Quá trình học tiếng Anh mầm non đòi hỏi sự hỗ trợ và giám sát chặt chẽ từ các bậc cha mẹ

Những phương pháp dạy tiếng Anh mầm non hiệu quả nhất

Với tầm quan trọng của tiếng Anh ngày nay, nhiều gia đình có xu hướng cho con tiếp xúc với ngôn ngữ này ngay khi còn rất nhỏ. Việc dạy tiếng Anh cho bé ở độ tuổi còn nhỏ giúp bé tiếp thu nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vô tình chọn sai phương pháp để dạy trẻ. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học ngoại ngữ sau này của bé. Để giúp các bậc cha mẹ giải quyết vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết tổng hợp những phương pháp dạy tiếng Anh mầm non cho trẻ được Laguage Link Academic chia sẻ dưới đây.

I. Điều gì khiến việc dạy tiếng Anh mầm non cho trẻ quan trọng hơn bao giờ hết?

“Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước”. Việc đầu tư, chú trọng giáo dục cho trẻ em rất quan trọng và luôn là ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa, với sự tiên tiến của thời đại, các nước trên thế giới đang ngày một hội nhập để phát triển. Học sinh từ các nước có thể du học đến những nước phát triển hơn, tham gia ngày càng nhiều chương trình trao đổi văn hóa, … Trước ngưỡng cửa đó, tiếng Anh lại càng trở nên quan trọng và trở thành một môn học bắt buộc tại hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. 

Nhận biết được sự thay đổi nhanh chóng đó, các bậc phụ huynh đã bắt đầu cho con tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm. Một số cha mẹ cũng đang bắt đầu vạch ra một lộ trình học tiếng Anh cho bé ngay khi bắt đầu học mầm non. 

Vậy điều gì khiến việc dạy con ngay từ khi còn nhỏ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết? 

  • Theo một nghiên cứu, bộ não của trẻ em học và tiếp thu nhanh nhất với ngôn ngữ từ độ tuổi 4-10. Trẻ sẽ tiếp xúc với các kỹ năng của tiếng Anh một cách rất tự nhiên. Thay vì một cách thụ động như trong độ tuổi trưởng thành.
  • Trẻ dễ dàng nghe và phát âm chuẩn từ đầu vì chúng rất dễ bắt chước cách phát âm và ngữ điệu.
  • Học ngoại ngữ rất tốt cho não bộ. Việc dạy trẻ ngoại ngữ khi còn nhỏ giúp trẻ trở nên thông minh hơn.
  • Trẻ có thể mạnh dan, tự tin nói hơn khi được học tiếng Anh từ sớm.
  • Việc dạy tiếng Anh mẫu giáo cho trẻ còn giúp trẻ không bị thua kém so với những bạn bè cùng trang lứa về sau. Vì như đã nói, với tầm quan trọng của tiếng Anh hiện nay thì rất nhiều gia đình đã cho con học tiếng Anh từ rất sớm. Do đó, hãy cho con học tiếng Anh sớm nhất có thể.

II. Những phương pháp dạy tiếng Anh mầm non cho trẻ tốt nhất

Những phương pháp dạy tiếng Anh mầm non tốt nhất cho trẻ

Những phương pháp dạy tiếng Anh mầm non tốt nhất cho trẻ

Việc dạy tiếng Anh cho trẻ em, đặc biệt là tiếng Anh mầm non, không hề đơn giản. Tâm lý của trẻ em tương đối phức tạp. Do đó, các chương trình học tiếng Anh mầm non cần được thiết kế hoàn hảo nhất. Điều này giúp quá trình học tiếng Anh của trẻ thực sự đạt hiệu quả.

Với lứa tuổi mầm non, các bé chưa thể nhận biết được mục đích và có tinh thần tự học. Vậy nên, cha mẹ nên trò chuyện với trẻ nhiều nhất có thể. Hãy cho trẻ nhận thức được rằng việc học tiếng Anh mang lại rất nhiều niềm vui. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chứng minh điều đó bằng những phương pháp mang lại sự thú vị cho trẻ. 

Hãy nhớ rằng dạy tiếng Anh cho trẻ ở độ tuổi này là để trẻ có thể tiếp xúc cho quen dần với tiếng Anh. Không mang khuynh hướng ép buộc. 

Chắc chắn rằng việc học với những trang sách toàn chữ sẽ không bao giờ hấp dẫn đối với một đứa trẻ. Vậy nên cha mẹ có thể dạy tiếng Anh cho bé thông qua các phương pháp sau:

Dạy từ vựng cho trẻ bằng những hình ảnh có nhiều màu sắc

  • Đừng bắt bé học thuộc mà hãy dán những hình ảnh đó vào những chỗ bé hay chú ý. Việc nhìn liên tục đến chúng sẽ giúp bé ghi nhận hình ảnh và ý nghĩa của nó. Từ đó, từ vựng sẽ hình thành một cách tự nhiên trong đầu bé.
  • Mua cho bé bộ xếp chữ bằng tiếng Anh để ôn luyện và ghi nhớ từ vựng lâu hơn.

Luyện nghe và nói tiếng Anh cùng một lúc cho bé

  • Cho bé nghe nhạc và hát theo.
  • Cha mẹ cũng có thể cho bé xem hoạt hình với lượng từ ít và đơn giản. 
  • Mỗi sáng hãy tập cho bé nói những hoạt động hàng ngày của mình bằng tiếng Anh.
  • Thường xuyên trò chuyện bằng tiếng Anh ở nhà với bé.
  • Cho bé học bằng cách bắt chước: nghe và nhắc lại.
  • Hãy đọc và cho bé xem truyện tranh mỗi tối trước khi đi ngủ. Cha mẹ có thể tìm mua những bộ truyên tranh mang đề tài phiêu lưu, thám hiểm cho bé. Chắc chắn bé sẽ cảm thấy rất hứng thú. Như vậy có thể vừa cho bé luyện nghe mỗi đêm, vừa tạo niềm phấn khởi cho bé. Vì đầu óc trẻ lứa tuổi này còn hay mơ mộng và khá thích những gì mang tính khám phá, kỳ bí và phép thuật.

Sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ học tiếng Anh mầm non trực tuyến

  • Cho bé chơi game bằng tiếng Anh
  • Phụ huynh có thể cho trẻ học tiếng Anh qua các kênh Youtube, các trang web học tiếng Anh.
  • Hoặc cho bé học giao tiếp online 1 – 1 với giáo viên bản ngữ.
  • Một số trang web cha mẹ có thể tham khảo trong quá trình dạy trẻ học tiếng Anh: Raz – kids, Telfgames, …

Cho bé tham gia các khóa học giao tiếp tiếng Anh năng động

Để nâng cao sự tự tin, mạnh dạn cho bé về sau, cha mẹ cũng nên đăng ký một lớp học tiếng Anh cho bé mẫu giáo. Điều này giúp bé có thể được tiếp xúc với nhiều người. Ngoài ra, bé còn tập kỹ năng giao tiếp với người lạ và kết bạn. Đây là một điều khá tốt cho tương lai của bé.

III. Những chủ đề tiếng Anh hay mà cha mẹ nên dạy cho bé

Hãy lựa chọn các nội dung cơ bản nhất để dạy cho trẻ. Việc đi từ những nội dung dễ đến khó cũng sẽ giúp trẻ dần dần thích nghi được quá trình học tiếng Anh mà không cảm thấy bị “ngợp” bởi lượng kiến thức khổng lồ.

Một số chủ đề tiếng Anh đơn giản và cần thiết cho độ tuổi của bé mà cha mẹ có thể tham khảo để dạy bé như:

Chủ đề về từ vựng Chủ đề luyện giao tiếp cho bé
  • Bảng chữ cái
  • Chữ số
  • Màu sắc
  • Bộ phận cơ thể người
  • Con vật
  • Trái cây và hoa qua
  • Từ vựng về đồ ăn
  • Đồ dùng quen thuộc trong gia đình
  • Giới thiệu bản thân bé: tên, tuổi, nơi ở, …
  • Giới thiệu về gia đình
  • Giới thiệu về bạn bè
  • Những hoạt động quen thuộc hàng ngày của bé
  • Kể về sở thích của bé
  • Cho bé nói về ước mơ của mình
  • Nói về những món ăn mà bé yêu thích nhất

Đây hầu hết là những chủ đề rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của bé. Cha mẹ có thể tham khảo một số tài liệu dạy học ở thư viện tiếng Anh của Language Link Academic. Hoặc cha mẹ có thể tham khảo một số app học tiếng Anh cho bé như:

  • Learn English Kid: Playtime của Britishcouncil
  • Teach Kids languages: ứng dụng học tiếng Anh cho bé nổi tiếng của Mỹ
  • Learning time with Timmy: phù hợp cho bé từ 3-6 tuổi
  • Gus on the Go: ứng dụng học từ vựng tiếng Anh mầm non thú vị.

IV. Những lưu ý trong quá trình dạy tiếng Anh mẫu giáo cho bé

Nên tối đa các hoạt động vui chơi giải trí, mang tính vận động trong quá trình trẻ học tiếng Anh

Nên tối đa các hoạt động vui chơi giải trí, mang tính vận động trong quá trình trẻ học tiếng Anh

1. Không yêu cầu trẻ học thuộc trong quá trình học tiếng Anh mầm non

Hãy coi việc học tiếng Anh của trẻ giống như quá trình học tiếng mẹ đẻ. Với tiếng Việt, trẻ hoàn toàn tiếp xúc một cách rất tự nhiên với ngôn ngữ. Từ lúc còn trong bụng mẹ, trẻ đã tiếp xúc với các hội thoại giữa người thân trong gia đình. Khi biết nói, trẻ bắt đầu được dạy tập đọc, đánh vần và tự mở rộng vốn từ vựng thông qua quá trình giao tiếp. Trẻ hoàn toàn không phải học thuộc lòng từ khi biết nói đến khi bắt đầu giai đoạn tiểu học.

Quá trình học tiếng Anh của trẻ cũng nên được duy trì như vậy. Thay vì việc hỏi trẻ một cách thụ động như “Quả táo trong tiếng Anh là gì?”. “Xin chào nói như thế nào trong tiếng Anh. Hãy sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp trực tiếp với trẻ và rèn luyện cho trẻ cách ghi nhớ từ vựng lâu dài. Ví dụ, cha mẹ có thể chỉ vào quả táo và hỏi trẻ “What is this?”. Điều này vừa giúp trẻ ghi nhớ từ mới mà không cần phải học thuộc, cũng như tăng khả năng phản xạ ngoại ngữ cho trẻ.

2. Hạn chế tối đa lý thuyết, đưa nhiều hình ảnh minh họa

Như đã phân tích ở trên, ở lứa tuổi ham vui, trẻ sẽ rất nản với lượng kiến thức đồ sộ. Với trẻ mầm non, hãy tối đa mọi nội dung bài học bằng các hình ảnh và thông qua trao đổi trực tiếp. Hình ảnh cũng là công cụ giúp “bộ nhớ” con người hoạt động hiệu quả hơn là con chữ.

3. Tối đa các hoạt động vui chơi, vận động

Quá trình tham gia các trò chơi, các hình thức vận động cũng giúp trẻ cảm thấy hứng thú trong quá trình học tiếng Anh. Đặc biệt, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng hơn nữa nếu được vừa chơi đùa, vừa học tập cùng bạn bè.

 Trẻ sẽ dễ dàng cảm thấy chán nản và không muốn tiếp tục quá trình học nếu môi trường học nhàm chán, không có nhiều hoạt động sôi nổi để trẻ vui chơi. Cha mẹ hãy tạo cho bé một môi trường lý thú, nhiều trò chơi để bé có thể vừa học, vừa chơi.

Nếu không thể tự tạo môi trường cho bé, hãy cho bé vào các trung tâm tiếng Anh uy tín. Đây là nơi vừa có không gian rộng rãi, thiết bị hiện đại, lại còn có nhiều trò chơi có sức hấp dẫn cho bé.

V. Tham khảo những hoạt động dạy tiếng Anh mẫu giáo lý thú cho bé

Những hoạt động học tiếng Anh lý thú cho trẻ

Những hoạt động học tiếng Anh lý thú cho trẻ

Tạo ra những hoạt động thú vị cho bé trong quá trình học tiếng Anh rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng có nhiều ý tưởng hay cho điều đó. Language Link Academic muốn gợi ý một số hoạt động sáng tạo mà phụ huynh có thể áp dụng để dạy tiếng Anh cho con.

  • Vẽ: Đây là hoạt động ưa thích của trẻ em. Phụ huynh có thể cho bé vẽ những con vật, ngôi nhà mà bé yêu thích. Sau đó cho bé viết ý nghĩa chúng bằng tiếng Anh. Hoặc cho bé vẽ gia đình và miêu mô tả từng người bằng tiếng Anh, …
  • Hát và nhảy theo nhạc: Cho bé nghe nhạc, sáng tác một điệu nhảy bằng tiếng Anh. Rồi nhảy và hát theo với bé.
  • Cho bé học tiếng Anh qua Video: Quay video giới thiệu thành viên trong gia đình bằng tiếng Anh với bé. Hoặc có thể gọi video và trò chuyện bằng tiếng Anh với bé.
  • Kể chuyện: Tổ chức các chương trình kể chuyện bằng tiếng Anh. Nếu bé thực hiện tốt, hãy tặng thưởng bé.
  • Đọc sách: Cho bé đọc sách thật to và yêu cầu bé đọc cho cả gia đình nghe. Hãy tán dương hoặc thưởng một chuyến đi chơi cho bé nếu bé làm tốt.
  • Viết: Nói bé viết ra mơ ước bằng tiếng Anh. Hoặc cha mẹ cũng có thể nói bé viết ra những nơi muốn đến bằng tiếng Anh, …
  • Tham gia hoạt động ngoại khóa: Đăng ký cho bé một buổi ngoại khóa được tổ chức cuối tuần ở những trung tâm tiếng Anh. Bé sẽ vừa có thể học tập, vừa có thể vui chơi. Một số trung tâm hay tổ chức hoạt động ngoại khóa cho bé như: Language Link Academic, British Council, VUS, …
  • Chơi các trò chơi tiếng Anh: Dành thời gian tìm kiếm nhiều hơn các trò chơi bằng tiếng Anh và cùng chơi với bé.

Đọc thêm:

Hy vọng bài chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các phụ huynh trong việc dạy tiếng Anh mầm non cho con trẻ. Ngoài ra, cha mẹ nên là người giám sát và hỗ trợ trực tiếp quá trình trẻ học tiếng Anh để đạt được hiệu quả cao nhất.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc
& nhận những phần quà hấp dẫn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vì sao không nên quá tin tưởng các bảng xếp hạng đại học thế giới khi chọn trường để du học?

Tin tổng hợp 23.12.2024

Các bảng xếp hạng đại học, đặc biệt là các bảng xếp hạng QS World Univer ity Ranking , Time Higher Education (THE) và [...]

Những lối tắt trong phát triển: Cẩn thận “lợi bất cập hại”!

Tin tổng hợp 23.12.2024

Sự hấp dẫn của các con đường tắt luôn khó cưỡng lại Dù là trong ự phát triển cá nhân, tiến bộ xã hội hay tăng [...]

Giáo dục trên bàn nghị sự G20: Giải pháp cho những thách thức toàn cầu năm 2024

Tin tổng hợp 19.12.2024

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024, dưới ự chủ trì của Brazil, giáo dục đã trở thành một trong [...]
Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!