước đo năng lực Anh ngữ của người học.
Để các bạn có có được một cách học hiệu quả cho chủ điểm đặc biệt này, trong bài học hôm nay, hãy cùng Language Link Academic tìm hiểu nhé!
1. Cụm động từ trong tiếng Anh là gì?
Cụm động từ trong tiếng Anh, hay thường được gọi là phrasal verbs, là sự kết hợp giữa một động từ chính và một hoặc nhiều từ phụ trợ để chuyển tải một nghĩa diễn đạt mới, khác với ý nghĩa của động từ gốc ban đầu.
e.g. Động từ TAKE mang nghĩa là lấy, tuy nhiên, cụm động từ TAKE OFF lại mang nghĩa là “cất cánh”, dùng cho máy bay, TAKE UP mang ý nghĩa “chiếm về không gian, thời gian”,…
Từ phụ trợ có thể là một trạng từ (adverb) hoặc giới từ (preposition). Đôi khi, chúng ta có thể bắt gặp những cụm động từ trong tiếng Anh bao gồm cùng lúc cả 2 loại từ này chẳng hạn như cụm động từ CATCH UP WITH (theo kịp, đuổi kịp).
2. Cách dùng cụm động từ trong câu
Về cơ bản, cụm động từ trong tiếng Anh có vai trò tương tự như động từ trong câu, đóng vai trò là vị ngữ chính. Vì thế, phrasal verbs cũng được chia ra làm 2 loại, đó là ngoại động từ (transitive) và nội động từ (intransitive).
2.1. Cụm ngoại động từ
Cụm ngoại động từ (Intransitive phrasal verbs) là những cụm động từ được sử dụng như một ngoại động từ trong câu, và chúng không hề cần có tân ngữ phía sau.
Chính vì thế, loại cụm động từ này cũng không thể chia theo thể bị động.
Ví dụ:
- My bike suddenly broke down on the way to work. (Xe tôi bị hỏng trên đường đi làm.) [Đúng]
- My bike was broken down. (Xe của tôi bị đập phá). [Sai]
Ở đây, bản thân từ BRAKE DOWN đã mang nghĩa “bị hỏng”, do đó, không tồn tại thể bị động của cụm từ này!
Một số cụm động từ trong tiếng Anh là ngoại động từ phổ biến: come out, break up, fall down, get up, wake up, take off, watch out, shut up, sit down, stay up,…
2.2. Cụm nội động từ
Tương tự những nội động từ, các cụm nội động từ (Transitive phrasal verbs) là các cụm động từ đòi hỏi phải có tân ngữ đi kèm để hoàn thành nghĩa.
Tuy nhiên, nếu như với động từ, bạn luôn chắc chắn rằng tân ngữ sẽ đứng sau động từ thì với cụm động từ, bạn cần phải cân nhắc kĩ lưỡng vị trí của tân ngữ bởi vì chúng ta sẽ có 2 vị trí:
- Tân ngữ ở giữa động từ và từ phụ trợ,
e.g. I’m sorry to tell you that I made it all up. (Xin lỗi, nhưng tôi đã bịa ra tất cả chuyện đó.)
- Tân ngữ có thể đứng giữa động từ và từ phụ trợ hoặc đứng sau cụm động từ,
e.g. I take on my hat. = I take my hat on. (Tôi đội mũ lên.)
2.3. Trường hợp đặc biệt
Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ khi cụm động từ trong tiếng Anh đó vừa là nội động từ, vừa là ngoại động từ. Tùy vào hoàn cảnh, chức năng và ý nghĩa của cụm động từ mà chúng ta có thể xác định đó là loại nào.
Ví dụ, chúng ta có cụm TAKE OFF. Cụm này có thể là cụm nội động từ, cũng có thể là cụm ngoại động từ. Dĩ nhiên, nó sẽ truyền tải ý nghĩa khác nhau cho 2 trường hợp:
- The plane take off at 9pm. (Máy bay hạ cánh lúc 9 giờ tối.)
- I take my hat off. (Tôi cởi mũ ra.)
3. Cách học cụm động từ trong tiếng Anh hiệu quả
Không chỉ đơn giản là sự “lẫn lộn” giữa nội động từ và ngoại động từ, cụm động từ còn vô cùng biến hóa về ngữ nghĩa. Đa phần, chúng ta có thể đoán nghĩa cụm động từ trong tiếng Anh từ động từ gốc, tuy nhiên, sẽ có những ngoại lệ là những lối nói thông dụng, cách nói láy, chơi chữ bắt nguồn từ truyền thống của người Anh.
Cụ thể những cụm động từ liên quan đến TAKE sẽ liên quan đến những hành động có tính chất “nhấc lên, hạ xuống, mang đi” như TAKE AWAY (lấy đi), TAKE DOWN (lấy xuống), TAKE OFF (lấy xuống, hạ xuống, cởi ra),…
Tuy nhiên, ta cũng lại có TAKE CARE là “chăm sóc”, hay TAKE AFTER là “giống ai” , TAKE IN là “lừa đảo”.
e.g: Jim takes after his father. (Jim giống bố nó.)
Vì thế, để nắm vững cụm động từ trong tiếng Anh, người học cần chú ý những điểm sau:
3.1. Ghi chép lại (Take note)
Hãy ghi chép lại các cụm động từ trong tiếng Anh thường gặp theo 1 logic nhất định theo tư duy riêng của mình. Có 3 cách ghi chép phổ biến bao gồm:
- Theo động từ chính (như các cụm động từ của TAKE)
- Theo giới từ đi kèm (như các cụm động từ chứa giới từ IN)
- Theo ngữ nghĩa (như các cụm động từ nghĩa là “ôi thiu”)
Tuy nhiên, trong 3 cách, cách chia theo động từ chính thường được sử dụng nhờ tính dễ hiểu và ghi nhớ hiệu quả hơn.
3.2. Học với ngữ cảnh cụ thể
Cách dùng và thậm chí ngữ nghĩa của phrasal verbs có thể thay đổi tùy theo ngữ cảnh. Vì thế, người học không nên học nghĩa cụm động từ một cách cứng nhắc mà nên gắn vào hoàn cảnh cụ thể, đặt trong những câu cụ thể.
3.3. Học cách vận dụng linh hoạt
Rất nhiều cụm động từ trong tiếng Anh được hình thành từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bản địa.Do đó, bạn cần cực kì linh hoạt khi sử dụng những cụm động từ tiếng Anh này. Để làm được điều này, bạn cần có một vốn tiếng Anh nhất định để có được những “cảm nhận ngôn ngữ.”
Vì phức tạp và nhiều biến chuyển như vậy mà khả năng sử dụng nhuần nhuyễn cụm động từ trở thành một tiêu chí chấm điểm quan trọng trong các đề thi quan trọng như IELTS.
Như vậy, chúng ta vừa kết thúc bài học hôm nay về chủ điểm quan trọng – Cụm động từ (Phrasal verbs). Ngoài ra, hãy tham gia ngay khóa học Tiếng Anh Dự bị Đại học Quốc tế tại Language Link Academic dành cho các bạn học sinh THPT và những ai đang ấp ủ giấc mơ du học, hay chinh phục IELTS nhé! Xin chào và hẹn gặp lại!
Ở phần nội và ngoại hình như tiêu đề bị đảo ngược . Cần sửa chửa ở tiêu đề và nd 2 phần đó