dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non

Các nguyên tắc “vàng” khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non

Giai đoạn 2 – 3 tuổi được đánh giá là độ tuổi phù hợp nhất để trẻ bắt đầu quá trình học tiếng Anh. Ở thời điểm này, nếu áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, trẻ có thể bắt chước và thẩm thấu hoàn toàn các âm tiết cũng như bắt chước một cách chính xác cách phát âm của người bản địa. Tuy nhiên, không nhiều bậc cha mẹ có thể lựa chọn và áp dụng các phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những nguyên tắc “vàng” trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ nhằm giúp phụ huynh không gặp khó khăn khi tìm kiếm các cách thức giúp trẻ học tiếng Anh.

I. Kết hợp luân phiên các phương pháp động – tĩnh trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non cực kỳ hiếu động và tinh nghịch. Chúng dễ dàng bị thu hút bởi các hoạt động sôi nổi, náo nhiệt, đem lại nhiều niềm vui và có tính giải trí. Do đó, trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ, phụ huynh nên đan xen các phương pháp động và tĩnh nhằm giúp quá trình học tập của trẻ đạt hiệu quả cao nhất.

Các phương pháp động có thể kể đến như học tiếng Anh qua bài hát, qua các điệu nhảy, các trò chơi vận động và đòi hỏi thể chất. Trong khi đó, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp học tập “tĩnh” như học tiếng Anh qua việc vẽ tranh và tô màu, lắng nghe các câu chuyện cổ tích, các bộ phim hoạt hình, qua các cuốn sách Picture Books, … 

Trong một buổi học, phụ huynh có thể kết hợp từ 2 đến 3 hoạt động, trong đó luân phiên giữa các hoạt động mang tính động và tĩnh. Trẻ vừa có thể tập trung vào việc ghi nhớ từ vựng và kiến thức tiếng Anh, vừa không cảm thấy áp lực hay chán nản trong quá trình học tập cùng cha mẹ.

Các phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non nên được kết hợp đa dạng và luân phiên

Các phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non nên được kết hợp đa dạng và luân phiên

II. Tối đa hóa việc sử dụng hình ảnh và hoạt động khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non

Đa số trẻ em trong độ tuổi này chưa được tiếp xúc, hoặc tiếp xúc rất hạn chế với chữ viết, mặt chữ. Không nhiều trẻ có thể biết đọc và viết thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ trong độ tuổi này. Với tiếng Anh, mặc dù có hệ thống chữ cái khá tương đồng với tiếng Việt nhưng chắc chắn trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu cha mẹ cung cấp các kiến thức tiếng Anh thông qua các tài liệu sử dụng nhiều chữ viết.

Do đó, một trong các nguyên tắc vàng cha mẹ nên ghi nhớ là hãy tận dụng tối đa các hình ảnh và hoạt động để truyền đạt kiến thức cho trẻ. Ví dụ, khi dạy trẻ em các từ vựng thuộc chủ đề con vật, đồ dùng, rau củ quả, cha mẹ có thể sử dụng các hình ảnh miêu tả để giúp trẻ ghi nhớ dễ dàng hơn. Hay khi đề cập đến từ vựng về hoạt động sinh hoạt trong ngày, phụ huynh có thể trực tiếp diễn tả lại từng hoạt động cho trẻ dễ hình dung.

III. Khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh trong quá trình học tập

Phụ huynh nên hạn chế sử dụng tiếng Việt trong quá trình dạy ngoại ngữ cho trẻ, ngay cả khi trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin bằng tiếng Anh. Bản thân cha mẹ nên chủ động hỏi và trò chuyện với trẻ bằng các câu tiếng Anh đơn giản như chào hỏi, yêu cầu trẻ giới thiệu bản thân, hỏi đáp các đồ vật và màu sắc, … Điều này sẽ khiến trẻ tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh cũng như kích thích khả năng phản xạ ngữ âm của trẻ.

Ví dụ, thay vì hỏi trẻ bằng các cấu trúc tiếng Việt thông thường như “Đây là cái gì?”, “Đây là quả gì?”, phụ huynh có thể trực tiếp sử dụng đồ vật để đặt câu hỏi cho trẻ bằng những câu lệnh đơn giản “What is this?”, “Is this an apple?”, … và yêu cầu trẻ trả lời bằng tiếng Anh.

Các bậc cha mẹ cũng có thói quen kiểm tra từ vựng của trẻ khá máy móc khi như “Màu xanh trong tiếng Anh là gì?”, “Con mèo trong tiếng Anh là gì?”, … Bản chất của việc đặt ra các câu hỏi này là yêu cầu trẻ ghi nhớ từ vựng bằng cách học thuộc lòng. Thực tế cho thấy, học thuộc lòng từ vựng không hề đem lại hiệu quả, đặc biệt khi đối tượng là trẻ mầm non hay mẫu giáo. Thay vì thế, cha mẹ hoàn toàn có thể yêu cầu trẻ miêu tả lại các màu sắc trên quần áo trẻ đang mặc hoặc liệt kê những con vật được nuôi trong gia đình.

Cha mẹ nên khuyến khích con trẻ sử dụng tiếng Anh theo cách chủ động nhất

Cha mẹ nên khuyến khích con trẻ sử dụng tiếng Anh theo cách chủ động nhất

Đọc thêm:

Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non không hề đơn giản, đòi hỏi việc áp dụng các phương pháp và nội dung kiến thức phù hợp. Với các gợi ý trên đây, hy vọng phụ huynh đã hiểu thêm một vài nguyên tắc để đảm bảo quá trình học tiếng Anh của trẻ diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Apple và bài học về tầm quan trọng của việc xây dựng giá trị thương hiệu

Tin tổng hợp 21.11.2024

Giá trị thương hiệu là nền tảng cho ự thành công của các công ty Một doanh nghiệp thành công không chỉ dừng lại ở [...]

Sức hút của công nghệ máy tính đối với thế hệ trẻ

Tin tổng hợp 20.11.2024

Internet mở ra thời đại ố cho nhân loại Sự bùng nổ của kỉ nguyên điện tử đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích và [...]

Những điều cần biết về thị trường carbon và các ngành giáo dục liên quan

Tin tổng hợp 20.11.2024

Thị trường carbon hay còn được gọi là thị trường trao đổi tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính (tín chỉ carbon) [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!