Danh sách 05 bạn học sinh nhanh tay đoán đúng câu đố – trúng sách cực hay trong bản tin tháng 07

Từ Language Link Academic tới thế giới 22.07.2019

Language Link Academic xin chúc mừng 5 bạn học sinh đã xuất sắc trả lời chính xác và nhanh nhất câu hỏi trong bản tin tháng 07 của Language Link Academic. Phần quà cực hấp dẫn dành tặng các bạn là 5 quyển sách “Học kiểu Mỹ tại nhà”.  Câu hỏi: Sự kiện Sinh nhật […]

Những cuốn sách tiếng Anh hay dành cho trẻ

Từ Language Link Academic tới thế giới 10.07.2019

Chia sẻ từ Cô Tô Ngân Hà, Thạc sỹ Quản trị và Lãnh đạo Giáo dục tại ĐH La Trobe, Giải thưởng Học giả Trao đổi Fulbright Hoa Kỳ – ASEAN năm học 2014-2015, Giảng viên chính cho Đề án Ngoại Ngữ Quốc gia 2020 của Bộ Giáo dục & Đào tạo Đa số cha […]

50 cặp tính từ trái nghĩa cực phổ biến trong tiếng Anh

50 cặp tính từ trái nghĩa cực thông dụng trong tiếng Anh

Thư viện tiếng Anh trẻ em 04.07.2019

Đồng nghĩa và trái nghĩa là những hiện tượng phổ biến trong tất cả những ngôn ngữ tồn tại trên thế giới. Nếu như đồng nghĩa thể hiện sự tương đồng hay giống nhau về ngữ nghĩa của các từ, thì trái nghĩa lại ngược lai. Trong tiếng Anh, chúng ta có rất nhiều tính […]

Ngày Gia đình Việt Nam đầy ý nghĩa cùng Language Link Academic!!

Từ Language Link Academic tới thế giới 02.07.2019

Trong hai ngày cuối tuần vừa qua (29/6 & 30/6) các bạn nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có một buổi tối thực ý nghĩa bên người thân trong sự kiện mừng ngày Gia đình Việt Nam của Language Link Academic. Ngày Gia đình Việt Nam đầy ý nghĩa cùng Language Link […]

BỨT PHÁ TIẾNG ANH – ĐÓN HÈ THỬ THÁCH NGÀY 01!!!

Từ Language Link Academic tới thế giới 26.06.2019

Mùa hè với nhiều thử thách mới lạ và những trải nghiệm lý thú tại Language Link Academic chính thức bắt đầu từ hôm nay! Chướng ngại vật nào đang chờ đợi phía trước? Điều gì bổ ích các bạn nhỏ sẽ học được sau mỗi ngày diễn ra? Ai sẽ là vận động viên […]

Công bố danh sách “chủ nhân” 05 cặp vé xem phim từ Bản tin tháng 06

Từ Language Link Academic tới thế giới 20.06.2019

Language Link Academic xin chúc mừng 5 bạn học sinh đã xuất sắc vượt qua hơn 120 người chơi khác, trả lời chính xác và nhanh nhất câu hỏi được đưa ra trong Bản tin tháng 6 của Language Link Academic. Phần quà cực hấp dẫn dành tặng các bạn là 5 cặp vé xem […]

Ba cách giúp trẻ có những ngày hè đáng nhớ

VnExpress Tin tổng hợp 13.06.2019

Phụ huynh có thể cho bé gần gũi thiên nhiên, tham gia thử thách tạo động lực học tập, dự khóa tiếng Anh kết hợp câu lạc bộ ngoại khóa.

Sau mỗi kỳ nghỉ hè, một số phụ huynh than phiền về tình trạng nghiện chơi điện tử, Internet, chỉ thích ngồi một chỗ của con. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây nhiều hạn chế cho sự phát triển tư duy của trẻ trong tương lai.

Chưa kể nhiều gia đình thường cho trẻ xem phim, dùng điện thoại để có thời gian làm việc nhà. Điều này lại càng làm cho quá trình hoạt động của trẻ rút ngắn lại, trong khi thời gian ngồi yên lại kéo dài hơn mức trung bình. Để thay đổi, phụ huynh có thể biến kỳ nghỉ hè thành thời điểm tuyệt vời để thu nạp kiến thức, trau dồi kỹ năng sống thông qua các chuyến du lịch hay khóa học bổ ích.

Kỳ nghỉ hè có thể trở thành thời điểm tuyệt vời để con phát triển toàn diện về thể chất lẫn kiến thức.

Kỳ nghỉ hè có thể trở thành thời điểm tuyệt vời để con phát triển toàn diện về thể chất lẫn kiến thức.

Tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với thiên nhiên

Từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn trẻ hiếu kỳ, thường đặt câu hỏi về những hiện tượng thiên nhiên hoặc thắc mắc về thế giới động thực vật. Sau 6 tuổi đến 13 tuổi, trẻ lại có xu hướng quan sát, trải nghiệm và tự khám phá thế giới.

Những kiến thức về khoa học tự nhiên như lưới thức ăn trong hệ sinh thái, nơi cư trú của các loài động vật hay canh tác hữu cơ được lồng ghép trong các chương trình dã ngoại sẽ giúp trẻ hòa mình vào thiên nhiên, hiểu hơn về quy luật của sự sống.

Phụ huynh cũng nên cho bé tham gia các trại hè huấn luyện kỹ năng sinh tồn như xem bảng biển chỉ dẫn, bản đồ, tìm kiếm nguồn thức ăn trong tự nhiên, làm việc nhóm…

Chương trình dã ngoại của học viên Chương trình Anh văn hè 2018 tại Language Link Academic.

Chương trình dã ngoại của học viên Chương trình Anh văn hè 2018 tại Language Link Academic.

Đưa ra thử thách cho con

Hầu hết con trẻ đều thích các trò chơi, trẻ sẽ rất vui nếu mình là người chiến thắng. Nắm bắt tâm lý đó, phụ huynh hãy lần lượt đưa ra thử thách và giới hạn thời gian cho trẻ hoàn thành thử thách ấy. Đó có thể chỉ đơn giản là học cách làm quen với 3 người bạn trong kỳ nghỉ với gia đình, đọc và tóm tắt một cuốn truyện ngắn trong vòng 2 tuần, tập chơi một môn thể thao mới trong 2 tháng hè, học một đến 3 từ mới tiếng Anh mỗi ngày…

Cô Yulia Tregubova, Tiến sĩ Ngôn ngữ, Quản lý học thuật tại Language Link Academic cho biết những thử thách tưởng chừng rất đơn giản như đọc một truyện ngắn bằng tiếng Anh hay nghe và hát theo một bài hát Âu Mỹ mỗi ngày, nếu trẻ thực hiện đều đặn sẽ tạo ra hiệu quả bất ngờ chỉ sau một mùa hè.

“Mỗi khi hoàn thành xong một thử thách, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone tác động đến cấu trúc não, kích thích mong muốn tiếp tục chinh phục các thử thách tiếp theo, tạo ra động lực học tập chủ động ở trẻ”, cô Yulia Tregubova nói.

Thử thách âm nhạc hè giúp bé phát triển giác quan, khả năng cảm thụ và học tập.

Thử thách âm nhạc hè giúp bé phát triển giác quan, khả năng cảm thụ và học tập.

Lựa chọn khóa học hè phù hợp

Nhiều phụ huynh không thể hoàn toàn theo sát con em mình suốt kỳ nghỉ hè, đặc biệt là vào khung giờ làm việc hành chính. Vì vậy hầu hết gia đình thường lựa chọn khóa học hè cho con.

Các trại hè kết hợp khóa tiếng Anh tăng cường với các câu lạc bộ ngoại khóa được nhiều cha mẹ quan tâm. Phụ huynh có thể lựa chọn các khóa học được tổ chức bởi các thương hiệu uy tín, chương trình học bao gồm cả tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật, có nhiều hoạt động ngoại khóa đa dạng để con vượt qua mọi giới hạn và tiến bộ hơn sau kỳ nghỉ hè.

Chương trình hè tại Language Link Academic giúp trẻ bứt phá giới hạn bản thân, nâng cao trình độ tiếng Anh sau 6 tuần. Bé cũng được thực hiện các dự án thủ công nghệ thuật và thuyết trình bằng tiếng Anh về các chủ đề phù hợp với từng nhóm tuổi. Chuỗi thử thách lồng ghép trong các câu lạc bộ ngoại khóa nhằm phát triển kỹ năng thiết yếu trong thời đại 4.0.

Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân?

Dan tri Tin tổng hợp 13.06.2019

Hè đến là khi trẻ được vui chơi và xả hơi sau một năm học căng thẳng, nhưng cũng là thời điểm trẻ dễ gặp phải những tình huống nguy hiểm. Phụ huynh hãy trang bị cho trẻ các biện pháp ứng phó để có thể bảo vệ bản thân.

Trẻ nhỏ luôn hiếu động, khó tập trung, và không thích sự nhàm chán. Vì vậy, thay vì bắt con học thuộc lý thuyết, phụ huynh có thể kể cho con nghe các tình huống nguy hiểm thường gặp dưới dạng câu chuyện, và để cho con tự đề xuất cách xử lý, sau đó phân tích xem con làm như vậy là đúng hay sai. Nhờ vậy, khi gặp phải những tình huống tương tự ngoài đời thực, trẻ sẽ có thể dễ dàng ứng biến.

Dưới đây là ba tình huống nguy hiểm thường gặp và cách xử lý phù hợp với độ tuổi của trẻ từ 7 – 15 để phụ huynh tham khảo và hướng dẫn trẻ tại nhà.

Khi bị lạc trong rừng

Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân?

Mùa hè nắng nóng, các địa điểm du lịch thuộc khu vực rừng núi trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với nhiều gia đình. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lơ là, trẻ sẽ bị tụt khỏi đoàn và bị lạc.

Cha mẹ cần hướng dẫn để trẻ biết rằng cần phải ở cạnh người lớn bất cứ lúc nào, khi thấy sắp bị tụt lại, cần hô lên để cả đoàn đợi. Ví dụ như khi làm rơi đồ và trẻ muốn nhặt lại, hãy báo ngay với người lớn để mọi người không tiếp tục di chuyển; hoặc khi muốn khám phá xung quanh, trẻ cũng cần rủ người lớn đi cùng, và không nên đi quá xa.

Nếu bị lạc, điều quan trọng nhất là cần bình tĩnh và đứng yên tại chỗ, sử dụng điện thoại để gọi điện cho người thân nếu có thể.

Ngoài ra, phụ huynh nên đưa con tham gia các khóa học kỹ năng ngắn hạn, hoặc các chuyến dã ngoại ngắn để trẻ học được cách tự bảo vệ bản thân khi gặp rủi ro trong rừng. Nhờ những khóa học đó mà 2 cô bé (5 tuổi và 8 tuổi) tại Mỹ đã sống sót sau 44 giờ lạc trong rừng hoang.

Nhận thức được điều đó, trong Chương trình Anh văn hè 2019, Language Link Academic đã lồng ghép Khóa học tiếng Anh với các chương trình ngoại khóa và Trại hè 2 ngày 1 đêm, dạy trẻ một số kỹ năng sinh tồn kỹ năng sinh tồn cần thiết như: cách đọc bảng biển chỉ dẫn, xem bản đồ, kỹ năng tìm kiếm nguồn thức ăn trong tự nhiên…

Khi bị lạc ở nơi đông người

Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân?

Bị lạc ở nơi đông người cũng là một tình huống thường gặp vào mùa hè. Vì đây là khoảng thời gian đỉnh điểm của du lịch, lượng người đổ đến các khu nghỉ mát vô cùng lớn. Trẻ rất dễ bị lạc khỏi người thân khi phải chen lấn.

Khi gặp trường hợp này, nguyên tắc đầu tiên mà trẻ cần chấp hành là giữ bình tĩnh và đứng yên ở vị trí bị lạc, nếu có thể, hãy ngồi ở khu vực cao để bố mẹ dễ nhìn thấy. Sau đó, sử dụng điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để gọi điện cho người thân và thông báo vị trí mình đang đứng bằng việc mô tả khu vực xung quanh. Nếu không có điện thoại, có thể hỏi mượn những người lớn xung quanh.

Nguyên tắc thứ hai mà trẻ cần nhớ là tuyệt đối không đi theo người lạ, dù họ tự xưng là bạn của bố mẹ hay sẽ dẫn mình đến vị trí của bố mẹ. Ngày nay, có rất nhiều kẻ xấu với thủ đoạn tinh vi như giả làm người thân, giả làm người cần được giúp đỡ để bắt cóc trẻ. Vậy nên, khi không có người thân ở bên, trẻ cần đề cao cảnh giác, không nên dễ dàng tin tưởng và đi theo bất cứ người lạ nào.

Khi gặp hỏa hoạn

Trẻ nhỏ luôn hiếu động, khó tập trung, và không thích sự nhàm chán. Vì vậy, thay vì bắt con học thuộc lý thuyết, phụ huynh có thể kể cho con nghe các tình huống nguy hiểm thường gặp dưới dạng câu chuyện, và để cho con tự đề xuất cách xử lý, sau đó phân tích xem con làm như vậy là đúng hay sai. Nhờ vậy, khi gặp phải những tình huống tương tự ngoài đời thực, trẻ sẽ có thể dễ dàng ứng biến. Dưới đây là ba tình huống nguy hiểm thường gặp và cách xử lý phù hợp với độ tuổi của trẻ từ 7 - 15 để phụ huynh tham khảo và hướng dẫn trẻ tại nhà. Khi bị lạc trong rừng Mùa hè nắng nóng, các địa điểm du lịch thuộc khu vực rừng núi trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với nhiều gia đình. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lơ là, trẻ sẽ bị tụt khỏi đoàn và bị lạc. Cha mẹ cần hướng dẫn để trẻ biết rằng cần phải ở cạnh người lớn bất cứ lúc nào, khi thấy sắp bị tụt lại, cần hô lên để cả đoàn đợi. Ví dụ như khi làm rơi đồ và trẻ muốn nhặt lại, hãy báo ngay với người lớn để mọi người không tiếp tục di chuyển; hoặc khi muốn khám phá xung quanh, trẻ cũng cần rủ người lớn đi cùng, và không nên đi quá xa. Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân? - 1Nhấn để phóng to ảnh Luôn đi cùng đoàn để tránh bị lạc Nếu bị lạc, điều quan trọng nhất là cần bình tĩnh và đứng yên tại chỗ, sử dụng điện thoại để gọi điện cho người thân nếu có thể. Ngoài ra, phụ huynh nên đưa con tham gia các khóa học kỹ năng ngắn hạn, hoặc các chuyến dã ngoại ngắn để trẻ học được cách tự bảo vệ bản thân khi gặp rủi ro trong rừng. Nhờ những khóa học đó mà 2 cô bé (5 tuổi và 8 tuổi) tại Mỹ đã sống sót sau 44 giờ lạc trong rừng hoang. Nhận thức được điều đó, trong Chương trình Anh văn hè 2019, Language Link Academic đã lồng ghép Khóa học tiếng Anh với các chương trình ngoại khóa và Trại hè 2 ngày 1 đêm, dạy trẻ một số kỹ năng sinh tồn kỹ năng sinh tồn cần thiết như: cách đọc bảng biển chỉ dẫn, xem bản đồ, kỹ năng tìm kiếm nguồn thức ăn trong tự nhiên... Khi bị lạc ở nơi đông người Bị lạc ở nơi đông người cũng là một tình huống thường gặp vào mùa hè. Vì đây là khoảng thời gian đỉnh điểm của du lịch, lượng người đổ đến các khu nghỉ mát vô cùng lớn. Trẻ rất dễ bị lạc khỏi người thân khi phải chen lấn. Khi gặp trường hợp này, nguyên tắc đầu tiên mà trẻ cần chấp hành là giữ bình tĩnh và đứng yên ở vị trí bị lạc, nếu có thể, hãy ngồi ở khu vực cao để bố mẹ dễ nhìn thấy. Sau đó, sử dụng điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để gọi điện cho người thân và thông báo vị trí mình đang đứng bằng việc mô tả khu vực xung quanh. Nếu không có điện thoại, có thể hỏi mượn những người lớn xung quanh. Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân? - 2Nhấn để phóng to ảnh Khi bị lạc, trẻ nên đứng yên tại chỗ vào gọi điện cho phụ huynh Nguyên tắc thứ hai mà trẻ cần nhớ là tuyệt đối không đi theo người lạ, dù họ tự xưng là bạn của bố mẹ hay sẽ dẫn mình đến vị trí của bố mẹ. Ngày nay, có rất nhiều kẻ xấu với thủ đoạn tinh vi như giả làm người thân, giả làm người cần được giúp đỡ để bắt cóc trẻ. Vậy nên, khi không có người thân ở bên, trẻ cần đề cao cảnh giác, không nên dễ dàng tin tưởng và đi theo bất cứ người lạ nào. Khi gặp hỏa hoạn Mùa hè đến, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dẫn đến dễ xảy ra chập cháy tại nhà ở, khu chung cư. Chính vì vậy, phụ huynh nên diễn tập trước với trẻ cách xử lý khi gặp hỏa hoạn tại nhà riêng và tại khu chung cư. Khi thấy lửa bốc lên từ nhà mình, trẻ cần chạy ra ngoài rồi la lớn và nhờ hàng xóm để xin sự giúp đỡ. Nếu ngọn lửa quá lớn, cần tìm cách rời khỏi khu vực cháy, khu chung cư ngay lập tức, không nên quay về nhà lấy đồ đạc rồi mới rời đi. Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân? - 3Nhấn để phóng to ảnh Khi thấy có hỏa hoạn, cần tìm cách rời đi ngay lập tức Sử dụng cầu thang bộ để thoát hiểm, vì thang máy dễ hỏng khi có hỏa hoạn. Khi di chuyển nên bò thấp người, nếu có thể thì hãy thấm ướt một mảnh vải hoặc quần áo để bịt miệng và mũi, tránh khói độc và nghẹt thở. Nếu quần áo bị bén lửa, cần cởi ra ngay; nếu không tự cởi được, hãy nằm xuống sàn lăn người qua lại và nhờ người khác giúp đỡ. Không được xịt thẳng bình cứu hỏa vào người vì hóa chất chữa cháy có thể gây nhiễm trùng vết thương.

Mùa hè đến, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dẫn đến dễ xảy ra chập cháy tại nhà ở, khu chung cư. Chính vì vậy, phụ huynh nên diễn tập trước với trẻ cách xử lý khi gặp hỏa hoạn tại nhà riêng và tại khu chung cư.

Khi thấy lửa bốc lên từ nhà mình, trẻ cần chạy ra ngoài rồi la lớn và nhờ hàng xóm để xin sự giúp đỡ. Nếu ngọn lửa quá lớn, cần tìm cách rời khỏi khu vực cháy, khu chung cư ngay lập tức, không nên quay về nhà lấy đồ đạc rồi mới rời đi.

Sử dụng cầu thang bộ để thoát hiểm, vì thang máy dễ hỏng khi có hỏa hoạn. Khi di chuyển nên bò thấp người, nếu có thể thì hãy thấm ướt một mảnh vải hoặc quần áo để bịt miệng và mũi, tránh khói độc và nghẹt thở.

Nếu quần áo bị bén lửa, cần cởi ra ngay; nếu không tự cởi được, hãy nằm xuống sàn lăn người qua lại và nhờ người khác giúp đỡ.

Không được xịt thẳng bình cứu hỏa vào người vì hóa chất chữa cháy có thể gây nhiễm trùng vết thương.

Những kỹ năng trẻ từ 6 đến 13 tuổi cần phải có

Zing News Tin tổng hợp 13.06.2019

6-13 tuổi được xem là giai đoạn mấu chốt trong việc hình thành kỹ năng sống và tối ưu khả năng cho trẻ, giúp bé hoàn thiện và phát huy tốt nhất trong những giai đoạn tiếp theo.

Trong giai đoạn này, cha mẹ cần nắm được những kỹ năng nào là cần thiết để hỗ trợ con trẻ học hỏi và phát huy được tối đa khả năng của mình.

Khả năng thu thập và ghi nhớ thông tin

Hàng ngày ngoài những bài học trên lớp, cha mẹ có thể quan sát cách trẻ thuật lại câu chuyện trong những cuộc nói chuyện trong gia đình, những chương trình con xem, những khu vui chơi mà con đến để đánh giá khả năng tiếp nhận xử lý thông tin của con.

Ví dụ, sau một chuyến đi chơi, cha mẹ hãy luyện cho con bằng cách hỏi và giúp con thuật lại được những hoạt động chính theo đúng thứ tự thời gian, tiếp đó là nâng cao bằng cách hỏi trẻ đâu là hoạt động trẻ thấy thú vị nhất để kích thích tư duy cho trẻ.

Những thông tin về hiện tượng thú vị như cầu vồng, sấm chớp, hay loài động vật nhỏ nhất thế giới, sinh vật nào tồn tại ngoài vũ trụ… qua nhiều mẩu chuyện khoa học và tự nhiên cũng giúp làm giàu kho kiến thức và là thước đo khả năng ghi nhớ của con. Vì vậy, cha mẹ cần dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để giúp con tiếp cận kho kiến thức khổng lồ và đa dạng này.

Khả năng quan sát và ước lượng

Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ cần khả năng quan sát và phán đoán để thực hiện các hoạt động dễ dàng. Có những bạn nhỏ rất nhớ đường khi đi chơi trong khu vui chơi và có thể tìm nhiều lối đi vẫn dẫn về một điểm, lại có những bạn nhỏ gặp khó khăn trong việc định hướng và tìm ra nơi mình muốn tới, tất cả nằm ở khả năng quan sát và ước lượng ngay từ nhỏ.

Để nâng cao khả năng này, từ sớm cha mẹ có thể giúp con mình bằng các trò chơi có tính logic và yêu cầu sự tỉ mỉ như rubik, xếp hình, tìm điểm khác nhau…

 “Những kỹ năng trẻ từ 6 đến 13 tuổi cần phải có” đã bị khóa	 Những kỹ năng trẻ từ 6 đến 13 tuổi cần phải có

Khả năng cảm thụ và ghi nhớ

Đây là khả năng thiên về nghệ thuật của mỗi con người. Khả năng cảm thụ, rung động của trẻ xuất hiện từ sớm sẽ giúp cha mẹ rất nhiều trong việc định hướng sự phát triển của con sau này.

Âm nhạc và các thanh âm là thước đo khá rõ về khả năng cảm thụ nghệ thuật của trẻ, ngay cả khi trẻ không học nhạc nhưng có thể ghi nhớ bài hát, giai điệu hay tiết tấu cũng thể hiện khả năng cảm thụ và ghi nhớ của mình.

Cô Yulia Tregubova – tiến sĩ ngôn ngữ, quản lý học thuật tại Language Link Academic cho biết: “Việc khơi dậy khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không chỉ định hướng cho những trẻ có năng khiếu mà còn giúp các con giảm căng thẳng. Việc ghi nhớ giai điệu, tiết tấu cũng giúp ích nhiều cho khả năng tập trung của não bộ.

Đây cũng là lý do Language Link Academic luôn tổ chức câu lạc bộ âm nhạc, nơi các học viên được học và cảm thụ âm nhạc bên cạnh những chương trình học kiến thức mỗi khi hè về”.

Khả năng phản xạ

Khả năng phản xạ của trẻ không chỉ biểu hiện qua các hoạt động thể chất mà con thể hiện qua các trò chơi tương tác.

Để trẻ rèn luyện phản xạ, cha mẹ nên cho con chơi nhiều các hoạt động thể chất, tạo cơ hội cho con xử lý các tình huống khi bất ngờ gặp phải chướng ngại vật trên quá trình di chuyển để con quen dần với phản xạ tránh né, việc này sẽ hạn chế những tổn thương cho trẻ trong tương lai.

Ngộ nhận việc học tiếng Anh của trẻ mẫu giáo

Vietnamnet Tin tổng hợp 13.06.2019

Mong muốn con phải biết nói tiếng Anh ngay khi học, con phải tiến bộ nhanh như các bạn… là những ngộ nhận của phụ huynh làm ảnh hưởng đến sự tiến bộ của trẻ.

Con phải biết nói ngay khi học tiếng Anh

Phụ huynh thường kỳ vọng rằng con có thể nói tiếng Anh chỉ sau vài buổi học. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà giáo dục ngôn ngữ trên thế giới, khi mới tiếp xúc với tiếng Anh, con cần quan sát, lắng nghe để thẩm thấu và hấp thụ kiến thức, trước khi có thể vận dụng và thực hành tiếng Anh.

Đó là khoảng “thời gian im lặng” (silent period) mà bất cứ người học tiếng Anh nào cũng cần trải qua. Đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng, giúp trẻ hình thành khả năng tư duy và phản xạ với ngôn ngữ một cách tự nhiên.

Vậy nên, phụ huynh cần kiên nhẫn, tạo điều kiện cho con được tiếp xúc với môi trường tiếng Anh chuẩn để đặt nền tảng kiến thức vững chắc, đồng thời khuyến khích con vận dụng tiếng Anh một cách hợp lý. Khi đã hình thành tư duy tiếng Anh, con sẽ áp dụng tự nhiên như khi sử dụng tiếng Việt.

Con phải tiến bộ nhanh như các bạn cùng lớp

Trong cùng một lớp tiếng Anh, sự tiến bộ của trẻ thường không đồng đều. Khi thấy con tiếp thu kiến thức chậm hơn các bạn cùng trang lứa, phụ huynh thường sốt ruột, cho rằng con “không thông minh” và tạo áp lực cho con. Điều này càng làm con ghét việc học tiếng Anh, cũng như khó tiếp thu tiếng Anh.

Theo thuyết “Trí thông minh đa dạng” của tiến sĩ Howard Gardner (đại học Harvard, Mỹ), có 8 loại hình trí thông minh khác nhau. Chính vì vậy, mỗi trẻ lại có thiên hướng thông minh và cách hấp thụ kiến thức khác nhau.

Con học tiếng Anh chậm hơn bạn khác không phải vì con không giỏi, mà vì con chưa được tiếp xúc với phương pháp học phù hợp với thiên hướng thông minh của mình.

Cô Yulia Tregubova – tiến sĩ ngành Ngôn ngữ học, Quản lý học thuật tại Language Link Academic cho biết, “Mỗi đứa trẻ đều có một thiên hướng thông minh khác nhau, có trẻ thích học qua các bài hát, có trẻ lại tiếp thu nhanh hơn qua tranh vẽ và hình ảnh, có trẻ lại nhớ bài bằng việc chơi các trò chơi tiếng Anh,… Chỉ cần tìm được thiên hướng thông minh và hướng trẻ học tập theo phương pháp phù hợp, thì trẻ sẽ dễ dàng học được kiến thức mới.

Thấu hiểu điều ấy, Language Link Academic đã xây dựng lớp học với nhiều hoạt động đa dạng như hát, vẽ, nhảy múa, chơi trò chơi,…đáp ứng được nhiều thiên hướng thông minh khác nhau, từ đó, bất kỳ đứa trẻ nào đều được tiếp xúc với hoạt động học tập phù hợp, để có thể học tiếng Anh thực sự hiệu quả.”

Ngộ nhận việc học tiếng Anh của trẻ mẫu giáo

Con đi học thêm tiếng Anh là sẽ “giỏi”

Nhiều phụ huynh mặc định rằng chỉ cần đi học tại trung tâm là con có thể thành thạo tiếng Anh như người bản ngữ. Tuy nhiên, con mẫu giáo chỉ học tiếng Anh tại lớp trung bình 4 tiếng/tuần. Thời gian này chỉ đủ để con được chỉ dạy kiến thức chuẩn và tương tác với giáo viên bản ngữ để làm quen với tiếng Anh.

Để có thể thực sự thành thạo và làm chủ ngôn ngữ này, con cần được khuyến khích thực hành thường xuyên. Phụ huynh có thể cùng con thực hành tiếng Anh tại nhà bằng việc kết hợp tiếng Anh vào các hoạt động và trò chơi thường ngày.

Ví dụ như hoạt động tập thể dục, thay vì hướng dẫn bằng tiếng Việt như “dang hai tay ra”, phụ huynh sẽ đọc hiệu lệnh bằng tiếng Anh “stretch your arms” để con làm theo. Bằng cách này, con sẽ được thẩm thấu kiến thức một cách tự nhiên.


Trang 36 trong tổng số 48 trang

Đối tác của Language Link Academic

Đối tác của
Language Link Academic

Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!