Tiếng Anh ngày nay đã không còn là ngôn ngữ xa lạ. Đây là “công cụ giao tiếp” được sử dụng nhiều và phổ biến nhất trên thế giới. Nhiều cơ quan, công ty, doanh nghiệp trên toàn cầu đều yêu cầu nhân viên của họ phải giao tiếp thành thục tiếng Anh. Các trường đại học, cao đẳng cũng dần lựa chọn tiếng Anh là một tiêu chí đầu vào hoặc tốt nghiệp cho sinh viên của mình. Sự phổ biến ngày một gia tăng của tiếng Anh khiến các bậc cha mẹ cũng bắt đầu cân nhắc cho con trẻ tiếp xúc với tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, trong quá trình cho trẻ học tiếng Anh thiếu nhi, phụ huynh vẫn còn nhiều thắc mắc về phương pháp, tài liệu cũng như thời điểm học. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp các thắc mắc đó.
1. Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm hay không?
Đây là mối băn khoăn của không chỉ một mà hầu hết các bậc cha mẹ đang có con trong lứa tuổi mầm non hay mẫu giáo. Việc cho trẻ học tiếng Anh thiếu nhi đã được nghiên cứu và chứng minh là có hiệu quả vì trẻ em có trí nhớ phát triển nhanh nhạy hơn và khả năng nắm bắt kiến thức hay ngôn ngữ mới hiệu quả hơn so với người lớn. Nếu quá trình học tiếng Anh diễn ra muộn, đặc biệt sau độ tuổi 15, khả năng tiếp thu và phản xạ âm cũng sẽ bị giảm đi đáng kể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em học tiếng Anh từ sớm (đặc biệt ở độ tuổi mầm non) hầu hết đều có khả năng giao tiếp như người bản xứ.
Tham khảo thêm: Dạy tiếng Anh cho bé – Thời điểm nào là phù hợp?
2. Học tiếng Anh thiếu nhi từ sớm, trẻ có nguy cơ bị rối loạn ngôn ngữ hay không?
Việc trẻ có nguy cơ bị rối loạn ngôn ngữ khi học thêm một ngoại ngữ ngay từ khi còn nhỏ là điều hầu như không thể xảy ra. Các trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt tại các quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ – nơi đa dạng các nguồn văn hóa và có nhiều gia đình hoặc cặp vợ chồng kết hôn với nhau khác quốc tịch, đều học thêm ít nhất một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ. Việc học thêm một ngoại ngữ ngay từ giai đoạn đầu thậm chí còn có tác động tích cực tới sự phát triển giao tiếp của trẻ, đồng thời tăng khả năng phản xạ và cải thiện trí thông minh. Theo trung tâm nghiên cứu trẻ em Yale, trẻ em nói được hai ngôn ngữ trở lên sẽ có sự linh hoạt và khả năng giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn trẻ chỉ nói được tiếng mẹ đẻ.
3. Dạy tiếng Anh cho trẻ chưa biết viết liệu có phù hợp?
Việc học tiếng Anh hoàn toàn có thể áp dụng ngay cả khi trẻ ở lứa tuổi chưa biết đọc hay biết viết. Cũng giống như tiếng mẹ đẻ, trẻ có khả năng nói và giao tiếp với người khác ngay từ giai đoạn 1 – 2 tuổi, khi trẻ chưa hề được tiếp xúc với con chữ. Việc dạy tiếng Anh cho trẻ trong giai đoạn này cũng tương tự như vậy. Cha mẹ có thể cho bé tiếp cận với tiếng Anh thông qua các bài hát, các câu chuyện cổ tích, những bài thơ, các video với chủ đề tiếng Anh để trẻ phản xạ với âm trước. Thậm chí, khi trẻ ở độ tuổi 4 – 6 tuổi – giai đoạn bắt đầu tập làm quen với chữ viết và chuẩn bị cho việc học đọc, học viết, trẻ vẫn tiếp thu các nội dung tiếng Anh qua hình ảnh và âm thanh nhiều hơn.
4. Nên cho trẻ học tiếng Anh thiếu nhi tại nhà hay đến các trung tâm anh ngữ?
Đây cũng là thắc mắc khá phổ biến của nhiều bậc cha mẹ. Nên để con học tiếng Anh tại nhà hay các trung tâm ngoại ngữ sẽ là lựa chọn phù hợp? Câu trả lời là cả hai. Học tại nhà hay đến các trung tâm anh ngữ đều có ưu và nhược điểm riêng. Với việc học tại nhà, phụ huynh sẽ chủ động được nhiều yếu tố như thời gian, phương pháp học cũng như nội dung kiến thức mong muốn cung cấp cho trẻ. Khi để trẻ học tiếng Anh tại trung tâm, trẻ có cơ hội được học tập trong môi trường chuyên nghiệp cùng đội ngũ giáo viên có chuyên môn, đặc biệt là sinh hoạt trong môi trường với bạn bè và các hoạt động, trò chơi mang tính trí óc cũng như vận động. Do đó, cha mẹ có thể vừa sắp xếp để trẻ tham gia các lớp học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ, vừa tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi để dạy trẻ học tiếng Anh tại nhà.
Đọc thêm: Lợi ích “vàng” khi cho bé theo học tại các trung tâm anh ngữ trẻ em
Tham khảo:
- Chương trình học tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo với các chủ đề “nền tảng”
- Tiếng Anh tiểu học – Phụ huynh liệu đã biết đến 4 phương pháp này?
Như vậy, bài viết đã tổng hợp cũng như giải đáp một số thắc mắc của phụ huynh trong quá trình học tiếng Anh thiếu nhi của con trẻ. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, cha mẹ sẽ tìm được các phương pháp cũng như cách thức học tiếng Anh phù hợp cho trẻ.