YouTube và Shopee hợp tác ra mắt dịch vụ mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á

Trong một động thái quan trọng nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại điện tử dựa trên video, YouTube của Alphabet (tiền thân là Google) và Shopee của Sea đã hợp tác để ra mắt dịch vụ mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á. Sáng kiến ​​này đánh dấu sự gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử đang bùng nổ của khu vực này.

YouTube Shopping tới Đông Nam Á

Tại một sự kiện báo chí vào tháng 9/2024, Giám đốc YouTube khu vực châu Á – Thái Bình Dương – ông Ajay Vidyasagar – đã tiết lộ rằng nền tảng video hàng đầu thế giới này sẽ sớm triển khai dịch vụ mua sắm YouTube Shopping tại hai quốc gia Thái Lan và Việt Nam. Cách đây không lâu, YouTube đã bày tỏ sự quan tâm tới khu vực Đông Nam Á khi thông báo lựa chọn Indonesia – nền kinh tế duy nhất trong khu vực thuộc nhóm G20 – làm nơi đầu tiên trong khu vực để triển khai dịch vụ YouTube Shopping sau thành công của mình tại một số thị trường như Hoa Kỳ, Hàn Quốc.

Ông Vidyasagar nhấn mạnh sự tin tưởng của YouTube cũng như Alphabet về tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của YouTube Shopping tại Đông Nam Á. Theo quan sát của hãng này, Đông Nam Á với các đại diện chủ chốt như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam hội tụ đủ các tiêu chí cần để một dịch vụ mua sắm như YouTube Shopping có thể bùng nổ. Dân số đông và trẻ, cởi mở với những sự thay đổi, tỷ lệ sử dụng thiết bị thông minh với độ phủ sóng Internet cao cùng sự ưa thích mua sắm trực tuyến đã tạo ra môi trường không thể lý tưởng hơn để triển khai các sáng kiến ​​thương mại điện tử mới.

Nhận định này của YouTube được cho là hợp lí khi Đông Nam Á với dân số gần 700 triệu người đang là một trong những thị trường thương mại điện tử quan trọng của thế giới, sở hữu tốc độ phát triển nhanh nhất toàn cầu. Momentum Works ước tính rằng tổng khối lượng hàng hoá được mua bán trên tám nền tảng thương mại điện tử lớn nhất khu vực này đã lên tới 114,6 tỉ đô la vào năm 2023, tăng 15% so với năm 2022. Sự bành trướng nhanh chóng của các nền tảng thương mại điện tử dựa trên video như YouTube và TikTok phản ánh tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực.

YouTube Shopping làm được gì?

Khi sử dụng YouTube Shopping, các nhà sáng tạo nội dung có thể “nhúng” sản phẩm Shopee trực tiếp vào video của họ. Dự kiến tính năng này sẽ đem lại lưu lượng lớn tới Shopee nhờ vào lượng người dùng khổng lồ của YouTube, nhờ đó thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến. Nhiều chuyên gia cho rằng sự tích hợp này sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm của Shopee và đem lại lợi ích lớn cho YouTube khi có thể loại bỏ nhu cầu thêm vào các liên kết bên ngoài nền tảng. Tương tự TikTok Shop, YouTube Shopping cũng cho phép các nhà sáng tạo nội dung thiết lập cửa hàng ảo trên kênh của họ, cho phép người xem duyệt tất cả các sản phẩm được quảng cáo tại một nơi.

YouTube sẵn sàng đối đầu TikTok tại Trung Quốc

Năm ngoái, Reuters đưa tin rằng YouTube đã có động thái nhắm tới Đông Nam Á khi nộp đơn xin giấy phép thương mại điện tử tại Indonesia. Đây được đồn đoán là bước chuẩn bị đầu tiên cho YouTube để tham chiến với TikTok ngay tại “sân nhà.” TikTok – phiên bản quốc tế của Douyin tại Trung Quốc – đã gây sốc khi triển khai TikTok Shop và nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng thương mại yêu thích ở Đông Nam Á khi vượt qua Lazada chỉ trong thời gian ngắn. ByteDance hiển nhiên nhắm tới việc soán ngôi Shopee trong tương lai gần.

Lựa chọn Shopee làm đối tác, YouTube đang thể hiện rõ ràng quan điểm của Alphabet khi nhắm tới mục tiêu cạnh tranh trực tiếp với TikTok. Sea và Alphabet hiểu rằng việc thành lập một liên minh sẽ đem lại cho cả hai hãng một sức mạnh lớn hơn và có cơ hội duy trì “ngôi vương” của mình. Khi được hỏi về quy mô quan hệ đối tác, Vidyasagar mô tả đây là sự hợp tác “rất lớn và quan trọng” đối với riêng YouTube và cả Alphabet. Ông cũng đề cập rằng YouTube vẫn để ngỏ việc hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử khác trong tương lai, báo hiệu một chiến lược đa dạng hóa quan hệ đối tác và tối đa hóa phạm vi tiếp cận theo từng giai đoạn. Rất có thể Lazada sẽ là cái tên tiếp theo tham gia vào “liên minh chống TikTok” của YouTube.

Chiến lược hợp tác nhiều tiềm năng có làm nên chuyện?

Mối quan hệ đối tác giữa YouTube và Shopee thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung video và thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay. Bằng cách tích hợp các tính năng mua sắm trực tiếp vào nội dung video, các nền tảng video thuần tuý như YouTube và TikTok đang tự tạo ra những cơ hội mới cho chính mình, người xem/người tiêu dùng và các nhà sáng tạo nội dung/người bán hàng.

Dễ thấy là thoả thuận của YouTube Shopping và Shopee rất tiềm năng khi kết hợp hai nền tảng đã thành danh với các thế mạnh riêng. Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian để cả YouTube lẫn Shopee thu hút người tiêu dùng sử dụng YouTube Shopping, tạo cho họ thói quen và hơn hết là cạnh tranh hiệu quả với TikTok Shop. Điểm mạnh của TikTok Shop được nhận xét là nằm ở thiết kế tiện lợi của nền tảng này. TikTok đã thành công trong việc tối ưu giao diện phục vụ cho hoạt động “lướt shop”, bỏ sản phẩm vô giỏ hàng và mua hàng trực tiếp trên nền tảng.

TikTok Shop có thể phải đối mặt với những thách thức trong việc xây dựng cùng mức độ tin cậy và độ tin cậy như các trang thương mại điện tử đã thành danh hơn. Ngoài ra, TikTok đã phải đối mặt với sự giám sát của cơ quan quản lý ở nhiều khu vực khác nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động và tăng trưởng của công ty. Mặc dù TikTok rất phổ biến, nhưng cơ sở người dùng của công ty có thể thiên về nhóm người trẻ tuổi, có khả năng hạn chế phạm vi tiếp cận của công ty đối với nhóm nhân khẩu học lớn tuổi hơn. Có thể thấy cả YouTube Shopping và Shopee, cũng như TikTok Shop, đều có những lợi thế và thách thức riêng. Sẽ rất thú vị khi xem cách họ tận dụng thế mạnh của mình để chiếm lĩnh thị trường.

Ảnh hưởng tới ngành giáo dục thương mại điện tử

Dễ dàng thấy được sự tham gia của các nền tảng video như TikTok và YouTube vào cuộc đua thương mại điện tử ít nhiều thúc đẩy ngành giáo dục thương mại điện tử trên toàn cầu cũng như tại Đông Nam Á phát triển.

Với sức ảnh hưởng mạnh mẽ của các nền tảng video, Đông Nam Á vốn là một thị trường thương mại điện tử chắc chắn sẽ còn nở rộ hơn nữa. Những chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại điện tử không chỉ cuốn hút những doanh nhân, nhà hoạt động thị trường, nhà sáng tạo nội dung tương lai ở khu vực này mà còn thúc đẩy các chương trình đào tạo liên quan như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, tiếp thị, tài chính điện tử, v.v..

Xu hướng tích hợp của các nền tảng video vào lĩnh vực giáo dục nói chung cũng thúc đẩy một môi trường học tập toàn diện, hấp dẫn và thiết thực hơn, tạo tiền đề vững chắc cho giáo dục thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là tại các thị trường trẻ như Đông Nam Á khi mà việc áp dụng công nghệ số trở thành một trong những mũi nhọn được tất cả các quốc gia quan tâm và đầu tư.

Danh sách các trường đại học nổi tiếng về thương mại điện tử trên thế giới

  1. Viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology, MIT – Hoa Kỳ);
  2. Đại học Stanford (Stanford University – Hoa Kỳ);
  3. Đại học California ở Berkely (University of California, Berkeley – Hoa Kỳ);
  4. Đại học Harvard (Harvard University – Hoa Kỳ);
  5. Đại học Cambridge (University of Cambridge – Anh);
  6. Đại học Oxford (University of Oxford – Anh);
  7. Học viện Kinh tế và Khoa học chính trị Luân Đôn (London School of Economics and Political Science, LSE – Anh);
  8. Đại học Melbourne (University of Melbourne – Úc);
  9. Đại học Sydney (University of Sydney – Úc);
  10. Đại học Toronto (University of Toronto – Canada).

Danh sách các trường đại học nổi tiếng về thương mại điện tử tại Đông Nam Á

  1. Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore, NUS – Singapore);
  2. Đại học Kỹ thuật Nam Dương (Nanyang Technological University, NTU – Singapore);
  3. Đại học Indonesia (University of Indonesia – Indonesia);
  4. Viện Công nghệ Bandung (Bandung Institute of Technology – Indonesia);
  5. Đại học Chulalongkorn (Chulalongkorn University – Thái Lan);
  6. Đại học Mahidol (Mahidol University – Thái Lan);
  7. Đại học Mã Lai (Universiti Malaya, UM – Malaysia);
  8. Đại học Kebangsaan Malaysia (Universiti Kebangsaan Malaysia, UKM – Malaysia);
  9. Đại học Ateneo de Manila (Ateneo de Manila University – Philippines);
  10. Đại học Philippines (University of the Philippines – Philippines).

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vì sao không nên quá tin tưởng các bảng xếp hạng đại học thế giới khi chọn trường để du học?

Tin tổng hợp 23.12.2024

Các bảng xếp hạng đại học, đặc biệt là các bảng xếp hạng QS World Univer ity Ranking , Time Higher Education (THE) và [...]

Những lối tắt trong phát triển: Cẩn thận “lợi bất cập hại”!

Tin tổng hợp 23.12.2024

Sự hấp dẫn của các con đường tắt luôn khó cưỡng lại Dù là trong ự phát triển cá nhân, tiến bộ xã hội hay tăng [...]

Giáo dục trên bàn nghị sự G20: Giải pháp cho những thách thức toàn cầu năm 2024

Tin tổng hợp 19.12.2024

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024, dưới ự chủ trì của Brazil, giáo dục đã trở thành một trong [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!