Mẫu giáo là độ tuổi lý tưởng để trẻ bắt đầu tiếp xúc và học tiếng Anh. Tuy nhiên, để việc học thực sự hiệu quả, vui vẻ và không áp lực, cần áp dụng các phương pháp giảng dạy khoa học và phù hợp với độ tuổi đặc biệt này.
Học qua các hoạt động thể chất
Các nhà giáo dục ngôn ngữ trên thế giới đã chỉ ra rằng, khi học bất kỳ ngôn ngữ nào, kể cả tiếng mẹ đẻ, người học cũng phải trải qua “Thời gian im lặng” (silent period) và tiếp thu ngôn ngữ thông qua các hoạt động thể chất. Đây là khoảng thời gian mà người học quan sát, lắng nghe, ghi nhớ, bắt chước và áp dụng theo, từ đó hình thành khả năng tư duy và phản xạ với ngôn ngữ một cách tự nhiên.
Đối với người bản ngữ, khoảng thời gian này là 0-2 tuổi của một đứa trẻ. Dù chưa thể nói, hoặc chưa nói sõi, trẻ vẫn có thể hiểu và làm theo những gì giáo viên yêu cầu.
Đối với người ở ngôn ngữ khác, khoảng thời gian này là lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Anh, cần bắt đầu làm quen với tiếng Anh chuẩn càng sớm càng tốt, vì những kiến thức tiếp thu trong giai đoạn này sẽ được người học nhớ sâu và lâu.
Cô Yulia Tregubova – tiến sĩ ngành Ngôn ngữ học, Quản lý học thuật tại Language Link Academic cho biết: “Với phương pháp học qua các hoạt động thể chất, trẻ được chủ động tiếp cận tiếng Anh một cách hào hứng, thoải mái. Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ đem đến sự vui vẻ, thay vì một môn học bắt buộc và áp lực”
“Vì vậy, Language Link Academic đã xây dựng môi trường dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Anh chuẩn quốc tế. Trẻ được tương tác với giáo viên nước ngoài, thực hành bằng nhiều hoạt động đa dạng như hát, vẽ, nhảy múa, chơi trò chơi… đặt nền móng vững chắc cho việc học tiếng Anh sau này”, tiến sĩ Yulia Tregubova nói thêm.
Học qua phương pháp ghép vần
Phương pháp ghép vần dạy trẻ nhận biết các âm vị/vần trong tiếng Anh, đọc âm của các chữ cái và tổ hợp chữ cái, từ đó biết cách ghép vần để đọc từ. Với hơn 100 năm phát triển, phương pháp ghép vần đã được áp dụng rộng rãi ở các trường học của Anh, Mỹ, Australia, Canada…
Phương pháp này có hiệu quả cao nhất khi áp dụng cho độ tuổi mẫu giáo. Không chỉ giúp trẻ chuẩn hóa phát âm, nó còn đề cao năng lực tư duy logic và phát triển khả năng đọc vượt trội.
Theo nghiên cứu của nhà tâm lý giáo dục Marlynne Grant, khi được học ghép vần từ 5 tuổi, trẻ có thể đọc được những văn bản phức tạp vượt 2 năm so với tuổi thật của mình. Trong trường hợp cá biệt, một đứa trẻ lớp 2 thông minh có thể đọc hiểu văn bản như học sinh lớp 9.
Học qua các câu chuyện kể
Trẻ mẫu giáo dễ bị hút vào những cuốn truyện tiếng Anh có hình minh họa sinh động và các nhân vật đáng yêu, nên cũng dễ tiếp thu kiến thức về từ vựng, ngữ pháp được lồng ghép vào câu chuyện.
Khi sử dụng phương pháp học qua truyện kể (Storytelling), giáo viên không chỉ đọc mà còn giúp trẻ nhận biết nghĩa của các từ, cụm từ tiếng Anh qua việc thực hành chúng. Ví dụ như việc cắt dán và ghép hình nhân vật trong truyện để hiểu thêm các danh từ về bộ phận cơ thể và tính từ miêu tả các bộ phận đó.
Không dừng lại ở đó, trẻ còn được còn hướng dẫn để nhận thức cách sử dụng từ phù hợp với bối cảnh một cách tự nhiên như người bản ngữ. Nhờ vậy, trẻ phát triển khả năng đọc hiểu, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tài liệu và tham gia các bài thi quốc tế sau này.