Thư cảm ơn, về mặt định nghĩa, là một lá thư được viết với mục đích cảm ơn đơn vị phỏng vấn đã tiếp đón và dành thời gian giúp chúng ta hiểu thêm về công ty cũng như công việc. Đây nhẽ ra chỉ là một hành động mang tính chất lịch sự và chuyên nghiệp, nhưng nó cũng được coi như một công cụ hữu ích cho nhà tuyển dụng để nhận biết tác phong, tính cách trong công việc của một ứng viên.
Các chuyên gia Nhân sự từng khẳng định: Quá trình tuyển dụng bắt đầu ngay từ khi Nhân sự nhận được thư xin việc (cover letter) và kết thúc khi bạn gửi thư cảm ơn. Họ cũng chia sẻ rằng những lá thư cảm ơn chân thành và sâu sắc có thể là đòn chốt hạ cuối cùng, hoặc thậm chí là một màn cứu thua trông thấy cho một ứng viên.
Bạn đã bao giờ…
Hồi hộp cả đêm về một buổi phỏng vấn, sau đó tất tả tới địa chỉ đã hẹn, bước vào trong lo lắng để rồi bước ra với nụ cười tự tin trên môi? Bạn biết mình đã làm tốt, bạn biết điều đó.
Vậy, bây giờ phải làm gì nhỉ?
Ngồi không chờ họ liên lạc lại y như lời người phỏng vấn hứa hẹn? Ừm…có thể… Rất nhiều người trong chúng ta quên, không quan tâm, hay thậm chí không biết đến một công tác quan trọng hậu-phỏng-vấn. Đó là viết thư cảm ơn (thank-you letter).
Thư cảm ơn, về mặt định nghĩa, là một lá thư được viết với mục đích cảm ơn đơn vị phỏng vấn đã tiếp đón và dành thời gian giúp chúng ta hiểu thêm về công ty cũng như công việc. Đây nhẽ ra chỉ là một hành động mang tính chất lịch sự và chuyên nghiệp, nhưng nó cũng được coi như một công cụ hữu ích cho nhà tuyển dụng để nhận biết tác phong, tính cách trong công việc của một ứng viên.
Các chuyên gia Nhân sự từng khẳng định: Quá trình tuyển dụng bắt đầu ngay từ khi Nhân sự nhận được thư xin việc (cover letter) và kết thúc khi bạn gửi thư cảm ơn. Họ cũng chia sẻ rằng những lá thư cảm ơn chân thành và sâu sắc có thể là đòn chốt hạ cuối cùng, hoặc thậm chí là một màn cứu thua trông thấy cho một ứng viên. Dễ sợ quá hả?
Vậy, làm sao để viết một lá thư bằng tiếng Anh?
Đầu tiên, hãy nhớ rằng thời điểm tốt nhất để gửi một lá thư cảm ơn là trong 24 giờ đầu tiên sau khi buổi phỏng vấn kết thúc. Thật ra, không có gì quá đặc biệt về mốc này, chỉ là trong khoảng thời gian đó, bạn sẽ có cảm nhận chân thực nhất về buổi phỏng vấn, và người phỏng vấn vẫn còn giữ lại ấn tượng về bạn.
Hãy bình tĩnh suy nghĩ và trả lời những câu hỏi sau để tìm kiếm ý tưởng:
- Buổi phỏng vấn đã diễn ra thế nào? Có điều gì đó lạ lùng hay sự cố gì đó đã xảy ra hay không?
- Bạn có vô tình bỏ qua câu hỏi nào hay chưa hài lòng với câu trả lời nào đó của mình không?
- Bạn có quên hỏi câu nào với người phỏng vấn không?
- Bạn cảm thấy thích phần thảo luận vấn đề nào nhất trong buổi phỏng vấn? Bạn có thêm ý kiến gì cho phần đó nữa hay không?
Thư cảm ơn thật ra không có gì quá to tát, hãy nói về những cảm nhận của bạn về buổi phỏng vấn, về công ty, về công việc mà bạn đã được nhà tuyển dụng phổ biến thêm trong buổi phỏng vấn.
Một lưu ý khi viết thư cảm ơn, đó là cố đừng quảng cáo bản thân lại một lần nữa. Bạn đã làm đủ trong lá thư xin việc và trong buổi phỏng vấn rồi. Không cần thiết để tự tung hô một lần nữa.
Ngoài ra, hãy viết ngắn gọn thôi. Đừng gửi cho nhà tuyển dụng một cái sớ dài loằng ngoằng, hay thậm chí một cuốn tiểu thuyết về bạn. Họ sẽ phát khiếp đấy! Nhưng, cũng đừng có gửi cho họ một lá thư cảm ơn sản xuất hàng loại, copy-and-paste. Vì chẳng thà bạn đừng có gửi còn hơn, thật tốn thời gian, đó sẽ là những gì nhà tuyển dụng nghĩ.
Sau đây là một ý tưởng về dàn ý nội dung của một lá thư cảm ơn mà bạn có thể tham khảo:
Dear [tên người phỏng vấn],
[Mở đầu bằng lời cảm ơn.] [Nói về cảm nhận của bạn về các chi tiết trong buổi phỏng vấn, về cảm xúc của bạn khi tiếp xúc với môi trường của công ty.] [Nói về suy nghĩ của bạn về những vấn đề được đưa ra trong buổi phỏng vấn, những thông tin bạn muốn bổ sung.]
[Thể hiện sự mong chờ được nghe thông tin từ họ, nhắc lại thông tin liên hệ của bạn.] [Kết thư bằng cách cảm ơn một lần nữa, sau đó ngỏ lời cung cấp thêm thông tin trong trường hợp họ cần từ bạn.]
[Ký tên]
Một gợi ý cho bạn về cách ký tên từ Language Link Academic nhé. Đừng ký tên với cụm từ “Best regards” hay “Regards” quá quen thuộc đến nhàm chán. Có nhiều cụm từ khác duyên dáng và chân thành hơn rất nhiều. Bạn có thể sử dụng “All the best,” “Many thanks,” “Sincerely,” hay đơn giản là “Thank you.” Những cụm này cho cảm giác gần gũi hơn, ấm áp hơn, giúp ấn tượng về bạn trở nên thân thiện và đáng nhớ.
Ngoài ra, bạn cũng nên chắc rằng mình đã kiểm tra toàn bộ và rà soát các lỗi chính tả, lỗi soạn thảo hay thông tin liên hệ. Đừng để mình phạm sai lầm ngay tại phút cuối, đây không phải thứ bạn mong chờ, đúng không?
Xem thêm:
- Bí quyết viết thư xin lỗi bằng tiếng Anh vừa chuẩn vừa xúc động
- Hướng dẫn viết thư xin tăng lương bằng tiếng Anh hữu hiệu nhất?
- Hướng dẫn viết thư xin nghỉ phép bằng tiếng Anh chuẩn nhất?
Trên đây là những gì mà Language Link Academic muốn chia sẻ, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn và nắm được cách viết một lá thư cảm ơn sau phỏng vấn. Nếu có thể, hãy tìm hiểu ngay về khóa học tiếng Anh giao tiếp chuyên nghiệp tại: https://llv.edu.vn/ nhé.
Tiếp tục theo dõi blog và fanpage của Language Link Academic để nhận những bài học, bộ bài tập và mẹo học tiếng Anh hiệu quả nhé!