kinh nghiệm học tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm học tiếng Anh cho người mới bắt đầu “đắt giá” nhất

Lúng túng là cảm giác đầu tiên khi bạn bắt đầu làm quen với một ngoại ngữ mới. Hệ thống phát âm khác biệt, sự không tương đồng về chữ cái, cách đặt câu, cách dùng dấu câu trong các trường hợp cụ thể,… là nguyên nhân khiến bạn “chùn bước”. Tiếng Anh cũng không phải ngoại lệ. Nhận biết được vấn đề này, Language Link Academic sẽ chia sẻ các kinh nghiệm học tiếng Anh cho người mới bắt đầu. 

Dù bạn thuộc đối tượng học sinh, sinh viên hay người đi làm, các kinh nghiệm học tiếng Anh cho người mới bắt đầu đều vô cùng quý giá

Dù bạn thuộc đối tượng học sinh, sinh viên hay người đi làm, các kinh nghiệm học tiếng Anh cho người mới bắt đầu đều vô cùng quý giá

1. Kinh nghiệm học tiếng Anh cho người mới bắt đầu – Học từ vựng trong từng ngữ cảnh và ví dụ sử dụng cụ thể

Sai lầm của đa số các bạn khi học từ vựng là chú trọng vào số lượng thay vì chất lượng. Do đó, phương pháp học từ vựng phổ biến là học thuộc lòng. Bạn thiết lập mục tiêu học từ vựng hàng ngày (Ví dụ: 15 từ mỗi ngày), sau đó tổng hợp từ vựng theo số lượng mục tiêu, tra cứu nghĩa của từ và học thuộc. Đây là phương pháp “mì ăn liền”, có thể đem lại tác dụng tức thì vì việc học thuộc vô cùng dễ dàng, tuy nhiên thực chất không đem lại hiệu quả. 

Để ghi nhớ từ vựng sâu, hãy học từ vựng trong từng ngữ cảnh cụ thể. Bạn nên sử dụng từ điển đơn ngữ và tham khảo các phần ví dụ phía cuối mỗi từ. Ngoài ra, việc thực hành và ứng dụng từ vựng cũng đóng vai trò chủ chốt, giúp bạn biến từ vựng thành từ “của riêng mình”. Hãy tận dụng mọi cơ hội có thể để giao tiếp và sử dụng tiếng Anh, tập viết nhật ký hoặc các bài đăng trên mạng xã hội bằng tiếng Anh. Thành lập hoặc tham gia các hội nhóm để cùng nhau ôn tập từ vựng cũng tạo động lực giúp bạn chủ động học và ghi nhớ từ.

2. Không áp dụng tư duy tiếng Việt trong quá trình học tiếng Anh 

Trong quá trình học Nghe – Nói, người Việt thường có thói quen biến tiếng Anh thành tiếng Việt, đặc biệt với các đối tượng người mới bắt đầu chưa có kiến thức tiếng Anh vững vàng. Tuy nhiên, điều này sẽ làm chậm quá trình xử lý thông tin, đồng thời giảm khả năng phản xạ tiếng Anh đối với các trình độ cơ bản. Ngoài ra, thói quen này cũng dần khiến bạn trở nên tự ti, không tin tưởng vào bản thân, chỉ cảm thấy chắc chắn về nội dung khi hiểu rõ nghĩa tiếng Việt.

Trong trường hợp câu có nhiều từ vựng mới, hãy cố gắng dựa vào ngữ nghĩa, hoàn cảnh sử dụng để đoán nghĩa. Khi giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài, bạn có thể yêu cầu đối phương nói chậm lại hoặc giải thích nội dung họ muốn truyền tải theo cách đơn giản và dễ hiểu hơn.

Nhiều học viên người Việt thường mắc phải sai lầm khi áp dụng tư duy tiếng Việt trong quá trình học ngoại ngữ

Nhiều học viên người Việt thường mắc phải sai lầm khi áp dụng tư duy tiếng Việt trong quá trình học ngoại ngữ

3. Xây dựng và duy trì thói quen ghi chú trong khi học tiếng Anh 

Cuốn sổ và cây bút là vật dụng không thể thiếu khi học tiếng Anh. Cho dù hiện nay, các phương pháp học trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, giúp người học thuận tiện hơn trong quá trình ghi chép hay tổng hợp kiến thức. Tuy nhiên, bạn vẫn nên duy trì thói quen chuẩn bị một cây bút và cuốn sổ tay bên người.

Trong đó, các công cụ này hữu ích nhất với quá trình học từ vựng, ngữ pháp – các kiến thức lý thuyết tiếng Anh cơ bản. Thông thường, đây là các đầu mục với những nội dung khá “dày đặc”, do vậy, một cuốn sổ sẽ giúp bạn tổng hợp lại một cách có hệ thống những kiến thức tiếng Anh. Bạn có thể ghi chú lại trên một phần mềm hoặc công cụ trực tuyến có chức năng tương tự. Tuy nhiên, việc ghi chép lại bằng giấy bút cũng là một lần bạn ghi nhớ kiến thức trong đầu. 

4. Đừng “vội” theo học các giáo viên bản ngữ – Kinh nghiệm học tiếng Anh cho người mới bắt đầu đáng lưu ý

Giáo viên bản ngữ có lợi thế hơn so với giáo viên Việt Nam về phát âm, ngữ điệu cũng như các kỹ năng giao tiếp. Do đó, đa số mọi người đều có xu hướng lựa chọn các khóa học với giáo viên bản ngữ nhằm sở hữu giọng nói tiếng Anh “chuẩn chỉnh” nhất.

Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng phù hợp để theo học các khóa học với giáo viên người nước ngoài, trong đó phải kể đến bạn ở trình độ mới bắt đầu. Việc chưa có nền tảng tiếng Anh vững vàng, các kỹ năng Nghe – Nói gần như chưa được tôi luyện sẽ khiến bạn bị “sốc” khi tiếp xúc trực tiếp với giáo viên bản ngữ ngay từ giai đoạn đầu. Do đó, hãy chủ động tự học hoặc làm quen với tiếng Anh tại nhà hoặc tham gia các khóa học với giáo viên Việt Nam trước nhằm chuẩn bị những nền tảng cơ bản. Khi bạn có thể sử dụng tiếng Anh ở mức trung bình, việc theo học giáo viên bản địa sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Nên cân nhắc thật kỹ càng trước khi theo học các khóa học với giáo viên bản ngữ

Nên cân nhắc thật kỹ càng trước khi theo học các khóa học với giáo viên bản ngữ

Đọc thêm:

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số kinh nghiệm học tiếng Anh cho người mới bắt đầu vô cùng quý báu. Hy vọng với những lưu ý này, quá trình học tiếng Anh của bạn sẽ diễn ra thật suôn sẻ và hiệu quả.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

3 phút giỏi ngay Quy tắc OSASCOMP - Trật tự tính từ

3 phút giỏi ngay Quy tắc OSASCOMP – Trật tự tính từ

Thư viện tiếng Anh 26.04.2024

Trật tự tính từ trong tiếng Anh là quy tắc ắp xếp các tính từ đi kèm với danh từ để tạo nên một cụm danh từ [...]
Phân biệt "must" và "have to" chuyên sâu

Phân biệt “must” và “have to” chuyên sâu

Thư viện tiếng Anh 26.04.2024

"Mu t" và "have to" - hai trợ động từ khuyết thiếu tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến nhiều người học tiếng Anh [...]
But for là gì? Cách dùng với câu điều kiện loại 1 và loại 2

But for là gì? Cách dùng với câu điều kiện loại 1 và loại 2

Thư viện tiếng Anh 24.04.2024

But for là gì But for là một cụm từ tiếng Anh phổ biến được ử dụng để diễn tả ý nghĩa "nếu không có" hoặc [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!