Thiên Chúa Giáo (hay Công Giáo) là một trong những tôn giáo (religion) lớn nhất trên thế giới. Số lượng tín đồ (follower) của tôn giáo này theo thống kê năm 2010 là 2.18 tỉ người. Trong 2 thiên niên kỷ, cùng với sự bùng nổ và lan tỏa mạnh mẽ của Thiên Chúa Giáo trên toàn thế giới, Kinh thánh (Bible) trở thành ấn phẩm được tái bản nhiều nhất trên thế giới, mệnh danh là Best-seller of all time (Tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại). Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link Academic mở rộng tầm hiểu biết về tiếng Anh Thiên Chúa Giáo nhé.
Bức họa Bữa tối cuối cùng (Last Supper) của Giacomo Raffaelli năm 1816 là một bản sao của tác phẩm gốc bởi Leonardo da Vinci.
Thiên Chúa Giáo (Christianity) ra đời cách đây hơn 2000 năm tại các nước Do Thái. Thiên Chúa Giáo còn được gọi là Ki-tô Giáo (Khristos), Cơ Đốc Giáo. Theo Kinh thánh, Thiên Chúa (God hoặc Lord) đã sáng tạo ra vũ trụ, và muôn loài trong suốt 6 ngày, và Ngài đã nghỉ ngơi vào ngày thứ 7, ngày đó được gọi là Chúa nhật (Lord’s Day), sau trở thành Chủ nhật (Sunday).
Ông A-đam (Adam) và bà Ê-va (Eve) đã không nghe lời Chúa, ăn phải trái cấm (Forbidden Fruit) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn Địa đàng (Garden of Eden). Hai người truyền tội lỗi (sin) cho con cháu của mình. Vì loài người mang tội, Chúa đã giáng sinh làm người để chịu khổ hình giúp loài người được cứu rỗi.
Bức họa Vườn Địa đàng (Garden of Eden) của Thomas Cole.
Thiên Chúa Giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ thứ XVI bởi các nhà truyền giáo châu Âu. Họ đã đi theo các con thuyền buôn (merchant boats) và thực hiện sứ mệnh (mission) của mình. Hiện nay, Việt Nam có 8% dân số theo Đạo Thiên Chúa. Với khoảng 7 triệu giáo dân, Việt Nam đứng thứ 5 châu Á về số lượng người theo Đạo.
Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay còn gọi là Nhà thờ Nhà Chung, có tên chính thức là Nhà thờ chính Tòa Thánh Giu-se (St. Joseph’s Cathedral), được xây dựng hoàn tất năm 1886.
Về tiếng Anh Thiên Chúa Giáo, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều từ mượn từ các ngôn ngữ thuộc những vùng “khai sinh” của tôn giáo này. Các từ mượn này có thể từ tiếng Do Thái, tiếng Hy Lạp, tiếng La-tinh. Ví dụ như từ Ki-tô (Khristos) được mượn từ tiếng Hy Lạp, hay từ Bible/Biblía (Kinh Thánh) cũng vậy.
Một đặc điểm nữa của từ vựng trong tiếng Anh Thiên Chúa Giáo là chúng thường bao hàm nhiều tên riêng, từ ghép và từ dài, ví dụ như God Almighty (Thiên Chúa Toàn năng), the fruit of knowledge of good and evil (quả hiểu thiện biết ác), Book of Genesis (Sách Sáng thế), the Trinity (Ba ngôi một thể – Thiên Chúa là duy nhất nhưng hiện hữu ở ba ngôi – one God in three Divine Persons), Chúa Cha (God the Father), Chúa Con (God the Son, hay chính là Giê-su Ki-tô – Jesus Christ) và Chúa Thánh thần (the Holy Spirit),…
Kinh thánh
2. Từ vựng tiếng Anh Thiên Chúa Giáo
Dưới đây là bảng từ vựng tiếng Anh Thiên Chúa Giáo do Language Link Academic chọn lọc. Từ những từ vựng trong bảng này, các bạn có thể xây dựng một bài viết, bài nói tiếng Anh về chủ đề Thiên Chúa Giáo.
Deism: Thần giáo tự nhiên, tin vào sức mạnh tối thượng của Đấng Tạo hóa
Theism: Chủ nghĩa hữu thần, tin vào sự tồn tại của một vị thần, người sẽ trả lời lại những lời cầu nguyện
Polytheism: Thuyết đa thần, tin vào sự tồn tại của nhiều vị thần
Pantheon: Thần bảng, chứa tên các vị thần
Pantheism: Thuyết phiếm thần, tin vào sự tồn tại của thần ở trong tự nhiên và tự nhiên ở trong thần
Monotheism: Thuyết độc thần, tin vào một vị thần duy nhất
Henotheism: Thuyết đơn nhất chủ thần, tin vào một vị thần dẫn dắt những vị thần khác
Agnosticism: Thuyết bất khả tri, tin vào sự tồn tại duy nhất của Chúa Trời
Christ (the Anointed One): Người được xức dầu, tức Chúa Ki-tô
Logos (the Word): Lời Chúa
Original Sin: Tội Tổ tông, tội lỗi nguyên thủy do A-đam và Ê-va gây ra được truyền cho con cháu
Apostasy: sự bội đạo, sự phản bội đức tin và tôn giáo
Theocracy: Chính trị thần quyền, hệ thống chính trị sử dụng sự tin tưởng và trung thành của dân chúng để cai trị
Christian (a/n): thuộc Thiên Chúa Giáo, người theo Đạo Thiên Chúa
church (n): nhà thờ
cross (n): cây thập giá
icon (n): tác phẩm nghệ thuật Thiên Chúa được tôn thờ trong nhà thờ
disciple (n): môn đồ
angel (n): thiên thần
devil (n): ác quỷ
altar (n): bàn thờ Chúa
pope (n): giáo hoàng
cardinal (n): hồng y
bishop (n): giám mục
clergy (n): tăng lữ
priest (n): tư tế
nun (n): sơ
preacher/missionary (n): người truyền đạo
pray (v): cầu nguyện
prayer (n): lời cầu nguyện
workship (v/n): thờ phụng, sự thờ phụng
sin (n): tội lỗi
Một số từ vựng khác cũng nên lưu ý là các lễ của Thiên Chúa Giáo và một vài khái niệm phổ biến:
Annunciation: Lễ Truyền tin, tổ chức vào 25/3
Easter: Lễ Phục sinh
Lent: Mùa Chay
Ash Wednesday: Thứ Tư Lễ Tro, khởi đầu cho Mùa Chay
Palm Sunday: Chúa nhật Lễ Lá, Chủ nhật trước Lễ Phục sinh
Holy Week: Tuần Thánh, 1 tuần trước Lễ Phục sinh
Ascension Day: Lễ Thăng thiên, 40 ngày sau Lễ Phục sinh
Pentecost: Lễ Chúa Thánh thần Hiện xuống, Chủ nhật thứ 7 sau Lễ Phục sinh
Christmas: Lễ Thiên Chúa Giáng sinh
Advent: Mùa Vọng, bắt đầu từ Chủ nhật gần ngày 30/11 nhất
Christmas Eve: Đêm Giáng sinh, đêm 24/12
Christmas Day: Ngày Giáng sinh, ngày 25/12
Epiphany: Lễ Hiển linh, tổ chức ngày 6/1
Passover: Lễ Vượt qua, lễ Quá hải
Heaven: Thiên đàng
Hell: Địa ngục
vow (n): lời thề
sacred (a): thiêng liêng, thần thánh
blessed (a): được phù hộ
bless (v): phù hộ
Saints’ Days: Ngày Thánh
Last Supper: Bữa tối cuối cùng
Baptism: Lễ Thanh tẩy, lễ rửa tội, lễ báp-têm
Book of Revelation: Sách Khải huyền
Apocalypse: Khải huyền
Lamb of God: Chiên Thiên Chúa, hay con chiên của Chúa
repentance (n): sự hối cải
mission/duty (n): sứ mệnh, nhiệm vụ
Holy See: Tòa Thánh
hymn (n): Thánh ca
carol (n): Thánh ca (có thể không được hát ở các nhà thờ)
Renaissance: Phục hưng
Bên cạnh đó, cũng có một số từ vựng trong Kinh thánh mà bạn có thể quan tâm:
Transubstantiation (n): sự biến thể, tin rằng rượu và bánh mì đã biến thể thành cơ thể và máu của Chúa
temptation (n): sự xúi giục, sự cám dỗ
Ten Commandments (n): 10 điều răn dạy của Chúa
sermon (n): bài thuyết giáo, bài truyền giáo
Reconciliation (n): sự hòa giải, đến gần với Chúa bằng cách tha thứ cho những tội lỗi của mình
Purgatory (n): Nơi chuộc tội, ăn năn, hối lỗi – Nơi được cho là ở giữa thiên đàng và Trái Đất
Passion Week: Tuần lễ thụ hình
Bright Week: Tuần Sáng
crucifixion: hình phạt đóng đinh trên thập tự giá
entombment: sự chôn cất
Resurrection: Lễ phục sinh
Ascension: Lễ thăng thiên
Vậy đó, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những kiến thức, thông tin thú vị về tiếng Anh Thiên Chúa Giáo. Hy vọng với bài viết này của Language Link Academic, các bạn đã có thể mở rộng được vốn từ vựng của mình cũng như có được những bài học lý thú với chủ đề tôn giáo.
Để mở rộng vốn từ vựng của mình, đa ngành, đa lĩnh vực,và rèn luyện giao tiếp chuẩn quốc tế, hãy đến ngay với khóa học Tiếng Anh Giao tiếp Chuyên nghiệp của Language Link Academic. Những phương pháp tiếp cận thông minh, hiệu quả sẽ giúp bạn nâng cao trình độ nhanh chóng, xây dựng tư duy dài hạn, giá trị cho hành trình học ngôn ngữ lâu dài của bạn.
Tải xuống MIỄN PHÍ ngay Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!
Kiểm tra tiếng Anhmiễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!