Tìm kiếm và lựa chọn các phương pháp học tiếng Anh phù hợp luôn là một trong các bước quan trọng nhất trước khi bắt đầu quá trình học tiếng Anh, đặc biệt với các đối tượng mất gốc hoặc “hổng kiến thức”. Với hai kỹ năng chủ động Listening và Speaking, việc học tập và cải thiện ngôn ngữ càng đòi hỏi nhiều thời gian và đầu tư nhiều công sức hơn nữa. Trong bài viết này, Language Link Academic sẽ chia sẻ cách học tiếng Anh cho người mất gốc áp dụng cho hai kỹ năng Nghe và Nói.
I. Cách học tiếng Anh cho người mất gốc tập trung vào Listening
Listening thường được đánh giá là kỹ năng dễ dàng ôn tập trong tổng thể 4 kỹ năng tiếng Anh. Mọi đối tượng, từ trình độ cơ bản đến nâng cao đều có thể tự học Nghe tại nhà một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, với người mất gốc tiếng Anh, quá trình này có thể kéo dài và đòi hỏi sự tập trung nhất định.
- Bước đầu tiên trước khi bắt tay vào học kỹ năng Nghe là lựa chọn tài liệu phù hợp. Bạn chưa có nền tảng hoặc hổng kiến thức nên bắt đầu bằng việc nghe các file audio với nội dung đơn giản và tốc độ nói chậm rãi. Đừng “lao đầu” vào các cuốn sách lý thuyết với nội dung kiến thức dày đặc cho dù đó là các cuốn tài liệu được thiết kế riêng cho trình độ beginner.
- Sau khi tìm kiếm các nguồn nghe phù hợp, bạn nên áp dụng phương pháp Nghe – Chép chính tả. Cụ thể:
- Hãy duy trì tốc độ của file nghe chậm nhất có thể, đảm bảo rằng bạn có thể nghe và nắm bắt 80% nội dung của file nghe. Bạn cần chuẩn bị giấy, bút viết và chủ động take note ngay từ lần nghe đầu tiên.
- Sau lần nghe thứ nhất, bạn kiểm tra đoạn văn bạn vừa take note được. Sau đó tập trung vào các nội dung bạn chưa hoàn thành trong lần nghe thứ hai.
- Sau hai lần nghe, bạn kiểm tra đoạn văn của mình lần cuối và đọc transcript hoặc engsub của file nghe. Sau đó dùng bút đỏ để chữa lại bài viết của mình, bao gồm các lỗi sai hoặc các nội dung bạn bỏ lỡ. Trong bước này, bạn cố gắng ghi nhớ toàn bộ nội dung của file nghe. Bắt gặp các từ mới, hãy sử dụng từ điển để tra cứu ngữ nghĩa cũng như cách phát âm.
- Đến lần nghe thứ ba, bạn không cần sử dụng giấy, bút để ghi chép. Bạn chủ động nghe và nhắc lại từng từ của nhân vật trong file nghe, sau đó bắt chước lại theo đúng giọng điệu và phát âm.
- Sau khi duy trì việc Nghe – Chép chính tả trong khoảng 1 – 2 tháng. Bạn sẽ nhận thấy rõ sự cải thiện của mình. Ở giai đoạn sau, bạn có thể tiếp tục duy trì phương pháp này bằng cách tăng tốc độ của file nghe, giảm số lần ghi chép xuống hoặc mở rộng sang các file nghe có dung lượng dài hơi hơn.
- Tiếp đó, khi kỹ năng Nghe đã ở mức trung bình, bạn có thể chuyển sang quá trình luyện nghe bằng việc xem phim, nghe podcast hoặc xem các chương trình truyền hình.
II. Cách học Speaking cho người mất gốc giúp bạn “ghi điểm” trong mắt người nghe
Với người mất gốc tiếng Anh, việc học Speaking vốn không hề đơn giản. Trong đó, bạn cần xác định nguyên tắc ban đầu và xuyên suốt trong quá trình học là nói một cách chuẩn chỉnh về phát âm và ngữ điệu tương đồng với người bản ngữ.
Bước đầu tiên bạn cần chú trọng là nâng cao khả năng phản xạ tiếng Anh bằng một số cách thức dưới đây:
- Theo dõi các bộ phim nước ngoài, chương trình truyền hình, show giải trí và bắt chước theo lời thoại của nhân vật.
- Giao tiếp và trò chuyện với bạn bè bằng tiếng Anh về những chủ đề quen thuộc nhất.
- Chủ động đặt ra các câu hỏi và ghi âm lại, kiểm tra phát âm và giọng điệu một cách chuẩn chỉnh nhất.
- Nghe, lặp lại và ghi nhớ lời bài hát tiếng Anh
Bạn nên duy trì các thói quen này thường xuyên, hàng ngày với tần suất liên tục. Dần dần, khả năng phản xạ ngôn ngữ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Tiếp đến, bạn cần rèn luyện quá trình nảy ra ý tưởng cho câu trả lời của mình với từng tình huống cụ thể. Cách luyện tập tốt nhất là trước mỗi câu hỏi, bạn nên dành thời gian từ 1 – 2 phút lên tập lên ý tưởng cho bài nói của mình. Để mở rộng và làm đa dạng các ý tưởng, bạn có thể tham khảo thêm các trang báo nước ngoài, tạp chí, bài viết chuyên sâu về những lĩnh vực cụ thể,…
Bước tiếp theo, bạn cần luyện nói tiếng Anh chủ động bằng cách áp dụng ngoại ngữ trong mọi tình huống giao tiếp hàng ngày. Lưu ý rằng trong quá trình sử dụng tiếng Anh, không nên áp dụng tư duy tiếng Việt hoặc lên ý tưởng bằng tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh. Điều này sẽ làm tốc độ nói của bạn chậm lại cũng như ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp sau này.
Đọc thêm:
- Lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc – cần chuẩn bị những gì?
- Trung tâm tiếng Anh cho người mất gốc – Nội dung chương trình giảng dạy
Bài viết trên đây đã chia sẻ cách học tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả nhất với hai kỹ năng Speaking – Listening. Hy vọng với các chia sẻ trên đây, bạn có thể dễ dàng tham khảo và áp dụng chúng trong quá trình học tiếng Anh của bản thân.