Dạy tiếng Anh cho trẻ là một trong các thách thức không nhỏ đối với các bậc cha mẹ, đặc biệt là dạy tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo. Ở lứa tuổi này, trẻ vẫn chưa hoàn toàn định hình rõ ràng tính cách, chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài cũng như cơ hội tiếp cận với con chữ, chữ viết. Do đó, việc giáo dục trẻ nói chung và dạy tiếng Anh cho trẻ nói riêng đòi hỏi tính kiên nhẫn cũng như sự bền bỉ của phụ huynh. Để quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ tại của cha mẹ đạt được hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề cần lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo.
1. Cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực hành và vận động thể chất
Một trong các bí quyết cha mẹ nên lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo là khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động thực hành và vận động. Tâm lý của trẻ em rất cởi mở, chúng sẵn sàng tham gia vào các hoạt động, trò chơi đem lại niềm vui. Do đó, thay vì yêu cầu trẻ học thuộc các từ vựng tiếng Anh một cách máy móc, khô khan, cha mẹ nên tổ chức đa dạng các hoạt động thực hành khi dạy tiếng Anh cho trẻ.
2. Tránh nói chuyện trong thời gian dài khi dạy tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo
Không nên nói hoặc giải thích một vấn đề trong thời gian dài. Như đã đề cập, trẻ em, đặc biệt trẻ ở độ tuổi mầm non hay mẫu giáo, cực kỳ ham vui nhưng cũng dễ dàng cảm thấy chán nản. Đặc biệt, con trẻ thường không cảm thấy thoải mái với các hoạt động diễn ra lặp lại hoặc kéo dài. Do đó, phụ huynh nên luân phiên và đan xen các giữa các phương pháp động – tĩnh để thu hút tối đa sự chú ý của trẻ.
3. Trẻ em học tiếng Anh qua các tương tác trực tiếp với cha mẹ
Cha mẹ nên là người chủ động sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động tương tác và giao tiếp với con trẻ. Bằng các cấu trúc hay hội thoại đơn giản như hỏi tên tuổi, giới thiệu về bản thân (sở thích, ước mơ, …), yêu cầu trẻ lấy các đồ vật trong không gian xung quanh nhà, … phụ huynh có thể khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh cũng như tăng khả năng phản xạ ngoại ngữ của trẻ. Dần dần, con trẻ sẽ không còn cảm thấy tự ti hay sợ sệt khi giao tiếp tiếng Anh với người khác.
4. Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi sai của bản thân
Việc mắc các lỗi sai cơ bản trong quá trình học tiếng Anh là điều hoàn toàn bình thường với con trẻ. Thậm chí người lớn hay các đối tượng như sinh viên, người đi làm cũng thường xuyên mắc phải các lỗi sai phổ biến. Nhiệm vụ của cha mẹ là khuyến khích trẻ phát hiện ra những lỗi sai của bản thân và có ý thức sửa lại sao cho chuẩn xác.
Khi nhận ra lỗi sai của trẻ, cha mẹ nên dừng lại trong vài phút. Trong trường hợp trẻ vẫn chưa phát hiện, cha mẹ nên từ từ giải thích và yêu cầu trẻ tự sửa lại lỗi sai của mình. Điều này giúp trẻ không lặp lại các lỗi mình đã mắc phải, đồng thời hình thành nên tính tự giác cho bản thân.
5. Luôn giữ thái độ kiên nhẫn và tích cực trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo
Trẻ em vốn có khả năng tập trung không tốt, nhanh cảm thấy chán nản và dễ dàng trở nên cáu giận, giận dỗi một cách vô cớ. Do đó, cha mẹ cần thật sự kiên nhẫn trong quá trình giảng dạy, tránh việc mắng mỏ và tạo áp lực lên con trẻ, đặc biệt với trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo.
Ngoài ra, một đặc điểm khác của trẻ là luôn luôn hiếu thắng. Trẻ có thể bực tức hoặc cảm thấy buồn bã khi không giành chiến thắng trong các trò chơi, các hoạt động thể chất, các cuộc thi với những người bạn trên trường học. Khi dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà, phụ huynh có thể động viên và cổ vũ trẻ, tạo động lực giúp trẻ phấn đấu sau này thay vì giữ thái độ tiêu cực.
Đọc thêm:
- Các kênh Youtube học tiếng Anh cho bé hiệu quả mà phụ huynh cần biết
- Học từ vựng tiếng anh cấp 1 hiệu quả qua các trò chơi vui nhộn
Dạy tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo vốn dĩ không hề đơn giản, đặc biệt khi cha mẹ hay người lớn thường không có quá nhiều kinh nghiệm hay kỹ năng sư phạm như các giáo viên được đào tạo bài bản. Hy vọng với các chia sẻ trên đây, phụ huynh sẽ tham khảo và lựa chọn được nhiều bí quyết dạy tiếng Anh cho con trẻ, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo.