Tại sao học tiếng Anh chỉ vui thôi là không đủ?

Sự phát triển kinh tế và vị thế ngày càng lớn của Việt Nam trên trường quốc tế khiến cho việc thành thạo tiếng Anh trở thành một kỹ năng cần thiết. Học sinh từ cấp tiểu học học tiếng Anh ngay từ tiểu học giúp cho thị trường giáo dục ngoại ngữ của Việt Nam bùng nổ với các trung tâm Anh ngữ, ứng dụng học tiếng Anh và dịch vụ gia sư. Trong số đó, nhiều đơn vị quảng bá mạnh mẽ phương pháp học “vui nhộn”, “hấp dẫn” như một tiến bộ giáo dục và mang đến kết quả “nhanh chóng và dễ dàng”. Thế nhưng, sự thật không hoàn toàn như vậy. Phương pháp giáo dục trọng cảm xúc rất dễ dàng bị áp dụng sai và kiểm soát hiệu quả, khiến cho nó có thể trở nên hình thức, rời rạc và thiếu chiều sâu. Dù rằng những lời hứa hẹn từ các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng phụ huynh cũng cần hiểu rằng một môi trường học tập thiên về giải trí chưa hẳn đã chuẩn bị cho học sinh một nền tảng tiếng Anh vững chắc.

“Học vui” có hiệu quả?

Trong những năm gần đây, các bậc phụ huynh tại Việt Nam không ngại chi một khoản đáng kể để cho con học tiếng Anh, coi đó như một tấm vé cho cơ hội học tập, việc làm và thậm chí là du học. Nhiều trung tâm quảng cáo mô hình học vui nhộn với quan điểm “học mà chơi” là cách hiệu quả nhất. Mặc dù mô hình này tạo lợi thế cho các trung tâm trong việc thu hút học sinh, các chuyên gia lại chỉ ra rằng việc quá chú trọng vào yếu tố giải trí có thể không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe để thành thạo ngoại ngữ.

Thảo luận về phương pháp học ngoại ngữ, đại diện từ Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định rằng mặc dù yếu tố vui nhộn có thể giúp học sinh hứng thú, nhưng “duy trì được sự chú ý không đồng nghĩa với truyền đạt kiến thức hiệu quả”. Việc học ngôn ngữ, đặc biệt là trong môi trường không phải tiếng mẹ đẻ, đòi hỏi sự tiếp xúc có hệ thống và lặp lại các cấu trúc ngôn ngữ. Đây là sự thật và việc “học không cần nỗ lực” như sử dụng các phương pháp vui nhộn khó giúp học sinh đạt được trình độ thành thạo thực sự.

Những nghiên cứu trong tâm lý học giáo dục cho thấy việc học ngôn ngữ đòi hỏi sự thực hành, lặp lại và tiếp xúc với các nội dung có độ khó tăng dần. Điều này đặc biệt đúng đối với tiếng Anh, một ngôn ngữ có cấu trúc phức tạp đòi hỏi kiến thức về ngữ pháp, cú pháp và từ vựng để đạt đến sự lưu loát. Theo chuyên gia ngôn ngữ học Paul Nation, người học cần tiếp xúc có hệ thống, lặp lại các cấu trúc ngôn ngữ để ghi nhớ bền vững hơn. Nghiên cứu của ông Nation chỉ ra rằng việc tiếp xúc một cách hời hợt thì cho dù thú vị đến đâu cũng không cung cấp đủ nền tảng để từ việc biết tiến tới việc sử dụng được ngôn ngữ.

Các ứng dụng học tập dựa trên phương pháp “game hoá” như Duolingo tuy rất phổ biến hiện nay, kể cả với người học tại Việt Nam, cũng thường xuyên nhận được các phản hồi, đánh giá từ người dùng là “không hiệu quả”. Những trò chơi học tập trên ứng dụng này nhắm vào việc dạy từ, cụm từ và các cấu trúc câu đơn giản. Để thực sự đạt được hiệu quả học tập, người dùng phải kết hợp cùng những phương pháp học tập khác. Đại học South Carolina cho biết thị trường giáo dục thông minh toàn cầu hiện nay vẫn chưa có ứng dụng học tập nào có khả năng dạy ngữ pháp chuyên sâu có thể giúp người dùng sẵn sàng cho giao tiếp đời thực. Chính ứng dụng Duolingo cũng đã thừa nhận rằng mình “không thể thay thế cho môi trường học tập thực và chưa thể cung cấp nội dung học có chiều sâu cần thiết cho người dùng”.

Việc học tiếng Anh thông qua các trò chơi, bài hát hay các phương tiện tương tác nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Chính các yếu tố giải trí có thể làm xao nhãng khả năng tập trung vào yêu cầu nhận thức của việc học ngôn ngữ. Tiến sĩ John Sweller, người nổi tiếng với nghiên cứu về lý thuyết tải nhận thức (cognitive load theory), giải thích rằng phương pháp “học vui” có thể dẫn đến quá tải nhận thức khi thông tin và các yếu tố giải trí không cần thiết làm cản trở quá trình tiếp thu kiến thức cơ bản về ngôn ngữ.

Trong một nghiên cứu tại Đại học Monash, ông Sweller phát hiện ra rằng học sinh tiếp xúc với các nền tảng học qua trò chơi có tỷ lệ ghi nhớ ngôn ngữ thấp hơn đáng kể so với những học sinh học thông qua các bài tập lặp đi lặp lại truyền thống. Điều này không có nghĩa rằng tất cả các trò chơi học tập đều không hiệu quả, mà là việc kích thích quá mức sẽ gây trở ngại cho quá trình xử lý tâm trí cần thiết để ghi nhớ và nắm vững các cấu trúc phức tạp. Có nghĩa là nếu các lớp học truyền thống sử dụng phương pháp tiếp xúc có hệ thống với việc lặp lại từ vựng, các dạng câu, thực hành hội thoại có cấu trúc và giải các bài tập ngữ pháp nhằm giúp học sinh có xu hướng ghi nhớ và hiểu rõ hơn thì các trò chơi học tập chỉ giúp cho học sinh làm quen, ghi nhớ từ vựng và các dạng câu mà thiếu hụt hẳn phần thực hành hội thoại và giải các bài tập ngữ pháp vận dụng cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Điều này chỉ ra rằng cần có sự cân bằng, trong đó học tập có hệ thống đóng vai trò là nền tảng, và các yếu tố vui nhộn chỉ nên được sử dụng một cách bổ trợ.

Cần nhìn nhận lại về “học vui”

Một vấn đề phổ biến với các phương pháp học ngôn ngữ vui nhộn là chúng tạo ra sự tự tin quá mức ở người học. Việc nằm lòng các từ vựng và mẫu câu đơn giản không đồng nghĩa với việc họ có khả năng giao tiếp thực sự. Sự “tự tin ảo” mà học sinh có giống như một bức tường giấy, dễ dàng sụp đổ khi sự thiếu hụt kiến thức ngữ pháp chuyên sâu bị lộ ra. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Applied Linguistics cho thấy sự tự tin từ các hoạt động vui nhộn không đồng nghĩa với khả năng giao tiếp lưu loát hay thành thạo trong môi trường thực tế.

Dẫu vậy, cũng không thể phủ nhận những ưu điểm của các phương pháp này. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu giữ được sự cân bằng phương pháp học vui nhộn có thể duy trì sự hấp dẫn của bài học, từ đó mang lại hiệu quả học tập thực sự. Một ví dụ tiêu biểu là các chương trình học tiếng Pháp ở Montreal, Canada. Những chương trình này kết hợp giảng dạy ngôn ngữ truyền thống với các hoạt động tương tác được lựa chọn kỹ lưỡng. Học sinh tham gia vào các hoạt động vui nhộn nhưng vẫn dựa trên nền tảng học ngữ pháp và cú pháp chặt chẽ, giúp việc học vừa hấp dẫn vừa hiệu quả. Kết quả là học sinh đạt được trình độ lưu loát cao hơn và duy trì được kỹ năng của mình theo thời gian.

Các trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam có thể áp dụng phương pháp tương tự. Việc triển khai các chương trình giảng dạy có cấu trúc rõ ràng và chặt chẽ kết hợp các hoạt động tương tác để củng cố kiến thức đã học sẽ tạo nên một mô hình cân bằng. Chẳng hạn, sử dụng các trò chơi nhập vai để thực hành các cuộc hội thoại chuyên nghiệp hoặc học thuật sẽ giúp học sinh áp dụng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp vào bối cảnh thực tế, mà không bị quá tải thông tin không cần thiết.

Đối với học sinh Việt Nam, tiếng Anh không chỉ là một môn học ở trường mà còn là cầu nối giúp các em có thể chạm tới những cơ hội quốc tế. Do đó, các chương trình hứa hẹn khả năng lưu loát chỉ thông qua yếu tố vui nhộn có thể vô tình “đánh lừa” học sinh và phụ huynh khi hứa hẹn quá nhiều mà hiệu quả quá ít. Thực hành học tập mang tính hệ thống, rèn luyện thường xuyên và chú trọng đến hiệu quả giảng dạy vẫn là nền tảng để các em có thể đạt được sự thành thạo ngôn ngữ. Bằng cách kết hợp yếu tố “vui” vào nền tảng giáo dục vững chắc, các trung tâm ngôn ngữ tại Việt Nam có thể trang bị tốt hơn cho học sinh trước những đòi hỏi của tiếng Anh trong một thế giới toàn cầu hóa đầy cạnh tranh. 

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vì sao không nên quá tin tưởng các bảng xếp hạng đại học thế giới khi chọn trường để du học?

Tin tổng hợp 23.12.2024

Các bảng xếp hạng đại học, đặc biệt là các bảng xếp hạng QS World Univer ity Ranking , Time Higher Education (THE) và [...]

Những lối tắt trong phát triển: Cẩn thận “lợi bất cập hại”!

Tin tổng hợp 23.12.2024

Sự hấp dẫn của các con đường tắt luôn khó cưỡng lại Dù là trong ự phát triển cá nhân, tiến bộ xã hội hay tăng [...]

Giáo dục trên bàn nghị sự G20: Giải pháp cho những thách thức toàn cầu năm 2024

Tin tổng hợp 19.12.2024

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024, dưới ự chủ trì của Brazil, giáo dục đã trở thành một trong [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!