Tiếng Anh đã và đang trở thành một ngôn ngữ toàn cầu, là công cụ giao tiếp giữa mọi khu vực trên toàn thế giới. Nhu cầu học tiếng Anh ngày một gia tăng. Phụ huynh cũng có xu hướng cho con trẻ tiếp xúc tiếng Anh ngay từ khi còn rất nhỏ (lứa tuổi mầm non và mẫu giáo), đặc biệt tại các khu vực thành thị. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có thể xác định đúng phương pháp và xây dựng lộ trình học tiếng Anh hiệu quả, đặc biệt là quá trình học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những nguyên tắc quan trọng khi trẻ bắt đầu học tiếng Anh để phụ huynh có thể tham khảo.
I. Chuẩn chỉnh phát âm – nguyên tắc đầu tiên trong quá trình học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu
Trẻ em giống như tờ giấy trắng, đặc biệt khi trẻ lần đầu tiếp cận với một ngôn ngữ mới. Do vậy, việc cha mẹ tạo dựng môi trường với phát âm chuẩn xác ngay từ đầu là việc vô cùng quan trọng. Phụ huynh có thể để trẻ tham gia các lớp học với giáo viên bản ngữ – những người thực sự có chuyên môn và giọng nói chuẩn chỉnh ngay từ ban đầu để theo học. Trong thời gian trẻ học tiếng Anh tại nhà, cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với các nguồn nghe, nguồn video từ nước ngoài. Như vậy, trẻ có thể được tiếp cận với ngoại ngữ ở mọi lúc, mọi nơi mà phụ huynh không cần phải lo ngại về việc liệu rằng các nguồn học tập của trẻ đã chính xác hay chưa.
Tham khảo thêm: Phương pháp dạy trẻ bảng chữ cái tiếng Anh hiệu quả có phiên âm đầy đủ
II. Xác định mục tiêu chính xác trong quá trình học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu
Đối với trẻ em ở lứa tuổi còn nhỏ, đặc biệt là mầm non và mẫu giáo, mục tiêu hàng đầu không phải là việc trẻ hoàn thành bao nhiêu lượng kiến thức, nói được bao nhiêu cấu trúc tiếng Anh mà là việc trẻ em nắm vững được các từ vựng thuộc nhiều chủ đề, ứng dụng được từ vựng trong giao tiếp hàng ngày. Ở giai đoạn này, trẻ em chủ yếu sử dụng kỹ năng nhận biết, bắt chước lại cách phát âm các từ, tập sử dụng từ vựng và cụm từ trong các câu hỏi – câu trả lời theo phương pháp nghe – hiểu – bắt chước theo. Do đó, cha mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều rằng con trẻ sẽ nói được các câu dài. Tuy nhiên, với các hội thoại ngắn và có tính lặp lại, trẻ sẽ dễ dàng thuần thục trong thời gian ngắn.
III. Không thúc ép trẻ trong quá trình học tiếng Anh
Bắt đầu bước vào quá trình học tiếng Anh, trẻ sẽ phải làm quen với rất nhiều điều mới. Có những thứ trẻ sẽ cảm thấy rất hào hứng, thú vị và mong muốn trải nghiệm, nhưng đồng thời cũng có những thói quen, tài liệu hay phương pháp dễ khiến trẻ cảm thấy nản chí. Điều cha mẹ cần làm là luôn ủng hộ, động viên và khuyến khích trẻ cố gắng hết sức thay vì tỏ ra cáu gắt khi trẻ không hoàn thành nhiệm vụ, mắng mỏ trẻ khi trẻ không chịu vâng lời.
Về lý thuyết, trẻ em ở độ tuổi từ 4 – 6 tuổi có thể tiếp thu được 60% – 100% lượng kiến thức được cung cấp trong thời gian đầu. Đây là con số cực kỳ cao, thậm chí cao hơn rất nhiều so với các đối tượng ở lứa tuổi trưởng thành hay trung niên. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa lượng kiến thức thu được – đầu vào thành ngôn ngữ và năng lực của bản thân thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức độ tiếp thu của từng trẻ, tần suất sử dụng và ứng dụng ngôn ngữ trên trường lớp và trong cuộc sống hằng ngày, … Tính tự giác trong học tập của trẻ không cao bằng người lớn, do đó, mặc dù lượng kiến thức có thể thu nạp được của người lớn không thể bằng con trẻ, nhưng quá trình chuyển hóa kiến thức thành của riêng mình lại diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhiều phụ huynh không hiểu được nguyên tắc này nên đã vô tình ép buộc trẻ trong quá trình tiếng Anh, dẫn đến những kết quả không mong muốn. Do vậy, với đối tượng là con trẻ, đặc biệt là trẻ mới bắt đầu học tiếng Anh, cha mẹ hay người lớn cần cực kỳ kiên trì, nhẫn nại, không nên gò bó trẻ theo tiến độ của mình.
Đọc thêm: Xây dựng lộ trình học tiếng Anh: không bao giờ là quá sớm
Có thể thấy, bậc làm cha mẹ ai cũng mong muốn con trẻ của mình phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt phát huy được khả năng ngôn ngữ từ sớm, trong bối cảnh tiếng Anh hay ngoại ngữ thực sự là các công cụ giao tiếp cần thiết trong xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu, phụ huynh nên đảm bảo một số nguyên tắc nhất định để tránh việc học tập của trẻ đem lại các kết quả không như ý.