Anh văn là một trong những ngoại ngữ được sử dụng nhiều nhất hiện nay và việc sử dụng tiếng Anh thành thạo trong giao tiếp thường nhật là cần thiết trong xã hội toàn cầu hóa. Việc nghe tiếng Anh với tần suất cao là cách tiếp cận ngôn ngữ này một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Trong quá trình nghe Anh văn, bạn không những có thể biết cách người bản xứ phát âm mà còn có thể trau dồi cho mình từ vựng, ngữ pháp hay thậm chí cả văn hóa phương Tây để vận dụng vào những cuộc hội thoại của mình. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là những người mới tiếp xúc với tiếng Anh thì nên nghe gì và nghe như thế nào. Bài viết này sẽ giúp bạn ‘soạn thảo’ ‘chiến lược’ học nghe Anh văn giao tiếp cơ bản – cho người mới bắt đầu với ngôn ngữ phổ biến này.
1. Phần đầu tiên của ‘chiến lược’ học nghe Anh văn giao tiếp cơ bản – cho người mới bắt đầu là để trả lời cho câu hỏi nghe gì bằng tiếng Anh
Với thời đại công nghệ số hiện nay, bạn có thể tìm kiếm nguồn nghe ở vô số các kênh truyền hình trên TV hay cơ man các địa chỉ website trên mạng internet. Nhưng nghe gì, xem gì để vừa cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh mà vừa không gây nhàm chán? Là người mới tiếp xúc với Anh văn, bạn không nên chọn nghe những chương trình mang tính học thuật hay từ vựng phức tạp. Thay vào đó, hãy chọn những nguồn và nội dung khiến bạn cảm thấy háo hức và thoải mái nhất như phim ảnh, các chương trình truyền hình thực tế hay các ứng dụng, thậm chí là âm nhạc.
Những cuộc đối thoại trong phim thường khắc họa chính xác cuộc sống thường nhật của người dân bản địa; chính vì vậy, việc tiếp cận Anh văn cũng như văn hóa phương Tây bằng cách xem phim có phụ đề tiếng Anh là một phương pháp hoàn toàn phù hợp. Bạn có thể bắt đầu từ các kênh phim trên TV như HBO, Star Movies hay thậm chí là các kênh giải trí dành cho thiếu nhi và thanh thiếu niên như Disney Channel hoặc Cartoon Network.
Bạn cũng có thể chọn các chương trình truyền hình thực tế thú vị bởi khi đó bạn không những được nghe Anh văn mà còn được xem nội dung mình yêu thích. Rồi dần dà nghe tiếng Anh đã trở thành một thói quen và bạn muốn thử sức mình với việc xem phim hay các chương trình tiếng Anh không có phụ đề, bạn hãy tham khảo trang web này hoặc trang web này.
2. Tiếp nối ‘chiến lược’ học nghe Anh văn giao tiếp cơ bản – cho người mới bắt đầu là cách nghe tiếng Anh sao cho hiệu quả
Để quá trình nghe tiếng Anh của bạn đạt hiệu quả cao nhất, bạn hãy kiên trì và thực hiện theo hai bước sau:
- Bước 1: Nghe thụ động. Bạn hãy nghe Anh văn thật nhiều, xem thật nhiều chương trình sử dụng tiếng Anh dù tỉ lệ phần trăm bạn hiểu ngữ cảnh là không cao. Bạn hãy coi việc nghe tiếng Anh là công cụ để giết thời gian khi rảnh rỗi và nếu có thể, hãy biến nó thành một thói quen. Bước này đặc biệt quan trọng và là tiền đề cho bước kế tiếp..
- Bước 2: Nghe chủ động. Khi đã quen với việc nghe tiếng Anh, hãy chọn cho mình nguồn nghe (đã đề cập phía trên) lý tưởng và chủ động tìm hiểu nội dung mình nghe. Trong khi nghe/xem những chương trình/phim ảnh bằng tiếng Anh mà bạn thích, hãy có cho mình một cuốn sổ hay tờ giấy cùng một chiếc bút đi kèm để ghi lại những câu thoại, những từ vựng thú vị mà bạn thích hay chỉ đơn giản là những từ vựng bạn chưa biết. Điều này sẽ phần nào giúp bạn nhớ cách đánh vần từ và cũng có thể là một công cụ tuyệt vời cho những bạn muốn khoe những câu trích dẫn thú vị với hội bạn. Ở một mức độ cao hơn, bạn có thể chủ động chọn nghe những chương trình có các từ vựng học thuật hoặc chọn phương pháp nghe – chép chính tả hay nghe – điền vào chỗ trống để nâng cao kỹ năng nghe của mình.
3. Khép lại ‘chiến lược’ học nghe Anh văn giao tiếp cơ bản – cho người mới bắt đầu, là một vài những lưu ý quan trọng
- Không ‘nhồi nhét’ cũng như ép bản thân nghe những nội dung tiếng Anh mình không thích hoặc không thoải mái.
- Sang tới bước nghe chủ động, đừng chỉ nghe một cách máy móc hay nghe chi tiết từng từ một mà hãy nghe ý chính của các câu thoại hay đoạn thoại của người nói. Điều này là trọng yếu bởi nếu bạn quá tập trung vào từ vựng và quan trọng hóa việc hiểu nghĩa từng từ thì tiến độ cũng như chất lượng nghe sẽ vì thế mà giảm sút.
- Cũng trong bước nghe chủ động, đừng quên chú ý tới cách người bản xứ phát âm cũng như cách họ sử dụng các từ nối để liên kết hoặc kéo dài cuộc hội thoại nhé!
- Đừng quên luyện nghe hàng ngày để tạo thói quen, phản xạ và để việc chinh phục ngôn ngữ tiếng Anh ‘dễ như ăn kẹo’ nha!
Sau bài viết này, Language Link Academic hy vọng bạn đọc có thể có cho mình một cái nhìn tổng quát về ‘Chiến lược’ học nghe Anh văn giao tiếp cơ bản, từ đó tự ‘soạn thảo’ cho mình lộ trình học nghe tiếng Anh một cách khoa học và hiệu quả. Học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng rất cần sự tự giác, nỗ lực của bản thân nhưng nếu có một lộ trình rõ ràng, được kèm cặp bởi những thầy cô có kinh nghiệm thì hiệu quả sẽ đến nhanh một cách rõ rệt. Bạn đọc có thể tham khảo khóa học giao tiếp của Language Link Academic để biết thêm chi tiết..
Cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn bắt đầu với Anh văn thành công!