Ba cách giúp trẻ có những ngày hè đáng nhớ

VnExpress Tin tổng hợp 13.06.2019

Phụ huynh có thể cho bé gần gũi thiên nhiên, tham gia thử thách tạo động lực học tập, dự khóa tiếng Anh kết hợp câu lạc bộ ngoại khóa.

Sau mỗi kỳ nghỉ hè, một số phụ huynh than phiền về tình trạng nghiện chơi điện tử, Internet, chỉ thích ngồi một chỗ của con. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây nhiều hạn chế cho sự phát triển tư duy của trẻ trong tương lai.

Chưa kể nhiều gia đình thường cho trẻ xem phim, dùng điện thoại để có thời gian làm việc nhà. Điều này lại càng làm cho quá trình hoạt động của trẻ rút ngắn lại, trong khi thời gian ngồi yên lại kéo dài hơn mức trung bình. Để thay đổi, phụ huynh có thể biến kỳ nghỉ hè thành thời điểm tuyệt vời để thu nạp kiến thức, trau dồi kỹ năng sống thông qua các chuyến du lịch hay khóa học bổ ích.

Kỳ nghỉ hè có thể trở thành thời điểm tuyệt vời để con phát triển toàn diện về thể chất lẫn kiến thức.

Kỳ nghỉ hè có thể trở thành thời điểm tuyệt vời để con phát triển toàn diện về thể chất lẫn kiến thức.

Tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với thiên nhiên

Từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn trẻ hiếu kỳ, thường đặt câu hỏi về những hiện tượng thiên nhiên hoặc thắc mắc về thế giới động thực vật. Sau 6 tuổi đến 13 tuổi, trẻ lại có xu hướng quan sát, trải nghiệm và tự khám phá thế giới.

Những kiến thức về khoa học tự nhiên như lưới thức ăn trong hệ sinh thái, nơi cư trú của các loài động vật hay canh tác hữu cơ được lồng ghép trong các chương trình dã ngoại sẽ giúp trẻ hòa mình vào thiên nhiên, hiểu hơn về quy luật của sự sống.

Phụ huynh cũng nên cho bé tham gia các trại hè huấn luyện kỹ năng sinh tồn như xem bảng biển chỉ dẫn, bản đồ, tìm kiếm nguồn thức ăn trong tự nhiên, làm việc nhóm…

Chương trình dã ngoại của học viên Chương trình Anh văn hè 2018 tại Language Link Academic.

Chương trình dã ngoại của học viên Chương trình Anh văn hè 2018 tại Language Link Academic.

Đưa ra thử thách cho con

Hầu hết con trẻ đều thích các trò chơi, trẻ sẽ rất vui nếu mình là người chiến thắng. Nắm bắt tâm lý đó, phụ huynh hãy lần lượt đưa ra thử thách và giới hạn thời gian cho trẻ hoàn thành thử thách ấy. Đó có thể chỉ đơn giản là học cách làm quen với 3 người bạn trong kỳ nghỉ với gia đình, đọc và tóm tắt một cuốn truyện ngắn trong vòng 2 tuần, tập chơi một môn thể thao mới trong 2 tháng hè, học một đến 3 từ mới tiếng Anh mỗi ngày…

Cô Yulia Tregubova, Tiến sĩ Ngôn ngữ, Quản lý học thuật tại Language Link Academic cho biết những thử thách tưởng chừng rất đơn giản như đọc một truyện ngắn bằng tiếng Anh hay nghe và hát theo một bài hát Âu Mỹ mỗi ngày, nếu trẻ thực hiện đều đặn sẽ tạo ra hiệu quả bất ngờ chỉ sau một mùa hè.

“Mỗi khi hoàn thành xong một thử thách, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone tác động đến cấu trúc não, kích thích mong muốn tiếp tục chinh phục các thử thách tiếp theo, tạo ra động lực học tập chủ động ở trẻ”, cô Yulia Tregubova nói.

Thử thách âm nhạc hè giúp bé phát triển giác quan, khả năng cảm thụ và học tập.

Thử thách âm nhạc hè giúp bé phát triển giác quan, khả năng cảm thụ và học tập.

Lựa chọn khóa học hè phù hợp

Nhiều phụ huynh không thể hoàn toàn theo sát con em mình suốt kỳ nghỉ hè, đặc biệt là vào khung giờ làm việc hành chính. Vì vậy hầu hết gia đình thường lựa chọn khóa học hè cho con.

Các trại hè kết hợp khóa tiếng Anh tăng cường với các câu lạc bộ ngoại khóa được nhiều cha mẹ quan tâm. Phụ huynh có thể lựa chọn các khóa học được tổ chức bởi các thương hiệu uy tín, chương trình học bao gồm cả tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật, có nhiều hoạt động ngoại khóa đa dạng để con vượt qua mọi giới hạn và tiến bộ hơn sau kỳ nghỉ hè.

Chương trình hè tại Language Link Academic giúp trẻ bứt phá giới hạn bản thân, nâng cao trình độ tiếng Anh sau 6 tuần. Bé cũng được thực hiện các dự án thủ công nghệ thuật và thuyết trình bằng tiếng Anh về các chủ đề phù hợp với từng nhóm tuổi. Chuỗi thử thách lồng ghép trong các câu lạc bộ ngoại khóa nhằm phát triển kỹ năng thiết yếu trong thời đại 4.0.

Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân?

Dan tri Tin tổng hợp 13.06.2019

Hè đến là khi trẻ được vui chơi và xả hơi sau một năm học căng thẳng, nhưng cũng là thời điểm trẻ dễ gặp phải những tình huống nguy hiểm. Phụ huynh hãy trang bị cho trẻ các biện pháp ứng phó để có thể bảo vệ bản thân.

Trẻ nhỏ luôn hiếu động, khó tập trung, và không thích sự nhàm chán. Vì vậy, thay vì bắt con học thuộc lý thuyết, phụ huynh có thể kể cho con nghe các tình huống nguy hiểm thường gặp dưới dạng câu chuyện, và để cho con tự đề xuất cách xử lý, sau đó phân tích xem con làm như vậy là đúng hay sai. Nhờ vậy, khi gặp phải những tình huống tương tự ngoài đời thực, trẻ sẽ có thể dễ dàng ứng biến.

Dưới đây là ba tình huống nguy hiểm thường gặp và cách xử lý phù hợp với độ tuổi của trẻ từ 7 – 15 để phụ huynh tham khảo và hướng dẫn trẻ tại nhà.

Khi bị lạc trong rừng

Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân?

Mùa hè nắng nóng, các địa điểm du lịch thuộc khu vực rừng núi trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với nhiều gia đình. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lơ là, trẻ sẽ bị tụt khỏi đoàn và bị lạc.

Cha mẹ cần hướng dẫn để trẻ biết rằng cần phải ở cạnh người lớn bất cứ lúc nào, khi thấy sắp bị tụt lại, cần hô lên để cả đoàn đợi. Ví dụ như khi làm rơi đồ và trẻ muốn nhặt lại, hãy báo ngay với người lớn để mọi người không tiếp tục di chuyển; hoặc khi muốn khám phá xung quanh, trẻ cũng cần rủ người lớn đi cùng, và không nên đi quá xa.

Nếu bị lạc, điều quan trọng nhất là cần bình tĩnh và đứng yên tại chỗ, sử dụng điện thoại để gọi điện cho người thân nếu có thể.

Ngoài ra, phụ huynh nên đưa con tham gia các khóa học kỹ năng ngắn hạn, hoặc các chuyến dã ngoại ngắn để trẻ học được cách tự bảo vệ bản thân khi gặp rủi ro trong rừng. Nhờ những khóa học đó mà 2 cô bé (5 tuổi và 8 tuổi) tại Mỹ đã sống sót sau 44 giờ lạc trong rừng hoang.

Nhận thức được điều đó, trong Chương trình Anh văn hè 2019, Language Link Academic đã lồng ghép Khóa học tiếng Anh với các chương trình ngoại khóa và Trại hè 2 ngày 1 đêm, dạy trẻ một số kỹ năng sinh tồn kỹ năng sinh tồn cần thiết như: cách đọc bảng biển chỉ dẫn, xem bản đồ, kỹ năng tìm kiếm nguồn thức ăn trong tự nhiên…

Khi bị lạc ở nơi đông người

Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân?

Bị lạc ở nơi đông người cũng là một tình huống thường gặp vào mùa hè. Vì đây là khoảng thời gian đỉnh điểm của du lịch, lượng người đổ đến các khu nghỉ mát vô cùng lớn. Trẻ rất dễ bị lạc khỏi người thân khi phải chen lấn.

Khi gặp trường hợp này, nguyên tắc đầu tiên mà trẻ cần chấp hành là giữ bình tĩnh và đứng yên ở vị trí bị lạc, nếu có thể, hãy ngồi ở khu vực cao để bố mẹ dễ nhìn thấy. Sau đó, sử dụng điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để gọi điện cho người thân và thông báo vị trí mình đang đứng bằng việc mô tả khu vực xung quanh. Nếu không có điện thoại, có thể hỏi mượn những người lớn xung quanh.

Nguyên tắc thứ hai mà trẻ cần nhớ là tuyệt đối không đi theo người lạ, dù họ tự xưng là bạn của bố mẹ hay sẽ dẫn mình đến vị trí của bố mẹ. Ngày nay, có rất nhiều kẻ xấu với thủ đoạn tinh vi như giả làm người thân, giả làm người cần được giúp đỡ để bắt cóc trẻ. Vậy nên, khi không có người thân ở bên, trẻ cần đề cao cảnh giác, không nên dễ dàng tin tưởng và đi theo bất cứ người lạ nào.

Khi gặp hỏa hoạn

Trẻ nhỏ luôn hiếu động, khó tập trung, và không thích sự nhàm chán. Vì vậy, thay vì bắt con học thuộc lý thuyết, phụ huynh có thể kể cho con nghe các tình huống nguy hiểm thường gặp dưới dạng câu chuyện, và để cho con tự đề xuất cách xử lý, sau đó phân tích xem con làm như vậy là đúng hay sai. Nhờ vậy, khi gặp phải những tình huống tương tự ngoài đời thực, trẻ sẽ có thể dễ dàng ứng biến. Dưới đây là ba tình huống nguy hiểm thường gặp và cách xử lý phù hợp với độ tuổi của trẻ từ 7 - 15 để phụ huynh tham khảo và hướng dẫn trẻ tại nhà. Khi bị lạc trong rừng Mùa hè nắng nóng, các địa điểm du lịch thuộc khu vực rừng núi trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với nhiều gia đình. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lơ là, trẻ sẽ bị tụt khỏi đoàn và bị lạc. Cha mẹ cần hướng dẫn để trẻ biết rằng cần phải ở cạnh người lớn bất cứ lúc nào, khi thấy sắp bị tụt lại, cần hô lên để cả đoàn đợi. Ví dụ như khi làm rơi đồ và trẻ muốn nhặt lại, hãy báo ngay với người lớn để mọi người không tiếp tục di chuyển; hoặc khi muốn khám phá xung quanh, trẻ cũng cần rủ người lớn đi cùng, và không nên đi quá xa. Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân? - 1Nhấn để phóng to ảnh Luôn đi cùng đoàn để tránh bị lạc Nếu bị lạc, điều quan trọng nhất là cần bình tĩnh và đứng yên tại chỗ, sử dụng điện thoại để gọi điện cho người thân nếu có thể. Ngoài ra, phụ huynh nên đưa con tham gia các khóa học kỹ năng ngắn hạn, hoặc các chuyến dã ngoại ngắn để trẻ học được cách tự bảo vệ bản thân khi gặp rủi ro trong rừng. Nhờ những khóa học đó mà 2 cô bé (5 tuổi và 8 tuổi) tại Mỹ đã sống sót sau 44 giờ lạc trong rừng hoang. Nhận thức được điều đó, trong Chương trình Anh văn hè 2019, Language Link Academic đã lồng ghép Khóa học tiếng Anh với các chương trình ngoại khóa và Trại hè 2 ngày 1 đêm, dạy trẻ một số kỹ năng sinh tồn kỹ năng sinh tồn cần thiết như: cách đọc bảng biển chỉ dẫn, xem bản đồ, kỹ năng tìm kiếm nguồn thức ăn trong tự nhiên... Khi bị lạc ở nơi đông người Bị lạc ở nơi đông người cũng là một tình huống thường gặp vào mùa hè. Vì đây là khoảng thời gian đỉnh điểm của du lịch, lượng người đổ đến các khu nghỉ mát vô cùng lớn. Trẻ rất dễ bị lạc khỏi người thân khi phải chen lấn. Khi gặp trường hợp này, nguyên tắc đầu tiên mà trẻ cần chấp hành là giữ bình tĩnh và đứng yên ở vị trí bị lạc, nếu có thể, hãy ngồi ở khu vực cao để bố mẹ dễ nhìn thấy. Sau đó, sử dụng điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để gọi điện cho người thân và thông báo vị trí mình đang đứng bằng việc mô tả khu vực xung quanh. Nếu không có điện thoại, có thể hỏi mượn những người lớn xung quanh. Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân? - 2Nhấn để phóng to ảnh Khi bị lạc, trẻ nên đứng yên tại chỗ vào gọi điện cho phụ huynh Nguyên tắc thứ hai mà trẻ cần nhớ là tuyệt đối không đi theo người lạ, dù họ tự xưng là bạn của bố mẹ hay sẽ dẫn mình đến vị trí của bố mẹ. Ngày nay, có rất nhiều kẻ xấu với thủ đoạn tinh vi như giả làm người thân, giả làm người cần được giúp đỡ để bắt cóc trẻ. Vậy nên, khi không có người thân ở bên, trẻ cần đề cao cảnh giác, không nên dễ dàng tin tưởng và đi theo bất cứ người lạ nào. Khi gặp hỏa hoạn Mùa hè đến, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dẫn đến dễ xảy ra chập cháy tại nhà ở, khu chung cư. Chính vì vậy, phụ huynh nên diễn tập trước với trẻ cách xử lý khi gặp hỏa hoạn tại nhà riêng và tại khu chung cư. Khi thấy lửa bốc lên từ nhà mình, trẻ cần chạy ra ngoài rồi la lớn và nhờ hàng xóm để xin sự giúp đỡ. Nếu ngọn lửa quá lớn, cần tìm cách rời khỏi khu vực cháy, khu chung cư ngay lập tức, không nên quay về nhà lấy đồ đạc rồi mới rời đi. Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân? - 3Nhấn để phóng to ảnh Khi thấy có hỏa hoạn, cần tìm cách rời đi ngay lập tức Sử dụng cầu thang bộ để thoát hiểm, vì thang máy dễ hỏng khi có hỏa hoạn. Khi di chuyển nên bò thấp người, nếu có thể thì hãy thấm ướt một mảnh vải hoặc quần áo để bịt miệng và mũi, tránh khói độc và nghẹt thở. Nếu quần áo bị bén lửa, cần cởi ra ngay; nếu không tự cởi được, hãy nằm xuống sàn lăn người qua lại và nhờ người khác giúp đỡ. Không được xịt thẳng bình cứu hỏa vào người vì hóa chất chữa cháy có thể gây nhiễm trùng vết thương.

Mùa hè đến, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dẫn đến dễ xảy ra chập cháy tại nhà ở, khu chung cư. Chính vì vậy, phụ huynh nên diễn tập trước với trẻ cách xử lý khi gặp hỏa hoạn tại nhà riêng và tại khu chung cư.

Khi thấy lửa bốc lên từ nhà mình, trẻ cần chạy ra ngoài rồi la lớn và nhờ hàng xóm để xin sự giúp đỡ. Nếu ngọn lửa quá lớn, cần tìm cách rời khỏi khu vực cháy, khu chung cư ngay lập tức, không nên quay về nhà lấy đồ đạc rồi mới rời đi.

Sử dụng cầu thang bộ để thoát hiểm, vì thang máy dễ hỏng khi có hỏa hoạn. Khi di chuyển nên bò thấp người, nếu có thể thì hãy thấm ướt một mảnh vải hoặc quần áo để bịt miệng và mũi, tránh khói độc và nghẹt thở.

Nếu quần áo bị bén lửa, cần cởi ra ngay; nếu không tự cởi được, hãy nằm xuống sàn lăn người qua lại và nhờ người khác giúp đỡ.

Không được xịt thẳng bình cứu hỏa vào người vì hóa chất chữa cháy có thể gây nhiễm trùng vết thương.

Những kỹ năng trẻ từ 6 đến 13 tuổi cần phải có

Zing News Tin tổng hợp 13.06.2019

6-13 tuổi được xem là giai đoạn mấu chốt trong việc hình thành kỹ năng sống và tối ưu khả năng cho trẻ, giúp bé hoàn thiện và phát huy tốt nhất trong những giai đoạn tiếp theo.

Trong giai đoạn này, cha mẹ cần nắm được những kỹ năng nào là cần thiết để hỗ trợ con trẻ học hỏi và phát huy được tối đa khả năng của mình.

Khả năng thu thập và ghi nhớ thông tin

Hàng ngày ngoài những bài học trên lớp, cha mẹ có thể quan sát cách trẻ thuật lại câu chuyện trong những cuộc nói chuyện trong gia đình, những chương trình con xem, những khu vui chơi mà con đến để đánh giá khả năng tiếp nhận xử lý thông tin của con.

Ví dụ, sau một chuyến đi chơi, cha mẹ hãy luyện cho con bằng cách hỏi và giúp con thuật lại được những hoạt động chính theo đúng thứ tự thời gian, tiếp đó là nâng cao bằng cách hỏi trẻ đâu là hoạt động trẻ thấy thú vị nhất để kích thích tư duy cho trẻ.

Những thông tin về hiện tượng thú vị như cầu vồng, sấm chớp, hay loài động vật nhỏ nhất thế giới, sinh vật nào tồn tại ngoài vũ trụ… qua nhiều mẩu chuyện khoa học và tự nhiên cũng giúp làm giàu kho kiến thức và là thước đo khả năng ghi nhớ của con. Vì vậy, cha mẹ cần dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để giúp con tiếp cận kho kiến thức khổng lồ và đa dạng này.

Khả năng quan sát và ước lượng

Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ cần khả năng quan sát và phán đoán để thực hiện các hoạt động dễ dàng. Có những bạn nhỏ rất nhớ đường khi đi chơi trong khu vui chơi và có thể tìm nhiều lối đi vẫn dẫn về một điểm, lại có những bạn nhỏ gặp khó khăn trong việc định hướng và tìm ra nơi mình muốn tới, tất cả nằm ở khả năng quan sát và ước lượng ngay từ nhỏ.

Để nâng cao khả năng này, từ sớm cha mẹ có thể giúp con mình bằng các trò chơi có tính logic và yêu cầu sự tỉ mỉ như rubik, xếp hình, tìm điểm khác nhau…

 “Những kỹ năng trẻ từ 6 đến 13 tuổi cần phải có” đã bị khóa	 Những kỹ năng trẻ từ 6 đến 13 tuổi cần phải có

Khả năng cảm thụ và ghi nhớ

Đây là khả năng thiên về nghệ thuật của mỗi con người. Khả năng cảm thụ, rung động của trẻ xuất hiện từ sớm sẽ giúp cha mẹ rất nhiều trong việc định hướng sự phát triển của con sau này.

Âm nhạc và các thanh âm là thước đo khá rõ về khả năng cảm thụ nghệ thuật của trẻ, ngay cả khi trẻ không học nhạc nhưng có thể ghi nhớ bài hát, giai điệu hay tiết tấu cũng thể hiện khả năng cảm thụ và ghi nhớ của mình.

Cô Yulia Tregubova – tiến sĩ ngôn ngữ, quản lý học thuật tại Language Link Academic cho biết: “Việc khơi dậy khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không chỉ định hướng cho những trẻ có năng khiếu mà còn giúp các con giảm căng thẳng. Việc ghi nhớ giai điệu, tiết tấu cũng giúp ích nhiều cho khả năng tập trung của não bộ.

Đây cũng là lý do Language Link Academic luôn tổ chức câu lạc bộ âm nhạc, nơi các học viên được học và cảm thụ âm nhạc bên cạnh những chương trình học kiến thức mỗi khi hè về”.

Khả năng phản xạ

Khả năng phản xạ của trẻ không chỉ biểu hiện qua các hoạt động thể chất mà con thể hiện qua các trò chơi tương tác.

Để trẻ rèn luyện phản xạ, cha mẹ nên cho con chơi nhiều các hoạt động thể chất, tạo cơ hội cho con xử lý các tình huống khi bất ngờ gặp phải chướng ngại vật trên quá trình di chuyển để con quen dần với phản xạ tránh né, việc này sẽ hạn chế những tổn thương cho trẻ trong tương lai.

Ngộ nhận việc học tiếng Anh của trẻ mẫu giáo

Vietnamnet Tin tổng hợp 13.06.2019

Mong muốn con phải biết nói tiếng Anh ngay khi học, con phải tiến bộ nhanh như các bạn… là những ngộ nhận của phụ huynh làm ảnh hưởng đến sự tiến bộ của trẻ.

Con phải biết nói ngay khi học tiếng Anh

Phụ huynh thường kỳ vọng rằng con có thể nói tiếng Anh chỉ sau vài buổi học. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà giáo dục ngôn ngữ trên thế giới, khi mới tiếp xúc với tiếng Anh, con cần quan sát, lắng nghe để thẩm thấu và hấp thụ kiến thức, trước khi có thể vận dụng và thực hành tiếng Anh.

Đó là khoảng “thời gian im lặng” (silent period) mà bất cứ người học tiếng Anh nào cũng cần trải qua. Đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng, giúp trẻ hình thành khả năng tư duy và phản xạ với ngôn ngữ một cách tự nhiên.

Vậy nên, phụ huynh cần kiên nhẫn, tạo điều kiện cho con được tiếp xúc với môi trường tiếng Anh chuẩn để đặt nền tảng kiến thức vững chắc, đồng thời khuyến khích con vận dụng tiếng Anh một cách hợp lý. Khi đã hình thành tư duy tiếng Anh, con sẽ áp dụng tự nhiên như khi sử dụng tiếng Việt.

Con phải tiến bộ nhanh như các bạn cùng lớp

Trong cùng một lớp tiếng Anh, sự tiến bộ của trẻ thường không đồng đều. Khi thấy con tiếp thu kiến thức chậm hơn các bạn cùng trang lứa, phụ huynh thường sốt ruột, cho rằng con “không thông minh” và tạo áp lực cho con. Điều này càng làm con ghét việc học tiếng Anh, cũng như khó tiếp thu tiếng Anh.

Theo thuyết “Trí thông minh đa dạng” của tiến sĩ Howard Gardner (đại học Harvard, Mỹ), có 8 loại hình trí thông minh khác nhau. Chính vì vậy, mỗi trẻ lại có thiên hướng thông minh và cách hấp thụ kiến thức khác nhau.

Con học tiếng Anh chậm hơn bạn khác không phải vì con không giỏi, mà vì con chưa được tiếp xúc với phương pháp học phù hợp với thiên hướng thông minh của mình.

Cô Yulia Tregubova – tiến sĩ ngành Ngôn ngữ học, Quản lý học thuật tại Language Link Academic cho biết, “Mỗi đứa trẻ đều có một thiên hướng thông minh khác nhau, có trẻ thích học qua các bài hát, có trẻ lại tiếp thu nhanh hơn qua tranh vẽ và hình ảnh, có trẻ lại nhớ bài bằng việc chơi các trò chơi tiếng Anh,… Chỉ cần tìm được thiên hướng thông minh và hướng trẻ học tập theo phương pháp phù hợp, thì trẻ sẽ dễ dàng học được kiến thức mới.

Thấu hiểu điều ấy, Language Link Academic đã xây dựng lớp học với nhiều hoạt động đa dạng như hát, vẽ, nhảy múa, chơi trò chơi,…đáp ứng được nhiều thiên hướng thông minh khác nhau, từ đó, bất kỳ đứa trẻ nào đều được tiếp xúc với hoạt động học tập phù hợp, để có thể học tiếng Anh thực sự hiệu quả.”

Ngộ nhận việc học tiếng Anh của trẻ mẫu giáo

Con đi học thêm tiếng Anh là sẽ “giỏi”

Nhiều phụ huynh mặc định rằng chỉ cần đi học tại trung tâm là con có thể thành thạo tiếng Anh như người bản ngữ. Tuy nhiên, con mẫu giáo chỉ học tiếng Anh tại lớp trung bình 4 tiếng/tuần. Thời gian này chỉ đủ để con được chỉ dạy kiến thức chuẩn và tương tác với giáo viên bản ngữ để làm quen với tiếng Anh.

Để có thể thực sự thành thạo và làm chủ ngôn ngữ này, con cần được khuyến khích thực hành thường xuyên. Phụ huynh có thể cùng con thực hành tiếng Anh tại nhà bằng việc kết hợp tiếng Anh vào các hoạt động và trò chơi thường ngày.

Ví dụ như hoạt động tập thể dục, thay vì hướng dẫn bằng tiếng Việt như “dang hai tay ra”, phụ huynh sẽ đọc hiệu lệnh bằng tiếng Anh “stretch your arms” để con làm theo. Bằng cách này, con sẽ được thẩm thấu kiến thức một cách tự nhiên.

3 cách học tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa vui cho trẻ mẫu giáo

Zing News Tin tổng hợp 13.06.2019

Học qua hoạt động thể chất, ghép vần, hay qua các câu chuyện là những phương pháp tiên tiến giúp trẻ tiếp thu tiếng Anh chủ động, không gây nhàm chán.

Mẫu giáo là độ tuổi lý tưởng để trẻ bắt đầu tiếp xúc và học tiếng Anh. Tuy nhiên, để việc học thực sự hiệu quả, vui vẻ và không áp lực, cần áp dụng các phương pháp giảng dạy khoa học và phù hợp với độ tuổi đặc biệt này.

Học qua các hoạt động thể chất

Các nhà giáo dục ngôn ngữ trên thế giới đã chỉ ra rằng, khi học bất kỳ ngôn ngữ nào, kể cả tiếng mẹ đẻ, người học cũng phải trải qua “Thời gian im lặng” (silent period) và tiếp thu ngôn ngữ thông qua các hoạt động thể chất. Đây là khoảng thời gian mà người học quan sát, lắng nghe, ghi nhớ, bắt chước và áp dụng theo, từ đó hình thành khả năng tư duy và phản xạ với ngôn ngữ một cách tự nhiên.

Đối với người bản ngữ, khoảng thời gian này là 0-2 tuổi của một đứa trẻ. Dù chưa thể nói, hoặc chưa nói sõi, trẻ vẫn có thể hiểu và làm theo những gì giáo viên yêu cầu.

Đối với người ở ngôn ngữ khác, khoảng thời gian này là lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Anh, cần bắt đầu làm quen với tiếng Anh chuẩn càng sớm càng tốt, vì những kiến thức tiếp thu trong giai đoạn này sẽ được người học nhớ sâu và lâu.

Cô Yulia Tregubova – tiến sĩ ngành Ngôn ngữ học, Quản lý học thuật tại Language Link Academic cho biết: “Với phương pháp học qua các hoạt động thể chất, trẻ được chủ động tiếp cận tiếng Anh một cách hào hứng, thoải mái. Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ đem đến sự vui vẻ, thay vì một môn học bắt buộc và áp lực”

“Vì vậy, Language Link Academic đã xây dựng môi trường dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Anh chuẩn quốc tế. Trẻ được tương tác với giáo viên nước ngoài, thực hành bằng nhiều hoạt động đa dạng như hát, vẽ, nhảy múa, chơi trò chơi… đặt nền móng vững chắc cho việc học tiếng Anh sau này”, tiến sĩ Yulia Tregubova nói thêm.

Học qua phương pháp ghép vần

Phương pháp ghép vần dạy trẻ nhận biết các âm vị/vần trong tiếng Anh, đọc âm của các chữ cái và tổ hợp chữ cái, từ đó biết cách ghép vần để đọc từ. Với hơn 100 năm phát triển, phương pháp ghép vần đã được áp dụng rộng rãi ở các trường học của Anh, Mỹ, Australia, Canada…

Phương pháp này có hiệu quả cao nhất khi áp dụng cho độ tuổi mẫu giáo. Không chỉ giúp trẻ chuẩn hóa phát âm, nó còn đề cao năng lực tư duy logic và phát triển khả năng đọc vượt trội.

Theo nghiên cứu của nhà tâm lý giáo dục Marlynne Grant, khi được học ghép vần từ 5 tuổi, trẻ có thể đọc được những văn bản phức tạp vượt 2 năm so với tuổi thật của mình. Trong trường hợp cá biệt, một đứa trẻ lớp 2 thông minh có thể đọc hiểu văn bản như học sinh lớp 9.

3 cách học tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa vui cho trẻ mẫu giáo

Học qua các câu chuyện kể

Trẻ mẫu giáo dễ bị hút vào những cuốn truyện tiếng Anh có hình minh họa sinh động và các nhân vật đáng yêu, nên cũng dễ tiếp thu kiến thức về từ vựng, ngữ pháp được lồng ghép vào câu chuyện.

Khi sử dụng phương pháp học qua truyện kể (Storytelling), giáo viên không chỉ đọc mà còn giúp trẻ nhận biết nghĩa của các từ, cụm từ tiếng Anh qua việc thực hành chúng. Ví dụ như việc cắt dán và ghép hình nhân vật trong truyện để hiểu thêm các danh từ về bộ phận cơ thể và tính từ miêu tả các bộ phận đó.

Không dừng lại ở đó, trẻ còn được còn hướng dẫn để nhận thức cách sử dụng từ phù hợp với bối cảnh một cách tự nhiên như người bản ngữ. Nhờ vậy, trẻ phát triển khả năng đọc hiểu, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tài liệu và tham gia các bài thi quốc tế sau này.

Gợi ý chọn điểm vui chơi cuối tuần cho trẻ

Dan tri Tin tổng hợp 13.06.2019

Kỳ thi học kỳ kết thúc cũng là lúc trẻ cần được “xả hơi” sau những ngày tháng học tập căng thẳng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn địa điểm phù hợp, giúp trẻ có thể tận hưởng trọn vẹn buổi vui chơi.

Lựa địa điểm trong nhà

Khoảng thời gian thi học kỳ xong cũng là lúc thời tiết đã vào hè. Nắng nóng bắt đầu gay gắt. Chính vì vậy, việc vui chơi ngoài trời, nhất là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều không chỉ khiến trẻ mệt mỏi mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Nếu không cẩn thận, trẻ rất dễ bị cảm nắng, dẫn đến các hệ lụy như chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu.

Chị Trần Thu Hà (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, “Trời nắng nóng, mỗi lần đưa con đi học thấy con mồ hôi nhễ nhại là lại xót. Vậy nên nếu cuối tuần có đưa cháu đi chơi, chị chỉ cho đi dạo loanh quanh trung tâm thương mại, hay những chỗ trong nhà, có điều hòa cho mát mẻ. Để con phơi nắng rồi ốm vừa thương vừa nhỡ việc học.”

Do đó, khi lựa chọn địa điểm đưa con đi chơi, phụ huynh nên ưu tiên những địa điểm trong nhà, hoặc nếu lựa chọn các địa điểm ngoài trời, nên đưa trẻ đến nơi có nhiều cây râm mát vào sáng sớm hoặc tối muộn để tránh ánh nắng và nhiệt độ gay gắt.

Gợi ý chọn điểm vui chơi cuối tuần cho trẻ

Lựa chọn địa điểm trong nội thành Hà Nội

Vì khoảng thời gian sau khi thi học kỳ xong, trẻ vẫn chưa được nghỉ hè, nên gia đình chỉ có thể tranh thủ đưa trẻ đi chơi vào cuối tuần. Trong khoảng thời gian ngắn như vậy, phụ huynh khó có thể sắp xếp một chuyến đi xa đến những địa điểm du lịch nằm ngoài thành phố.

Hơn nữa, việc phải đi lại một quãng đường dài dưới thời tiết nắng nóng và phải đi về trong ngày cũng khiến trẻ mệt mỏi, uể oải và không thể tận hưởng chuyến đi.

Vì vậy, lựa chọn tối ưu cho buổi đi chơi ngắn vẫn là những địa điểm trong nội thành Hà Nội như thủy cung, khu vui chơi trẻ em ở các trung tâm thương mại, hoặc những sự kiện dành cho trẻ nhỏ được các tổ chức uy tín thực hiện.

Lựa chọn địa điểm có nhiều hoạt động vui chơi đa dạng

Đặc điểm tâm lý chung của trẻ là hiếu động và thích những điều mới mẻ. Chính vì vậy, trẻ có xu hướng thích những địa điểm có nhiều hoạt động chơi để có thể trải nghiệm tất cả những trò chơi ở đó, giữ sự hào hứng và vui vẻ của trẻ trong suốt buổi chơi.

Hơn nữa, mỗi đứa trẻ lại có một thiên hướng sở thích khác nhau, các địa điểm tích hợp nhiều hoạt động sẽ cho trẻ sự lựa chọn đa dạng, từ đó, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể tìm thấy hoạt động phù hợp với sở thích của mình.

Gợi ý chọn điểm vui chơi cuối tuần cho trẻ

Cha mẹ có thể tham khảo thêm nhiều sự kiện được tổ chức tại các trung tâm tiếng Anh. Đây không chỉ là cơ hội để trẻ được “xả hơi” sau những ngày học tập căng thẳng, mà còn là cơ hội để trẻ được thực hành tiếng Anh với người bản ngữ, giúp trẻ được làm quen, và tự tin hơn vào khả năng tiếng Anh của bản thân.

3,5 tỷ đồng được trao cho “Cuộc thi Olympic Tiếng Anh

Tin tổng hợp 08.05.2019

Lễ trao giải “Cuộc thi Olympic Tiếng Anh Tiểu học” lần thứ 16 do Tổ chức giáo dục Language Link Việt Nam đồng hành cùng Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội.

3,5 tỷ đồng được trao cho “Cuộc thi Olympic Tiếng Anh

Hưởng ứng và thực hiện chủ trương của “Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020” và Quyết định số 2080/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ, Olympic tiếng Anh các cấp hiện đang là kỳ thi duy nhất được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn khảo thí quốc tế, đánh giá học sinh toàn diện cả 4 kỹ năng ngôn ngữ: Nghe – nói – đọc – viết, khuyến khích các em rèn luyện giao tiếp tiếng Anh chuẩn, ngữ pháp đúng, kỹ năng thi cử giỏi, chuẩn bị sẵn sàng cho các kỳ thi tiếng Anh cấp quốc gia cũng như Quốc tế trong tương lai.

Trao giải Cuộc thi Olympic Tiếng Anh Tiểu học TP Hà Nội: Vinh danh 239 cá nhân và 15 tập thể

Đại diện Ban tổ chức cuộc thi, Ông Gavan Iacono – Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam chia sẻ: “Các giám khảo quốc tế của cuộc thi năm nay đã không ngần ngại chấm điểm tuyệt đối cho 15 thí sinh có phần thể hiện xuất sắc trong bài thi nói. Tôi vô cùng tự hào khi số lượng và chất lượng thí sinh không ngừng tăng cao sau mỗi năm. Các em học sinh không những đã thể hiện sự tự tin và niềm đam mê với bộ môn tiếng Anh, mà còn nắm vững các kiến thức Tiếng Anh học thuật và các kỹ năng làm bài thi tiếng Anh theo chuẩn khảo thí quốc tế.”

Olympic tiếng Anh là cuộc thi có cấu trúc bài thi được thiết kế theo chuẩn khảo thí quốc tế, góp phần đẩy mạnh phong trào học Tiếng Anh toàn diện cho học sinh toàn thành phố. Các giám khảo của bài thi Nói là các giáo viên bản ngữ đến từ Language Link Academic đã mang đến trải nghiệm giao tiếp quốc tế cho các thí sinh dự thi.

Trao giải Cuộc thi Olympic Tiếng Anh Tiểu học TP Hà Nội: Vinh danh 239 cá nhân và 15 tập thể

Gia dinh & Tre em Tin tổng hợp 08.05.2019

Ngày 4/5 đã diễn ra Lễ bế mạc và trao giải Cuộc thi Olympic Tiếng Anh Tiểu học lần thứ 16 do Tổ chức giáo dục Language Link Việt Nam đồng hành cùng Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Đến dự có Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến.

Trao giải Cuộc thi Olympic Tiếng Anh Tiểu học TP Hà Nội

Cuộc thi năm nay thu hút hơn 1321 thí sinh đến từ 472 trường Tiểu học trên khắp 30 quận, huyện Hà Nội tham gia. Qua các vòng thi, Ban tổ chức đã lựa chọn 216 giải cá nhân có thành tích xuất sắc để trao 11 giải Nhất, 60 giải Nhì, 68 giải Ba và 77 giải Khuyến khích. Quán quân cuộc thi năm nay là em Mai Phúc Huy, học sinh trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Hà Đông với số điểm 149,5/160.

Các thí sinh đạt giải được Sở GD&ĐT Hà Nội và Tổ chức giáo dục Language Link Việt Nam tặng giấy khen cùng với giải thưởng tiền mặt và các suất học bổng để nâng cao trình độ Tiếng Anh. Ban tổ chức cũng trao 15 giải tập thể cho Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã và 23 giấy khen cho thí sinh ngoại thành có thành tích tốt trong vòng sơ khảo. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi năm nay lên tới hơn 3,5 tỷ đồng.

Trao giải Cuộc thi Olympic Tiếng Anh Tiểu học TP Hà Nội: Vinh danh 239 cá nhân và 15 tập thể

BTC trao chứng nhận cho các Phòng GD&ĐT đạt thành tích tốt trong cuộc thi

 Trải qua 16 kỳ tổ chức với quy mô ngày càng mở rộng, cuộc thi Olympic tiếng Anh Tiểu học năm nay ghi nhận tăng thêm 19 trường và 100 lượt thí sinh dự thi so với cùng kỳ năm ngoái.

Đại diện Ban tổ chức cuộc thi, Ông Gavan Iacono – Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam chia sẻ: “Các giám khảo quốc tế của cuộc thi năm nay đã không ngần ngại chấm điểm tuyệt đối cho 15 thí sinh có phần thể hiện xuất sắc trong bài thi nói. Các em không những đã thể hiện sự tự tin và niềm đam mê với bộ môn tiếng Anh, mà còn nắm vững các kiến thức Tiếng Anh học thuật và các kỹ năng làm bài thi tiếng Anh theo chuẩn khảo thí quốc tế.”

Olympic tiếng Anh là cuộc thi có cấu trúc bài thi được thiết kế theo chuẩn khảo thí quốc tế, góp phần đẩy mạnh phong trào học Tiếng Anh toàn diện cho học sinh toàn thành phố. Giám khảo của bài thi nói là các giáo viên bản ngữ đến từ Language Link Academic đã mang đến trải nghiệm giao tiếp quốc tế cho các thí sinh dự thi.

Trao giải Cuộc thi Olympic Tiếng Anh Tiểu học TP Hà Nội: Vinh danh 239 cá nhân và 15 tập thể

Trao thưởng cho các thí sinh đạt giải Nhất

 Hưởng ứng và thực hiện chủ trương của “Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020” và Quyết định số 2080/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ, Olympic tiếng Anh các cấp là kỳ thi được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn khảo thí quốc tế, đánh giá học sinh toàn diện cả 4 kỹ năng nghe- nói- đọc- viết, khuyến khích các em rèn luyện giao tiếp tiếng Anh chuẩn, ngữ pháp đúng, kỹ năng thi cử giỏi, chuẩn bị sẵn sàng cho các kỳ thi tiếng Anh cấp quốc gia cũng như Quốc tế trong tương lai.

216 thí sinh đạt giải tại Olympic Tiếng Anh Tiểu học TP Hà Nội lần thứ 16

Lao dong Thu do Tin tổng hợp 08.05.2019

Trải qua 2 vòng thi được thiết kế theo tiêu chuẩn khảo thí quốc tế kiểm tra toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của hơn 1300 thí sinh, Olympic Tiếng Anh Tiểu học TP Hà Nội lần thứ 16  đã tìm ra 216 thí sinh xuất sắc đạt giải.

Ngày 4/5, tại trường Đại học Công đoàn đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải cuộc thi Olympic Tiếng Anh Tiểu học lần thứ 16 do Tổ chức giáo dục Language Link Việt Nam đồng hành cùng Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội tổ chức.

Năm nay, Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học TP Hà Nội được bắt đầu từ cuối tháng 3 với sự tham gia của hơn 1.300 thí sinh ở 472 trường Tiểu học trên khắp 30 quận, huyện Hà Nội.

Olympic Tiếng Anh Tiểu học TP Hà Nội lần thứ 16

Trải qua 2 vòng với các bài thi được thiết kế theo chuẩn khảo thí quốc tế nhằm kiểm tra toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, Olympic Tiếng Anh Tiểu học TP Hà Nội lần thứ 16 đã chọn ra 216 thí sinh xuất sắc đạt giải gồm 11 giải nhất, 60 giải nhì, 68 giải ba và 77 giải khuyến khích. Trong đó, danh hiệu Quán quân cuộc thi năm thuộc về em Mai Phúc Huy, học sinh trường Tiểu học Lê Quý Đôn quận Hà Đông với số điểm 149,5/160.

Gần 240 học sinh đoạt giải cuộc thi Olympic tiếng Anh tiểu học

Tất cả các em đều nhận được phần thưởng là giấy khen từ Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội và Tổ chức Giáo dục Language Link Việt Nam, cùng với giải thưởng tiền mặt và các suất học bổng để nâng cao trình độ Tiếng Anh.

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao 15 giải tập thể cho Phòng Giáo dục và Đào tạo của các quận, huyện, thị xã và 23 giấy khen dành cho thí sinh ngoại thành có thành tích tốt ở vòng sơ khảo trong Cuộc thi. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi năm nay lên tới hơn 3.5 tỷ đồng.

Phát biểu tại lễ bế mạc, trao giải, ông Gavan Iacono- Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam chia sẻ: “Các giám khảo quốc tế của cuộc thi năm nay đã không ngần ngại chấm điểm tuyệt đối cho 15 thí sinh có phần thể hiện xuất sắc trong bài thi nói. Tôi vô cùng tự hào khi số lượng và chất lượng thí sinh không ngừng tăng cao sau mỗi năm. Các em học sinh không những đã thể hiện sự tự tin và niềm đam mê với bộ môn tiếng Anh, mà còn nắm vững các kiến thức Tiếng Anh học thuật và các kỹ năng làm bài thi tiếng Anh theo chuẩn khảo thí quốc tế.”

Được biết, Olympic tiếng Anh là một hoạt động mang tính chuyên môn cao hưởng ứng và thực hiện chủ trương của “Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020” và Quyết định số 2080/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Olympic tiếng Anh các cấp hiện đang là kỳ thi duy nhất được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn khảo thí quốc tế, đánh giá học sinh toàn diện cả 4 kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, khuyến khích các em rèn luyện giao tiếp tiếng Anh chuẩn, ngữ pháp đúng, kỹ năng thi cử giỏi, chuẩn bị sẵn sàng cho các kỳ thi tiếng Anh cấp quốc gia cũng như Quốc tế trong tương lai.

Đặc biệt, bài thi Nói trong cuộc thi được chấm điểm bởi các giáo viên bản ngữ tại Language Link Academic đã mang đến trải nghiệm giao tiếp quốc tế cho các thí sinh dự thi.

Gần giành điểm tuyệt đối, nam sinh Hà Nội vô địch cuộc thi Olympic Tiếng Anh

VTC News Tin tổng hợp 08.05.2019

Quán quân cuộc thi năm nay là em Mai Phúc Huy, học sinh trường Tiểu học Lê Quý Đôn quận Hà Đông (Hà Nội) với số điểm 149,5/160.

Sáng 4/5, cuộc thi Olympic Tiếng Anh Tiểu học lần thứ 16 do Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội phối hợp cùng Tổ chức giáo dục Language Link Việt Nam đã bế mạc tại trường Đại học Công Đoàn, Hà Nội.

Cuộc thi năm nay chào đón hơn 1321 thí sinh đến từ 472 trường Tiểu học trên khắp 30 quận, huyện Hà Nội. Từ đó, Ban tổ chức đã lựa chọn ra 216 giải cá nhân có thành tích xuất sắc để trao 11 giải Nhất, 60 giải Nhì, 68 giải Ba và 77 giải Khuyến Khích.

Quán Quân cuộc thi Olympic Tiếng Anh năm học 2018-2019

Quán quân cuộc thi năm nay là em Mai Phúc Huy, học sinh trường Tiểu học Lê Quý Đôn quận Hà Đông với số điểm 149,5/160. Tất cả các em đều nhận được phần thưởng là giấy khen từ Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội và Tổ chức Giáo dục Language Link Việt Nam, cùng với giải thưởng tiền mặt và các suất học bổng để nâng cao trình độ Tiếng Anh.

Ban Tổ chức cũng trao 15 giải tập thể Phòng Giáo dục và Đào tạo của các quận, huyện, thị xã và 23 giấy khen dành cho thí sinh ngoại có thành tích tốt Vòng sơ khả trong Cuộc thi. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi năm nay là hơn 3,5 tỷ đồng.

thi-tieng-anh2

Các thí sinh đạt giải Nhất nhận bằng khen và quà tặng từ đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội và Language Link Việt Nam.

Về kì thi Olympic tiếng Anh Tiểu học

Trải qua 16 kỳ tổ chức với quy mô ngày càng mở rộng, kỳ Olympic tiếng Anh Tiểu học năm nay ghi nhận tăng thêm 19 trường và 100 lượt thí sinh dự thi so với cùng kỳ năm ngoái.

Đại diện Ban tổ chức cuộc thi, Ông Gavan Iacono – Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam chia sẻ: “Các giám khảo quốc tế của cuộc thi năm nay đã không ngần ngại chấm điểm tuyệt đối cho 15 thí sinh có phần thể hiện xuất sắc trong bài thi nói. Tôi vô cùng tự hào khi số lượng và chất lượng thí sinh không ngừng tăng cao sau mỗi năm”.

Olympic tiếng Anh là cuộc thi có cấu trúc bài thi được thiết kế theo chuẩn khảo thí quốc tế, góp phần đẩy mạnh phong trào học Tiếng Anh toàn diện cho học sinh toàn thành phố. Các giám khảo của bài thi Nói là các giáo viên bản ngữ đến từ Language Link Academic đã mang đến trải nghiệm giao tiếp quốc tế cho các thí sinh dự thi.

 Cuộc thi khuyến khích các em rèn luyện giao tiếp tiếng Anh chuẩn, ngữ pháp đúng, kỹ năng thi cử giỏi, chuẩn bị sẵn sàng cho các kỳ thi tiếng Anh cấp quốc gia cũng như quốc tế trong tương lai. 


Trang 19 trong tổng số 28 trang

Đối tác của Language Link Academic

Đối tác của
Language Link Academic

Previous Next

Đăng ký tư vấn ngay!