Theo kết quả 1 cuộc khảo sát do Tổ chức giáo dục Language Link thực hiện gần đây, có đến 90% các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi THCS cho rằng việc xác định lộ trình học tập phù hợp và cụ thể cho con ngay từ đầu cấp 2 là vô cùng quan trọng. Việc này giúp các em học sinh THCS có thể đạt được các mục tiêu học tiếng Anh toàn diện như giao tiếp thành thạo, học tập tốt, thi cử thành công. Dưới đây là một vài gợi ý giúp phụ huynh cùng con lên lộ trình học tiếng Anh toàn diện hiệu quả.
Giai đoạn lớp 6: “Khởi động”
Tiếng Anh: Muốn nhanh thì phải từ từ
Lượng kiến thức tiếng Anh bổ sung cho lứa tuổi này chủ yếu mang tính củng cố kiến thức cơ bản, giúp học sinh nắm chắc lại những gì đã học để tạo lập sự tự tin cho các em.
Theo các chuyên gia của Language Link Việt Nam, khi được chia lộ trình học hợp lí, bất cứ học sinh lớp 6 nào cũng có thể hoàn thành mục tiêu của việc học tiếng Anh trong giai đoạn khởi động, đặc biệt với các em đã làm quen với tiếng Anh toàn diện từ tiểu học thì mục tiêu này lại càng dễ dàng đạt được.
“Tấm huy chương” cần có
Với phương pháp tiếng Anh toàn diện, kết thúc năm lớp 6, các em đã có thể sử dụng các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết ở mức độ cơ bản. Sự kết hợp giữa giáo viên nước ngoài (cho việc giao tiếp) và giáo viên trong nước nhiều kinh nghiệm (cho các kĩ năng học tập) mang lại hiệu quả có thể khiến cả học sinh và phụ huynh bất ngờ khi kết thúc khóa học.
Ở giai đoạn khởi động, học sinh được củng cố các kiến thức cơ bản để có sự tự tin khi sử dụng tiếng Anh
Giai đoạn lớp 7: “Vượt chướng ngại vật”
Tiếng Anh giờ là chuyện nhỏ
Kết thúc giai đoạn “Khởi động”, bước sang năm tiếp theo, học sinh sẽ dùng những kiến thức và kĩ năng cơ bản có được sau giai đoạn đầu tiên làm quen với tiếng Anh toàn diện dành cho học sinh THCS để tăng cường khối lượng kiến thức cần có cho mình.
Sau năm học
Sau giai đoạn này, kết quả đạt được là học sinh gần như có thể làm chủ được việc sử dụng tiếng Anh của mình. Nếu ở giai đoạn đầu, học sinh mới chỉ thành thạo các kĩ năng cơ bản ở mức độ thực hành câu đơn thì bước sang giai đoạn này, các em sẽ được upgrade lên level cao hơn: tự xử lí được cả đoạn văn bản. Khả năng giao tiếp cũng được “nâng cấp” lên mức có thể duy trì một cuộc đối thoại chứ không chỉ nói những câu xã giao quen thuộc. Học sinh bắt đầu được làm quen với một số dạng bài thi theo chuẩn khảo thí quốc tế để “luyện tay nghề” sẵn sàng cho các kì thi vào chuyên cấp 3 và các chứng chỉ quốc tế.
Giai đoạn lớp 8: “Tăng tốc”
Tích lũy và thử “tay nghề”
Ở giai đoạn này, trình độ tiếng Anh của học sinh đã tương đối tốt. Hiệu quả mang lại từ phương pháp học tiếng Anh toàn diện giúp cho học sinh không chỉ nắm vững ngữ pháp cơ bản, tích lũy được vốn từ kha khá, giao tiếp tự tin với khả năng duy trì đối thoại, mà còn giúp các em có kĩ năng tự học để nâng cao trình độ. Học sinh sẽ liên tục được làm các đề thi theo chuẩn quốc tế để từ đó tích lũy được các kĩ năng làm bài và được hướng dẫn tư duy phân tích các dạng đề thi khác nhau.
Kết quả
Cái được lớn nhất ở giai đoạn “Tăng tốc” là sự chủ động của học sinh trong việc học tiếng Anh. Trẻ học được cách chủ động nâng cao tất cả những kiến thức cơ bản đã tích lũy được trước đó và hiểu chúng một cách có hệ thống. Giao tiếp được nâng lên một tầm mới với khả năng thảo luận được hầu hết các chủ đề. Đặc biệt là việc được luyện “tay nghề” với các đề thi thực tế và có được kĩ năng làm bài để chuẩn bị cho các kì thi cực kì quan trọng cuối cấp.
Lên lộ trình sớm giúp học sinh đạt được các mục tiêu học tiếng Anh toàn diện
Giai đoạn lớp 9: “Về đích”
Vũ khí đã sẵn sàng
Nếu đã học tiếng Anh theo đúng lộ trình được vạch ra từ đầu cấp, trải qua các giai đoạn “Khởi động”, “Vượt chướng ngại vật”, “Tăng tốc”, có thể khẳng định gần như chắc chắn rằng tiếng Anh giờ đã là thứ vũ khí sắc bén để học sinh sẵn sàng tham gia vào bất cứ kì thi nào trong lứa tuổi của mình.
Bạn có gì trong tay?
Phương pháp tiếng Anh toàn diện, kết hợp giữa tiếng Anh học thuật và tiếng Anh giao tiếp mang lại cho học sinh cuối cấp THCS một nền tảng tiếng Anh vững vàng và kinh nghiệm làm bài thi phong phú. Các em có thể làm được hầu hết các dạng bài thi khác nhau nhờ tư duy phân tích bài đã nhuần nhuyễn. Khả năng giao tiếp lúc này đã đạt đến mức linh hoạt trong cuộc đối thoại, kĩ năng nghe nói đã thành phản xạ chứ không còn mất thời gian lựa chọn câu từ.