Dạy ngoại ngữ cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non, hoàn toàn là một thách thức, đặc biệt trong trường hợp cha mẹ chưa tham gia bất kỳ khóa đào tạo nào. Lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của con trẻ, giúp đặt nền tảng vững chắc cho trẻ cả về nhân cách, thể chất và trí tuệ. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non thật sự rất non nớt, do đó, quá trình dạy ngoại ngữ cho trẻ mầm non cần cân nhắc và chuẩn bị kỹ càng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số điều cha mẹ cần lưu ý trong quá trình dạy ngoại ngữ dành cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non.
1. Cha mẹ nên nâng cao sự hiểu biết về quá trình tiếp xúc và học ngoại ngữ dành cho trẻ em
Một trong các nhân tố đóng vai trò nền tảng trong quá trình trẻ học tiếng Anh là cách thức trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ. Cha mẹ nên sớm nhận ra rằng trẻ em học hỏi và phát triển khác nhau ở các độ tuổi khác nhau bằng những cách thức khác nhau. Nếu cha mẹ không thực sự hiểu được tâm lý của trẻ ở từng độ tuổi, việc học nói chung và học ngoại ngữ dành cho trẻ nói riêng thậm chí sẽ phản tác dụng thay vì đem lại các kết quả tích cực.
3. Chủ động giao tiếp và khuyến khích con trẻ trong quá trình dạy ngoại ngữ dành cho trẻ em
Một khi phụ huynh kích thích được sự tò mò của trẻ em và thu hút được sự chú ý đầy đủ của con trẻ, cơ hội nâng cao khả năng ngoại ngữ của trẻ là rất lớn. Đây là thời điểm thích hợp mà cha mẹ nên tích cực đặt ra nhiều câu hỏi cho trẻ cũng như tận dụng mọi cơ hội để giao tiếp với trẻ bằng tiếng Anh. Cha mẹ có thể hỏi trẻ các câu hỏi đơn giản như câu chào hỏi, hỏi về màu sắc, cách đánh vần tên, cách nói tuổi, … đồng thời cha mẹ cũng chủ động tự miêu tả các hoạt động mình đang làm để trẻ có thể mở rộng thêm vốn từ.
Ngoài ra, trong quá trình hướng dẫn trẻ học tiếng Anh, hãy đảm bảo rằng phụ huynh luôn khuyến khích trẻ em, nói những điều tích cực để con trẻ cảm thấy tự tin. Hãy chủ động khen ngợi trẻ khi trả lời đúng, khi ghi nhớ được các từ mới và hạn chế hoàn toàn các lời quát mắng, nạt nộ nếu không muốn quá trình học tiếng Anh của trẻ bị phản tác dụng.
4. Luôn chú ý quan sát và đưa ra nhiều thử thách cho trẻ
Phụ huynh nên quan sát trẻ em mọi lúc mọi nơi, khi chúng đang chơi, đang học hay làm bất cứ điều gì để đánh giá xem trẻ đang phát triển ở mức độ nào. Điều này rất quan trọng trong quá trình cha mẹ hỗ trợ và theo sát việc học tiếng Anh của trẻ để lên kế hoạch cũng như đưa ra các thử thách.
Trong quá trình học ngoại ngữ dành cho trẻ em, các thử thách sẽ giúp trẻ phải vận động cả về thể chất lẫn trí óc nhiều hơn. Ví dụ, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ lấy các đồ vật đã được học từ ngày hôm trước và giới thiệu chúng bằng tiếng Anh, yêu cầu trẻ giới thiệu tên tuổi và đánh vần các chữ cái, trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh của phụ huynh một cách ngẫu nhiên.
Đọc thêm:
Quá trình học ngoại ngữ dành cho trẻ em đòi hỏi sự quan tâm và hỗ trợ đầy đủ của cha mẹ cũng như người thân xung quanh. Hy vọng một số lưu ý trên đây sẽ giúp việc học ngoại ngữ của trẻ em trở nên thuận lợi hơn, đặc biệt khi phụ huynh nắm vững và hiểu rõ tâm lý của con trẻ.