Trong bài thi IELTS Writing, Task 2 là phần thi quan trọng và chiếm hơn 60% điểm bài thi Writing. Để nâng cao band điểm của mình, ngoài các phương pháp làm bài thi IELTS Writing, bạn cần tham khảo thêm nhiều bài viết có band điểm cao. Bài mẫu Writing Task 2 được Language Link Academic tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để triển khai đoạn văn, tiếp thu lượng từ vựng đa dạng để làm mới mẻ, phong phú câu từ hơn.
I. Giới thiệu về Writing Task 2
1. Định nghĩa
IELTS Writing Task 2 yêu cầu thí sinh viết một bài essay ít nhất 250 từ, đưa ra quan điểm của thí sinh về một vấn đề cụ thể. Các tiêu chí chấm điểm của Task 2 bao gồm:
- Task response (giải quyết được yêu cầu của đề bài)
- Coherence & Cohesion (tính liên kết và mạch lạc)
- Lexical resource (sự phong phú về từ vựng)
- Grammatical range and accuracy (sự đa dạng và chính xác về ngữ pháp)
Với các tiêu chí chấm điểm chặt chẽ này, việc tham khảo các bài mẫu Writing Task 2 là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt các bài mẫu có band điểm cao sẽ giúp bạn định hình được cách viết làm sao thỏa mãn tối đa các tiêu chí.
2. Phân loại
Trong bài thi viết IELTS, bạn có thể gặp 5 dạng bài luận:
- Opinion (Nêu lên ý kiến cá nhân về một chủ đề nào đó)
- Advantages & Disadvantages (Đề đưa ra 1 xu hướng, yêu cầu thí sinh nêu ưu, nhược điểm của xu hướng này)
- Discussion (Đề đưa ra 2 quan điểm, yêu cầu bạn bàn luận về 2 quan điểm đó và đưa ra ý kiến của bản thân)
- Cause & Solution (Đề đưa ra 1 hiện tượng nào đó, yêu cầu tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng đó, những ảnh hưởng của nó và giải pháp)
- Two – part question (Đề bài đề cập đến 1 vấn đề nào đó, yêu cầu thí sinh trả lời 2 câu hỏi liên quan đến vấn đề đó)
II. Dàn ý cho bài mẫu Writing Task 2
1. Dàn ý chung
Bài mẫu Writing Task 2 của bài thi viết IELTS sẽ bao gồm các phần chính sau:
- Mở bài: thường bao gồm 2 câu:
- Câu 1: đưa ra các thông tin chung về chủ đề (paraphrase lại đề bài hoặc gián tiếp đưa ra ý kiến của người khác về chủ đề)
- Câu 2: Trả lời câu hỏi của đề bài
- Thân bài: bố cục từ 2 đoạn văn, mỗi đoạn văn từ 4 – 6 câu được trình bày theo lối diễn dịch. Câu 1 của mỗi đoạn văn nêu ra chủ đề/ nội dung chính của đoạn văn, các câu còn lại dùng để phát triển câu chủ đề bằng cách phân tích, giải thích hoặc đưa ra ví dụ.
- Kết bài: thường chỉ bao gồm một câu, có nhiệm vụ nhắc lại câu trả lời cho câu hỏi của đề bài. Trong phần này, bạn tuyệt đối không đưa thêm các thông tin mà đề bài không yêu cầu.
2. Dàn ý riêng cho từng dạng bài mẫu Writing Task 2
a) Opinion
Với dạng bài này, có hai cách viết chủ yếu là cách viết Một chiều hoặc cách viết Cân bằng.
Cách viết một chiều (completely agree/ completely disagree)
- Mở bài:
- Câu 1: nêu chủ đề của bài viết
- Câu 2: đưa ra ý kiến hoàn toàn đồng ý hoặc không đồng ý với đề bài
- Thân bài: đưa ra 2 lý do để phát triển ý kiến của mình, mỗi lý do sẽ được phân tích trong một đoạn thân bài. Không đưa ý kiến trái chiều
- Kết bài: nhắc lại câu trả lời cho câu hỏi ở đề bài.
Cách viết cân bằng (partly agree/ partly disagree)
- Mở bài:
- Câu 1: nêu chủ đề của bài viết
- Câu 2: đưa ra ý kiến cân bằng. Tuy nhiên, mặc dù là bài viết với quan điểm nhượng bộ, người viết vẫn cần cho thấy mình nghiêng về bên nào hơn (nhưng không phủ nhận vế còn lại). Phần này, bạn nên sử dụng cấu trúc nhượng bộ: While I agree that + idea 1, I believe that + idea 2. (Trong đó, idea 2 luôn là vế mình nghiêng về nhiều hơn)
- Thân bài:
- Body 1: Phân tích idea 1
- Body 2: Phân tích idea 2
- Kết bài: Nhắc lại câu trả lời cho câu hỏi của đề bài.
b) Advantages & Disadvantages
Với dạng bài này, 3 câu hỏi chính thường xuất hiện:
- Discuss both advantages and disadvantages of this issue?
- Do advantages outweigh disadvantages?
- Discuss both advantages and disadvantages of this issue and give your own opinion?
- Mở bài:
- Câu 1: nêu thông tin chung của đề bài
- Câu 2: Tùy thuộc vào dạng câu hỏi, có các cách viết khác nhau:
Với dạng 1, bạn viết câu 2 bằng cách đề cập cả “advantages” và “disadvantages”, không đưa ra ý kiến
Với dạng 2, bạn viết câu 2 bằng cách đề cập cả “advantages” và “disadvantages” những nhận định xem khía cạnh nào nổi bật hơn.
Với dạng 3, bạn viết cả “advantages” và “disadvantages” nhưng đưa ra ý kiến của riêng mình (cả hai khía cạnh đều ngang nhau/ khía cạnh nào nổi bật hơn)
- Thân bài: Cả 3 dạng đều chia thân bài thành 2 đoạn:
- Body 1: Trình bày ưu điểm
- Body 2: Trình bày nhược điểm
(Có thể đảo ngược thứ tự tùy theo ý kiến cá nhân)
Với dạng 2 và dạng 3, bạn nên khéo léo lồng ghép ý kiến cá nhân của mình, nếu đồng ý với khía cạnh nào, ưu tiên phân tích kỹ và sâu khía cạnh đó hơn.
- Kết bài: Nhắc lại câu trả lời
c) Discussion
Dàn ý tương đối giống với cách viết cân bằng trong dạng Opinion. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt.
- Mở bài:
- Câu 1: nêu thông tin chung về chủ đề bài viết
- Câu 2: sử dụng cấu trúc nhượng bộ để đưa ra quan điểm của mình: While some people agree that + idea 1, I believe that + idea 2. Điểm khác biệt so với dạng viết cân bằng là ở dạng viết cân bằng, người viết đồng ý cả 2 ý kiến (Bạn có thể thấy cụm từ “I agree” xuất hiện trong cả 2 vế). Tuy nhiên, với dạng Discussion, một vế sẽ là “some people agree” và chỉ có duy nhất một vế “I agree”.
- Thân bài:
- Body 1: Phân tích idea 1
- Body 2: Phân tích idea 2
d) Cause & Solution
Với dạng bài này, câu hỏi thường được chia ra thành 2 loại chính: Nguyên nhân – Giải pháp hoặc Vấn đề – Giải pháp
- Mở bài:
- Câu 1: nêu thông tin chung về chủ đề bài viết
- Câu 2: trả lời gián tiếp câu hỏi
- Thân bài:
- Body 1: phân tích các nguyên nhân/ vấn đề
- Body 2: đưa ra các giải pháp cho từng nguyên nhân/ vấn đề
- Kết bài: nhắc lại câu trả lời cho câu hỏi của đề bài
e) Two – part question
Dạng bài này yêu cầu người viết trả lời hai câu hỏi từ đề bài. Đây cũng là dạng bài có cấu trúc khá đơn giản.
- Mở bài:
- Câu 1: nêu chủ đề chung trong đề bài
- Câu 2: trả lời gián tiếp câu hỏi
- Thân bài:
- Body 1: trả lời câu hỏi thứ nhất
- Body 2: trả lời câu hỏi thứ hai
- Kết bài: nhắc lại câu trả lời cho câu hỏi từ đề bài
III. Tham khảo một số bài mẫu Writing Task 2 cho band điểm 8.0+
Bài mẫu 1: Some people say that music is a good way of bringing people of different cultures and ages together. To what extent do you agree or disagree with this opinion?
It is often said that music has the power to unite and connect people, regardless of their cultural backgrounds or ages. I completely agree with this view, and will give my reasons below.
Music can certainly reach across cultural and national boundaries and bring people together. Perhaps the best example of this would be the Live Aid concerts that took place back in the 1980s, and which were broadcast to a global audience. Two live events were held simultaneously in the UK and the US, and the objective was to raise funds for famine relief in Ethiopia. The concerts were a huge success, both in terms of the number of people around the world who watched them and their impact on international public awareness of the famine. They demonstrated, I believe, that music truly is the planet’s global language.
Just as it transcends cultures, music also has the ability to connect people from different generations. Regardless of age, we can all enjoy a memorable melody, a strong rhythm or a beautiful singing voice, and the best songs seem to have the same magical effect on all of us. This would explain why televised music competitions, such as ‘The X Factor’ or ‘The Voice’, are such popular prime-time shows. These programmes attract incredibly broad audiences because singing and popular songs appeal to children, parents and grandparents alike. I would argue that no other form of entertainment can bring families together in this way.
In conclusion, I believe that music is unique in its capacity to create shared experiences between people, irrespective of culture and age.
Nguồn: IELTS Simon
Bài mẫu 2: Some people spend most of their lives living close to where they were born. What might be the reasons for this? What are the advantages and disadvantages?
Some people live close to their birthplace most of their lives, possibly because they are put off by the
risks involved in relocating far away. While this allows them to easily get support from their family, they may miss many opportunities because of it.
Those who do not move far away their entire lives may be afraid of taking risks. Relocating means a
person will have to leave behind all the things they are familiar with in the area they have been living in
and start a new life in another place. But what if they can’t find a job that pays them well enough to
maintain their current lifestyle? What if they have trouble making new friends? lt’s much safer to keep everything the same and not venture into an unforeseeable future.
Support from family could be the greatest advantage that a person can gain when living close to their
birthplace. This is because it may well be where their parents are living. Therefore, when they lose their
job and can’t pay rent, for example, they can just move in with their parents. When they have kids but can’t afford childcare, their parents can take care of the kids when they are working.
However, a person may lose many opportunities if they stay in the same area all their lives. Take, for example, computer science graduates who have been living in a city that is not a tech hub. How are they able to grow their career if they don’t move to places like San Francisco and New York City.
In conclusion, some people do not relocate far away from their birthplace probably because they are too
concerned about the risks involved. Although this brings the benefit of family support, it can also result in them missing many opportunities.
Nguồn: Cambridge English
Bài mẫu 3: Genetic engineering is an important issue in society today. Some people think that it will improve people’s lives in many ways. Others feel that it may be a threat to life on earth. Discuss both these views and give your own opinion.
It is true that genetic engineering is a key area of modern scientific research, with broad implications for all human societies. While I accept that this field of technology may have its dangers, I believe that the benefits of genetic engineering outweigh the drawbacks.
The negative implications of genetic engineering are often discussed in terms of two key areas, which are food production and the cloning of humans. Genetically modified crops are already being grown, and people are concerned that they may damage whole ecosystems as foods become resistant to diseases and natural predators. But perhaps even more worrying is the possibility that humans could be modified or cloned. Some people imagine a world in which cloned humans are used to fight wars or to provide body part replacements. Although perhaps not a threat to life on earth, the implications of such practices would be unprecedented.
A more optimistic prediction, and one that I favour, is that humans will find ways to mitigate the risks and use genetic technologies in a responsible way. From the food production perspective, genetic engineering could be the solution to famine in developing countries, if, for instance, crops can be grown more reliably in harsh conditions. From a medical perspective, scientists may use genetic engineering to produce vaccines, to cure diseases, or to correct a genetic defect before a child is born. If properly regulated, even cloning can be done in a way that improves lives. For example, the cloning of individual organs, such as a heart or kidney, could be permitted for transplant purposes.
In conclusion, I am convinced that genetic engineering will have a positive impact on our lives, and that people’s fears will be unwarranted.
Nguồn: IELTS Simon
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về Writing Task 2 trong IELTS cũng như các bài mẫu Writing Task 2 độc đáo cho band điểm từ 8.0+. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sưu tầm thêm các bài mẫu trên các trang web IELTS nổi tiếng như Cambridge English, Simon, Collins,… để tham khảo cách viết và chọn lọc các từ vựng cho các bài viết sau này của mình. Bên cạnh đó, cũng đừng quên luyện nhiều đề thi Writing đa dạng hơn để làm quen với đề và trang bị sẵn nguồn từ vựng cần thiết nhé.
Xem thêm:
3 thoughts on "Bài mẫu Writing Task 2 band điểm 8.0+ kèm theo từ vựng chi tiết"
Comments are closed.