Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung của xã hội. Vì thế, các em thiếu nhi đã được phụ huynh cho tiếp cận với tiếng Anh ngay từ bé. Vấn đề đặt ra là, ở bậc tiểu học, thầy cô giáo hay các bậc phụ huynh có thể tạo hứng thú cho các bé trong việc học tiếng Anh bằng cách nào là tốt nhất?
Trong bài viết này, Language Link Academic sẽ giới thiệu một số phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học hiệu quả nhất, đặc biệt là cách dạy học tiếng Anh tiểu học lớp 4 đến các bạn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học hiệu quả
I. Phương pháp thứ nhất: Làm cho lớp học trở nên vui nhộn bằng trò chơi:
Trẻ nhỏ luôn thích chơi trò chơi thay vì ngồi ngay ngắn học từng chữ một. Hiểu được tâm lí của trẻ nhỏ, các thầy cô giáo hay bậc phụ huynh hoặc bất kì ai đang phải dạy dỗ con em, học trò của mình thì nên áp dụng những phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học vui nhộn, năng động cho các em.
Chúng ta có đầy đủ mọi phương tiện hiện đại để tìm hiểu, áp dụng các trò chơi đơn giản nhưng có ích trong việc học tiếng Anh cho các em. Điển hình là các trò chơi sau đây:
1. Simon says:
Đây là trò chơi rất dễ chơi và phổ biến trong các lớp học hiện nay. Thầy cô giáo hay phụ huynh có thể áp dụng trò chơi này để dạy các em từ vựng mới về các bộ phận cơ thể người (body parts) hay nắm bắt rành rọt nghĩa của các giới từ (prepositions)
* Luật chơi:
– Thầy cô (phụ huynh) sẽ là người nói câu “Simon says” đầu tiên.
– Các em học sinh sẽ hỏi lại: “Say what?”
– Sau đó thầy cô trả lời theo cấu trúc: “Simon says…….”
Ví dụ: thầy cô (phụ huynh) muốn các em học từ vựng về bộ phận cơ thể người thì sẽ nói “Simon says touch your nose”.
Lúc này, các em học sinh sẽ phải xác định từ “nose” có nghĩa gì và bắt đầu chạm vào “nose” như vậy chúng ta có thể thông qua trò chơi để dạy từ vựng mới cho các em.
2. Memory: trò chơi ghi nhớ
Để học một cấu trúc ngữ pháp mới, thầy cô giáo có thể áp dụng phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học thông qua trò chơi “ghi nhớ”.
* Luật chơi: thầy cô sẽ bắt đầu bằng việc nói một câu mẫu, sau đó lần lượt theo thứ tự chỗ ngồi hoặc tên trong danh sách, các em sẽ phải lặp lại câu nói của người nói trước rồi mới đến lượt nói câu của các em. Độ khó của trò chơi này sẽ tăng dần theo số lượng học sinh.
Trò này vừa giúp các em tăng khả năng ghi nhớ, vừa giúp các em ghi nhớ lâu hơn một cấu trúc ngữ pháp mới.
Ví dụ: Dạy về thì quá khứ đơn:
– Thầy cô nói: Yesterday, I went to supermarket with my mother.
– Học sinh sẽ phải lặp lại câu của giáo viên rồi mới nói câu của các em theo cấu trúc Yesterday, I….
Yesterday, I went to supermarket with my mother
Yesterday, I did homework with my classmate.
– Và cứ thế, em học sinh tiếp theo sẽ lặp lại 2 câu trên rồi mới nói câu của mình.
Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên sẽ hỏi các em những điểm đặc biệt trong cấu trúc câu nãy giờ các em nói, việc lặp lại nhiều sẽ giúp các em nhận ra được sự khác biệt trong cách dùng thì của động từ bây giờ không còn nguyên mẫu nữa mà ở dạng quá khứ,…
Trò chơi này có thể không phù hợp với các em lớp nhỏ : lớp 1, lớp 2 nhưng đối với việc học tiếng Anh tiểu học lớp 4 hay lớp 5, giáo viên và phụ huynh nên áp dụng trò chơi này để rèn luyện khả năng ghi nhớ của các em cũng như giúp các em nhớ cấu trúc ngữ pháp lâu hơn và nhanh hơn.
II. Phương pháp thứ hai: Sáng tạo trong việc xây dựng bài học và dạy học:
Để có phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học tốt, phần nội dung bài học phải được chăm chút thật kĩ và cách dạy học nên thay đổi thường xuyên để không gây sự nhàm chán cho các em học sinh.
Đối với nội dung bài học, tìm nhiều hơn các bài học trong sách giáo khoa, thay vì chọn một bài reading dài, thầy cô cũng có thể chọn một bài thơ để tạo cảm giác hứng thú cho các em. Việc cung cấp thêm nhiều hình ảnh minh họa hay cho các em nghe nhạc, xem video clip cũng là một cách tốt giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức.
Cung cấp thêm hình ảnh, video clip để tăng sự sinh động trong bài học cho trẻ
Về cách dạy học, thầy cô nên linh hoạt trong việc xây dựng các bài tập có làm việc đồng đội, theo cặp hoặc theo nhóm 3 em, 5 em. Thay đổi chỗ ngồi định kì cũng sẽ giúp cho các em có được sự hứng thú mới trong việc học tiếng Anh
III. Phương pháp thứ ba: Không nên gây áp lực cho các em
Các em đều là học sinh nhỏ tuổi, vẫn còn rất ham chơi nên hãy cố gắng để việc học của các em trở nên nhẹ nhàng. Đừng gây bất kì áp lực nào cho các em trong việc học hành nhất là học tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ mới, rất cần thời gian để các em làm quen và tiếp thu.
Trên đây là một số phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học hiệu quả, hi vọng các bạn đọc giả đã có được những kinh nghiệm cho riêng mình. Nếu còn thắc mắc gì thêm, bạn đừng ngại mà hãy cùng trao đổi với Language Link Academic nhé!