Bạn có biết những từ tiếng Anh không nên dùng?

Ông cha ta có câu, “Học ăn học nói, học gói học mở.” Là một người đang trong quá trình học tiếng Anh, bạn có thể đang sử dụng những từ ngữ tiếng Anh không nên dùng mà hoàn toàn không hề hay biết! Những từ tiếng Anh này có thể không phải là những từ tục tĩu hay khiếm nhã nhưng việc sử dụng chúng lại khiến cho lời nói, bài viết của bạn trở nên kỳ quặc và không tự nhiên.

Trong bài viết hôm nay, Language Link Academic sẽ giới thiệu cho bạn những từ tiếng Anh không nên sử dụng. Check it out!

Bạn có biết những từ tiếng Anh không nên dùng?

1. Những từ tiếng Anh không nên dùng trong các văn cảnh

Để có được cái nhìn rõ ràng và chính xác về các loại từ tiếng Anh không nên dùng, chúng ta hãy đánh giá và xem xét chúng trong các văn cảnh cụ thể.

1.1. Trong giao tiếp thông thường

a/ Những từ hoa mỹ

Bạn có thích những cuộc trò chuyện ngập tràn những lời hoa mỹ không? Nghĩ đến đã thấy sến rồi đúng không? Trong tiếng Anh cũng có rất nhiều những từ ngữ hoa mỹ, vậy chúng là gì?

Fancy words, hay những từ hoa mỹ, là những từ có “vóc dáng” thuộc loại “đao to búa lớn,” gồm 3 âm tiết trở lên, đa phần xuất hiện trong những tác phẩm văn học, từ điển đồng nghĩa – trái nghĩa và rất hiếm (hay có thể nói là không bao giờ) xuất hiện trong giao tiếp thông thường.

Tưởng tượng xem, nếu những từ như saccharine (ngọt lịm, đồng nghĩa với sweet), loquacious (ba hoa chích chòe, đồng nghĩa với talkative), autonomous (tự trị, đồng nghĩa với independent),… được dùng nhiều trong giao tiếp, câu văn hay câu nói của bạn sẽ nghe nặng nề và quá kiểu cách. Tuy nhiên, đừng cứ hễ thấy từ nào dài loằng ngoằng là nghĩ nó hoa mỹ đâu nhé. Trong tiếng Anh, chúng ta có một khái niệm về những từ đa âm (complex words).

Những từ này cũng gồm khoảng 3 âm tiết trở lên, nhưng tần suất được sử dụng của chúng trong giao tiếp, các bài viết, bản tin, bài báo,… thường nhật lại dày đặc vô cùng. Có thể kể đến như những từ reasonable (hợp lý), consider (cân nhắc), function (chức năng), contribution (đóng góp), significant (trọng đại),…

Một nguyên nhân khiến Language Link Academic xem xét đề cập tới fancy words đầu tiên chính là bởi thói quen tra từ điển đồng nghĩa – trái nghĩa để tìm từ vựng thay thế cho những từ ngữ đơn giản, quen thuộc, đang bị trùng lặp của sinh viên, hay thậm chí người đi làm. (Chúng tôi biết có nhiều bạn dùng cách này để lách đạo văn lắm đấy nhé :P).

Sự thiếu kinh nghiệm khi phân biệt giữa fancy wordscomplex words khiến tác phẩm của các bạn trở nên tệ hơn rất nhiều so với phiên bản trước thay thế và chỉnh sửa. Hãy cùng chúng tôi phân tích ví dụ với từ sweet nhé!

Bạn có biết những từ tiếng Anh không nên dùng?

Như có đề cập bên trên, sweet có một từ đồng nghĩa là saccharine.

Tuy mang danh đồng nghĩa, nhưng thực tế, nếu tìm hiểu kĩ trong từ điển Cambridge, saccharine mang nghĩa là ngọt lịm hay quá ngọt (too sweet). Ví dụ minh họa cho nó là: I don’t trust him, with his saccharine smiles. (Tôi không tin anh ta vì cái điệu cười cứ ngọt lịm (như thể có độc) ấy.)

Như vậy, từ này mang tầng nghĩa hàm ý phủ định, không thể thay thế cho sweet với nghĩa ngọt thông thường.

Bạn có biết những từ tiếng Anh không nên dùng?

“Don’t trust this smile :(“

b/ Những từ ngữ cổ (Archaic/Outdated words)

Đọc một tác phẩm văn học tiếng Việt, bạn đã bao giờ thấy bối rối vì những cụm từ “không thể nào hiểu nổi” đã xuất hiện từ rất rất lâu? Lúc đó, học sinh chúng ta lại ngó xuống phần chú thích, rồi à ố với nghĩa của những cụm từ tưởng-như-chẳng-liên-quan phải không nào? Vấn đề là đọc xong chú thích thì có bao nhiêu người còn thực sự thuộc từ và ngữ nghĩa của từ ấy? Bao nhiêu người dùng những từ đó trong cuộc sống hiện nay?

Trong tiếng Anh, chúng ta có định nghĩa riêng, archaic words (từ cổ), để chỉ những từ không còn được sử dụng trong đời sống hiện tại hoặc đã mất đi một phần ngữ nghĩa của nó, giống như đã nêu trên trong văn học Việt vậy. Một vài ví dụ có thể kể đến là: appetency (ham muốn, đồng nghĩa với desire), aliment (đồ ăn, đồng nghĩa với food), assay (thử nghiệm, đồng nghĩa với attempt), frock (váy dài, đồng nghĩa với dress),…

Archaic words thường xuất hiện trong những cuốn sách lịch sử để mang lại không khí nghiêm trang, cổ kính. Một số tác phẩm văn học mang bối cảnh cổ cũng có thể xuất hiện những từ này.

Bạn có biết những từ tiếng Anh không nên dùng?

“Now I’m a queen…”

c/ Những từ trang trọng (Formal language)

Đối với các giao tiếp thường nhật, bạn nên chú ý tới những từ trang trọng (formal words). Chúng là những từ mang hàm ý xã giao, khách sáo, cứng nhắc, và sẽ tạo khoảng cách ngầm với đối phương. Xuất hiện trong bài viết này không có nghĩa là bạn không nên dùng những từ trang trọng đâu nhé. Hãy chú ý tới những trường hợp cụ thể để sử dụng cho phù hợp. Các bài viết học thuật, thư từ công việc, văn bản trang trọng,… là những đối tượng để bạn sử dụng những từ này. Bạn biết đấy, mấu chốt của giao tiếp thành công là tạo cho người đối thoại với mình cảm giác thân thuộc, gần gũi mà.

Bạn có biết những từ tiếng Anh không nên dùng?

1.2. Trong văn viết

a/ Từ lóng (Slang)

Tiếng lóng (Slang) là những từ, cụm từ hay cách diễn đạt không trang trọng trong văn nói và thường khác với nghĩa từ điển, được sử dụng trong một cộng đồng người nhất định, là những từ tiếng Anh không nên dùng, cụ thể hơn, là những từ tiếng Anh nên tránh khi bạn đang sử dụng văn viết.

Language Link Academic có một số bài viết về chủ đề từ lóng, bạn có thể theo dõi tại đây:

Tiếng lóng mang tính khẩu ngữ, chỉ dùng khi vui chơi, giải trí thân mật giữa những người đã thân thiết với nhau, vì vậy nên tránh áp dụng khi giao tiếp, viết tài liệu cần sự nghiêm chỉnh, chính thức, làm giảm tính chuẩn mực của ngôn ngữ.

Bạn có biết những từ tiếng Anh không nên dùng?

b/ Những từ thô tục (Bad language)

Bad language, theo từ điển Cambridge, là những từ ngữ được coi là xúc phạm với hầu hết tất cả mọi người, thuộc về phạm trù ngôn ngữ nói. Bạn không muốn bị người khác coi là bất lịch sự và cũng không muốn người khác bất lịch sự với mình đúng không nào? Giống như trong tiếng Việt, đây là những từ ngữ tiếng Anh nên tránh, đặc biệt là trong ngôn ngữ viết.

Đây là loại ngôn ngữ dùng trong giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp thân thiết,… vì vậy cần tuyệt đối tránh sử dụng trong ngôn ngữ viết. Vậy là ta đã có thêm một lưu ý nữa về những từ tiếng Anh không nên dùng trong văn cảnh xác định rồi. Đưa chúng vào list những từ nên hạn chế ngay nào!

  • I’ll help you peel the spuds. (potatoes)
  • My bike’s been stolen. (bicycle)
  • The cops have arrived. (police)
  • What’s on telly tonight? (television)

c/ Ngôn ngữ nói (Speaking language)

“Khi viết chớ dùng ngôn ngữ nói” là một lời khuyên thường trực khi bạn tìm những bài viết, tài liệu dạy cách viết tiếng Anh hay. Ngôn ngữ nói thông thường có thể không đúng quy cách, ngữ pháp hay những quy tắc ngôn ngữ cứng nhắc – những điều mà khi viết bạn phải đặc biệt chú ý và tuân theo. Vì thế, ngôn ngữ nói không những không phải là một thứ công cụ giúp ích cho bạn khi viết, mà nó còn có thể khiến chất lượng bài viết của bạn giảm xuống.

Một trong những ví dụ kinh điển để chúng ta tham khảo, rất nhiều người có thói quen sử dụng “Thank you very much” trong tất cả các trường hợp cần cảm ơn. Tuy nhiên, very lại không phải là một từ hay để dùng khi viết. Thêm vào đó, câu này còn hàm ý chúng ta cảm kích một người vì họ đã làm được một điều có ý nghĩa vô cùng lớn lao, cao cả cho chúng ta. Trong các lá thư, email, “Thanks a lot” hay đơn giản là “Thank you” là đủ cho việc cảm ơn.

Bạn có biết những từ tiếng Anh không nên dùng?

2. Cách tránh sử dụng những từ tiếng Anh không nên dùng

  • Đọc nhiều các tài liệu, báo chí, sách vở được viết bằng tiếng Anh để tích lũy nguồn từ vựng chuẩn mực, nhận biết được những từ nên hạn chế và nên tránh.
  • Tham gia các lớp học, các câu lạc bộ, tự luyện tập nhằm tăng khả năng giao tiếp với người bản xứ, tạo phản xạ khi giao tiếp.
  • Xây dựng ý thức khi sử dụng ngôn ngữ, tránh những từ tiếng Anh không nên dùng.
  • Tra từ điển để biết về ngữ nghĩa, cách dùng, hoàn cảnh sử dụng của các từ.

Hi vọng với bài viết trên, các bạn đã có thêm kinh nghiệm và tri thức trong việc sử dụng tiếng Anh hợp lý, đúng đắn, tránh sử dụng những từ không nên dùng, từ đó vận dụng vào quá trình học của chính bản thân mình. Để biết thêm về các bài viết chia sẻ tiếng Anh khác, hãy truy cập vào thư viện của Language Link Academic để được cập nhật một cách đầy đủ, nhanh chóng nhất.

Bên cạnh đó, các bạn hoàn toàn có thể tìm được khóa học phù hợp với mọi trình độ và lứa tuổi trên website của Language Link Academic. Một khóa Tiếng Anh Chuyên THCS cho học sinh cấp 2, một khóa Tiếng Anh Dự bị Đại học Quốc tế cho học sinh cấp 3 hay một khóa Tiếng Anh Giao tiếp Chuyên nghiệp sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Anh của mình!

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thuần thục sử dụng câu hỏi đuôi (tag question) trong giao tiếp

Thuần thục sử dụng câu hỏi đuôi (tag question) trong giao tiếp

Thư viện tiếng Anh người lớn 19.11.2024

Câu hỏi đuôi (tag que tion) không chỉ đơn thuần là một cấu trúc ngữ pháp mà còn là một công cụ giao tiếp quan trọng [...]
Bí quyết nắm lòng cách phát âm s và es trong tiếng Anh

Bí quyết nắm lòng cách phát âm s và es trong tiếng Anh

Thư viện tiếng Anh người lớn 19.11.2024

Trong bài viết này, chúng ta ẽ cùng khám phá cách phát âm và e trong tiếng Anh, từ đó giúp bạn nắm vững cách phát [...]
Bí quyết chinh phục 6.5-7.5 Reading IELTS trở lên

Bí quyết chinh phục 6.5-7.5 Reading IELTS trở lên

Thư viện tiếng Anh người lớn 19.11.2024

IELTS Reading luôn là một thử thách đối với nhiều thí inh Để đạt được band điểm 65-75, bạn cần có những chiến [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!