trung tâm tiếng Anh giao tiếp

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp 100% giáo viên bản ngữ có phải là tốt nhất?

Các trung tâm tiếng Anh giao tiếp hiện tại là một trong các lựa chọn phổ biến của nhiều đối tượng từ học sinh, sinh viên cho đến người đi làm trong quá trình theo đuổi tiếng Anh. Trong đó, tiêu chí thường được cân nhắc đầu tiên trong quá trình lựa chọn các trung tâm anh ngữ chính là chất lượng giáo viên. Nhiều người cho rằng, khi học tiếng Anh giao tiếp, các trung tâm với 100% giáo viên bản ngữ là lựa chọn nên được ưu tiên hàng đầu. Trong khi đó, một số quan điểm khác lại cho rằng những trung tâm bao gồm cả giáo viên bản ngữ và giáo viên Việt Nam sẽ giúp học viên đạt hiệu quả cao hơn. Vậy, giáo viên bản ngữ có phải luôn luôn là lựa chọn tốt nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Chất lượng giáo viên là tiêu chí được chú trọng nhất trong quá trình lựa chọn các trung tâm tiếng Anh giao tiếp

Chất lượng giáo viên là tiêu chí được chú trọng nhất trong quá trình lựa chọn các trung tâm tiếng Anh giao tiếp

I. Về giáo viên nước ngoài

Các giáo viên bản ngữ có ưu thế rất lớn về phát âm. Với ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh, các giáo viên bản ngữ có phát âm “chuẩn chỉnh” với độ chuẩn xác 100%. Đây dường như là niềm mơ ước của nhiều học viên và thậm chí là giáo viên người Việt. Nếu không trải qua quá trình luyện tập cực kỳ chăm chỉ hoặc tiếp xúc với môi trường bản địa trong thời gian dài, rất khó để học viên hay giáo viên Việt Nam có được phát âm chuẩn xác 100% như giáo viên bản địa.

Ngoài ra, giáo viên bản ngữ cũng là những người có ưu thế rất lớn về mặt kiến thức học thuật. Hầu hết các giáo viên tại những trung tâm ngoại ngữ uy tín đều có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc bằng giảng dạy được quốc tế công nhận. Bởi vì tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ, các giáo viên bản ngữ có thể hiểu tường tận và chính xác các vấn đề về cách phát âm, cách dùng từ, cấu trúc ngữ pháp đặc biệt liên quan đến ngoại ngữ này. 

Hơn nữa, các giáo viên bản ngữ có năng lực đều được đào tạo cẩn thận về kỹ năng sư phạm, đặc biệt tại các trường đại học danh tiếng về ngôn ngữ trên thế giới. Họ cũng có cơ hội được tiếp xúc với các phương pháp giáo dục hiện đại và tiên tiến, với các môi trường giáo dục có thứ hạng cao trên toàn cầu.

Song song với đó, giáo viên bản ngữ vẫn gặp một số khó khăn trong quá trình giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam. Trước hết, các giáo viên nước ngoài thường phải dành thời gian để hòa nhập với môi trường sống, văn hóa tại Việt Nam – một đất nước với các phong tục tập quán tương đối khác biệt so với các quốc gia nói tiếng Anh. Hệ thống giáo dục cũng như các phương pháp giáo dục tại Việt Nam cũng có sự khác biệt lớn với khu vực châu Âu, châu Mỹ khi tập trung nhiều vào thi cử và điểm số, ít có ứng dụng, thực hành. 

Bên cạnh đó, tiếng Anh vốn không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ hay ngôn ngữ được chính phủ đầu tư phát triển và yêu cầu toàn bộ người dân sử dụng như nhiều quốc gia. Phát âm của tiếng Việt – một ngôn ngữ nặng về thanh điệu, vần điệu thay vì trọng âm như tiếng Anh cũng khiến nhiều giáo viên bản ngữ mất khá nhiều thời gian để chỉnh sửa phát âm cho học viên.

Các giáo viên bản ngữ có những lợi thế và khó khăn riêng khi dạy tiếng Anh cho học sinh Việt Nam

Các giáo viên bản ngữ có những lợi thế và khó khăn riêng khi dạy tiếng Anh cho học sinh Việt Nam

II. Về giáo viên Việt Nam

Trong quá trình dạy tiếng Anh, giáo viên Việt Nam cũng có ưu thế khi chính là những người hiểu rõ và trải nghiệm trực tiếp quá trình học tiếng Anh. Đây chính là những “tấm gương” điển hình và gần gũi nhất cho mỗi học sinh, học viên khi chinh phục ngoại ngữ này.

Ngoài ra, chính vì đều là những người trực tiếp trải nghiệm, các giáo viên Việt Nam dễ dàng nhận ra các khó khăn hay vấn đề mà học sinh đang gặp phải trong quá trình học tiếng Anh như: những lỗi mà người Việt hay mắc phải khi phát âm tiếng Anh, các trường hợp dùng sai ngữ pháp về “although/but”, tư duy tiếng Việt chưa áp dụng thích hợp trong các kỹ năng Speaking/Writing, …

Các giáo viên người Việt cũng dễ dàng “trở nên” gần gũi và thân thiết với học sinh Việt Nam hơn do sự tương đồng về ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như văn hóa, phong tục tập quán hay lối sống thường ngày.

Những vấn đề của giáo viên Việt Nam trong quá trình dạy tiếng Anh gần như chính là ưu thế của giáo viên nước ngoài khi giảng dạy tại Việt Nam. Giáo viên người Việt rõ ràng không có lợi thế về phát âm và kiến thức về tiếng Anh so với các giảng viên bản địa, bị giới hạn về phương pháp tiếp cận các cách thức và phương pháp giảng dạy hiện đại trên thế giới do hệ thống giáo dục tại Việt Nam từ lâu đã bị gò bó trong những quan điểm và tư duy truyền thống.

Quá trình dạy tiếng Anh của giáo viên người Việt cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng

Quá trình dạy tiếng Anh của giáo viên người Việt cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng

Như vậy, tại các trung tâm tiếng Anh giao tiếp, việc học viên được tiếp xúc hoàn toàn 100% với giáo viên bản ngữ chưa chắc đã là lựa chọn tốt nhất. Với những đối tượng đã có trình độ tiếng Anh tương đối tốt, khả năng giao tiếp khá vững chắc và mong muốn cải thiện thêm một chút vấn đề trong kỹ năng Nghe – Nói, việc được tiếp cận hoàn toàn với giáo viên người nước ngoài có thể sẽ đem lại hiệu quả. Ngược lại, khi học viên mới ở trình độ cơ bản, giáo viên người Việt hoặc 50% giáo viên Việt, 50% giáo viên nước ngoài sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.

Đọc thêm:

Bài viết trên đây đã giúp người đọc trả lời được câu hỏi ở phần mở đầu, liệu rằng việc tiếp xúc hoàn toàn với giáo viên bản ngữ tại các trung tâm tiếng Anh giao tiếp có thực sự đem lại hiệu quả. Ngoài ra, quá trình học giao tiếp tiếng Anh, bên cạnh sự trợ giúp của các thầy cô giáo, còn đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của từng học viên.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vì sao không nên quá tin tưởng các bảng xếp hạng đại học thế giới khi chọn trường để du học?

Tin tổng hợp 23.12.2024

Các bảng xếp hạng đại học, đặc biệt là các bảng xếp hạng QS World Univer ity Ranking , Time Higher Education (THE) và [...]

Những lối tắt trong phát triển: Cẩn thận “lợi bất cập hại”!

Tin tổng hợp 23.12.2024

Sự hấp dẫn của các con đường tắt luôn khó cưỡng lại Dù là trong ự phát triển cá nhân, tiến bộ xã hội hay tăng [...]

Giáo dục trên bàn nghị sự G20: Giải pháp cho những thách thức toàn cầu năm 2024

Tin tổng hợp 19.12.2024

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024, dưới ự chủ trì của Brazil, giáo dục đã trở thành một trong [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!